Công văn 27609/CTBDU-TTHT về hóa đơn chiết khấu thương mại

23/10/2024
311

Ngày 08/10/2024, Cục Thuế tỉnh Bình Dương nhận được văn bản số KPVO110-2024 của CÔNG TY TNHH KEWPIE VIỆT NAM (viết tắt “Công ty”) về việc hóa đơn chiết khấu thương mại và gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế. Qua nội dung văn bản của Công ty, Cục Thuế có ý kiến trả lời như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) quy định nguyên tắc khai thuế, tính thuế:

“Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.”;

Như vậy, theo Luật Quản lý thuế , người nộp thuế tự tính thuế trừ khi cơ quan thuế quy định khác. 

Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh Bình Dương cũng đưa ra ý kiến về chiết khấu thương mại và cách xử lý đối với hóa đơn sai sót. Cụ thể:

– Đối với chiết khấu thương mại, giá tính thuế là giá đã chiết khấu, và chiết khấu phải thể hiện rõ trên hóa đơn. 

+ Các trường hợp chiết khấu dựa trên số lượng hoặc doanh số cần phải điều chỉnh hóa đơn trong kỳ tiếp theo hoặc khi kết thúc chương trình chiết khấu. 

– Đối với hóa đơn có sai sót, người bán cần thông báo hủy hóa đơn và lập mới, hoặc điều chỉnh hóa đơn tùy vào loại sai sót. 

Theo đó, trường hợp Công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại trên hóa đơn.

+ Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Trên hóa đơn điều chỉnh Công ty không ghi số âm do không phải trường hợp hóa đơn sai sót.

Trường hợp Công ty thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế

Trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

Nội dung cụ thể Công văn như sau:

TỔNG CỤC THUẾ

CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

số: 2769/CTBDU-TTHT

V/v hóa đơn chiết khấu thương mại và gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, ngày 21 tháng 10 năm 2024

Kính gửi:

CÔNG TY TNHH KEWPIE VIỆT NAM

Địa chỉ: số 11 VSIPII-A đường số 14, KCN Việt Nam – Singapore II-A, Phường Vĩnh Tân, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Mã số thuế:3701802769

Cục Thuế tỉnh Bình Dương nhận được văn bản số KPVO110-2024 ngày 08/10/2024 của CÔNG TY TNHH KEWPIE VIỆT NAM (viết tắt “Công ty”) về việc hóa đơn chiết khấu thương mại và gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế. Qua nội dung văn bản của Công ty, Cục Thuế có ý kiến như sau:

– Căn cứ khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) quy định nguyên tắc khai thuế, tính thuế:

“Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.”;

1/ Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại:

Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế Giá trị gia tăng hướng dẫn về giá tính thuế:

“Điều 7. Giá tính thuế

22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

…”

– Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 cùa Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

“Điều 10. Nội dung của hóa đơn

6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.

…”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại trên hóa đơn.

Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Trên hóa đơn điều chỉnh Công ty không ghi số âm do không phải trường hợp hóa đơn sai sót.

2/ Đối với trường hợp xử lý hóa đơn sai sót:

– Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

“Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót

1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập đế gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuê.

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS- HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu sô… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa dơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

…”

– Căn cứ công văn số 1647/TCT-CS ngày 10/05/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hóa đơn điện tử.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện gửi Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế; Trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và đối chiếu với các văn bản pháp luật để thực hiện theo đúng quy định.

Trên đây là ý kiến của Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời Công ty biết để thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– LĐ Cục Thuế (Email b/c);
– P.TTKT1…5 (web);

– Lưu: VT, TTHT (T.Vân) (3b).

(241014/ZV09/0001/7401/028153727)

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Mạnh Đông

 

MISA AMIS không chỉ tổng hợp những kiến thức hữu ích về kế toán, giúp kế toán viên trong các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt trong suốt quá trình làm việc, mà còn phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS – một giải pháp quản lý tài chính tổng thể. Các kế toán viên doanh nghiệp có thể đăng ký trải nghiệm MISA AMIS để khám phá giải pháp với nhiều tính năng ưu việt như:

  • Hệ sinh thái kết nối: Liên kết trực tiếp với ngân hàng điện tử, hóa đơn điện tử, và hệ thống quản lý bán hàng, nhân sự, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế, đồng thời đảm bảo vận hành nhanh chóng, trơn tru.
  • Hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Cung cấp đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo Thông tư 133 và Thông tư 200, bao gồm các lĩnh vực như Quỹ, Ngân hàng, Mua bán hàng hóa, Kho, Hóa đơn, Thuế và Giá thành.
  • Nhập liệu tự động thông minh: Tự động hóa việc nhập dữ liệu từ hóa đơn điện tử và nhập khẩu thông tin từ Excel, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót trong quá trình nhập chứng từ.

Dùng thử miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
  yasr-loader
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả