Đáp án tham khảo và hướng dẫn giải đề thi môn Kế toán kỳ thi Đại lý thuế năm 2023

14/06/2023
2561

Kỳ thi Đại lý thuế năm 2023 vừa kết thúc, MISA AMIS tổng hợp, chia sẻ nội dung hướng dẫn giải đề thi môn Kế toán giúp các bạn tham khảo thông tin kiểm tra, đánh giá và xem xét lại phần thi của mình cũng như các bạn có dự định ôn thi sẽ có chiến lược và kế hoạch ôn tập tốt hơn ở các kỳ thi Đại lý thuế tiếp theo. Đọc thêm: Đáp án tham khảo và hướng dẫn giải đề thi môn Pháp luật Thuế kỳ thi Đại lý thuế năm 2023

Nội dung hướng dẫn, giải đáp trong bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia Thầy Võ Hưng – Giảng viên ôn thi CPA, Đại lý Thuế, Công Chức Thuế, F6/TX – ACCA…

Hình 1: Đáp án tham khảo và hướng dẫn giải đề thi môn Kế toán kỳ thi Đại lý thuế năm 2023

1. Lý thuyết 

Câu 1 (2 điểm): Anh chị hãy trình bày:

1-Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Gợi ý: 

– Trung thực,khách quan, không sai sót

– Thông tin thích hợp để dự đoán, phân tích

– Thông tin đầy đủ theo khía cạnh trọng yếu

– Kịp thời, dễ hiểu

– Nhất quán, có thể so sánh

2-Phương pháp kế toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp quy định tại Thông số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Gợi ý:

Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi :

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – DT bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332).

Có TK 3387 – DT chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).

Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).

Câu 2 (2 điểm): Anh/chị hãy trình bày:

1- Cách xác định giá gốc của nguyên vật liệu mua ngoài và giá gốc nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Cho ví dụ minh họa xác định giá gốc nguyên vật liệu mua ngoài.

Gợi ý:

Giá gốc của NVL mua ngoài bao gồm: 

– Giá mua ghi trên hóa đơn, 

– Thuế ko được khấu trừ (thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng NK, thuế BVMT .. (nếu có),)

– Chi phí liên quan (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu

– Số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)

Giá gốc của NVL thuê ngoài gia công chế biến bao gồm:

Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, 

– Chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp

– Tiền thuê ngoài gia công chế biến

2- Nội dung và phương pháp lập chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01), chỉ tiêu Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02), chi tiêu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10), chỉ tiêu Giá vốn hàng bán (Mã số 11) và chỉ tiêu Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Gợi ý:

Chỉ tiêu Nội dung  Phương pháp lập 
DTBH & CCDV (MS01) FA tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của DN Luỹ kế số PS bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo
Các khoản giảm trừ doanh thu (MS02) FA tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản CKTM, GGHB, HBBTL trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) FA số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
Giá vốn hàng bán (Mã số 11):  FA tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm GVHB trong kỳ báo cáo Luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):  FA số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

2. Phần Bài tập

Câu 3 (4 điểm)

Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty Gia Huy trong Quý II/N như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

1- Mang TSCĐ vô hình A đem đi trao đổi lấy TSCĐ vô hình B, nguyên giá TSCĐ A là 600.000, giá trị khấu hao lũy kế của TSCĐ A là 470.000, giá trị hợp lý chưa có thuế GTGT của TSCĐ A là 190.000, thuế GTGT 10%. Giá trị hợp lý chưa có thuế GTGT của TSCĐ B là 400.000, thuế GTGT 10%. Công ty đã chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho đối tác toàn bộ phần chênh lệch giá trị do trao đổi TSCĐ.

2- Vay ngắn hạn ngân hàng mua một lỗ vật liệu X về nhập kho, giá vật liệu niêm yết chưa có thuế GTGT là 500.000, thuế GTGT 10%. Do mua vật liệu với khối lượng lớn nên Công ty đã được người bán cho hưởng khoản chiết khấu thương mại 1% trừ trực tiếp vào giá mua vật liệu phi trên hóa đơn. Vật liệu X đã về nhập kho đủ.

3- Công ty Q đã chấp nhận thanh toán cho lỗ hàng mà Công ty đã gửi đi bán từ kỷ trước, giá vốn hàng gửi bán là 230.000, giá bán lỗ hàng chưa có thuế GTGT là 600.000, thuế GTGT 10%. Công ty ( đã thanh toán ngay 50% giá trị lô hàng bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại Công ty (ở thanh toán sau 15 ngày kể từ ngày giao hàng.

4- Chuyển 20.000 USD bằng tiền gửi ngân hàng để trả nợ khoản vay ngắn hạn ngân hàng, tỷ giá ghi sổ của khoản nợ vay là 1 USD 23.100 đồng, tỷ giá ghi số của tiền gửi ngân hàng là 1 USD = 23.150 đồng, tỷ giá giao dịch thực tế là 1 USD = 23.200 đồng.

5- Nhận được Giấy báo Có của Ngân hàng về khoản nợ phải thu khó đòi của Công ty S đã xử lý xóa sổ nay đòi được, số tiền là 120.000.

6- Xuất kho nguyên liệu A chuyển đến Công ty Z để thuê gia công chế biến, giá xuất kho nguyên liệu là 150.000.

7- Phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như sau:

– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho bộ phận sản xuất sản phẩm là 25.000

– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho bộ phận bán hàng là 10.000

– Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 15.000

8- Khách hàng M trả tiền thuê bất động sản đầu tư trong kỳ bằng tiền gửi ngân hàng, giá cho thuê bất động sản đầu tư trong kỳ chưa có thuế GTGT là 120.000, thuế GTGT 10%, chi phí khấu hao bất động sản đầu tư cho thuê trong kỳ là 70.000.

9- Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại ngày 30/6/N: Vật liệu M và dụng cụ X bị thiếu, đều chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý:

– Vật liệu M bị thiếu 500kg, giá trị là 40.000

– Dụng cụ X bị thiếu 100 chiếc, giá trị là 30.000.

10- Cuối kỳ, trích lập bổ sung các khoản dự phòng tổn thất tài sản như sau:

– Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, số tiền là 40.000

– Trích lập bổ sung dự phòng nợ phải thu khó đòi, số tiền là 55.000

– Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho, số tiền là 30.000

Yêu cầu:

1- Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên trong Quý II/N của Công ty Gia Huy (không lập các bút toán kết chuyển).

2- Căn cứ vào số dư tại ngày 30/6/N của một số tài khoản kế toán sau đây để trình bày vào các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán Quý II/N của Công ty Gia Huy (Công ty đáp ứng giả định hoạt động liên tục):

– Số dư bên Nợ TK 121: 2.132.000

– Số dư bên Có TK 356: 460.000

– Số dư bên Có TK 4118: 360.000

– Số dư bên Nợ TK 217: 3.300.000

– Số dư bên Có TK 2147: 680.000

– Số dư bên Nợ TK 213: 1.200.000

– Số dư bên Có TK 2143: 530.000

Gợi ý:

ĐVT: 1000 đồng

Yêu cầu 1: Định khoản

NV1 a)

Nợ TK 2143 (A): 470.000

Nợ TK 811: 130.000

Có TK 213 (A): 600.000

b)

Nợ TK 213(B): 400.000

Nợ TK 133: 40.000

Có TK 711: 190.000

Có TK 3331: 19.000

Có TK 112: 231.000

NV2 Nợ TK 152: 500.000*99%=495.000

Nợ TK 133: 49.500

Có TK 341: 544.500

NV3 a)

Nợ TK 632

Có TK 157: 530.000

b)

Nợ TK 112: 330.000

Nợ TK 131(Q): 330.000

Có TK 511: 600.000

Có TK 3331: 60.000

NV4 Nợ TK 341: 20.000*23,1

Nợ TK 635: 20.000*0,05

Có TK 112: 20.000*23,15

NV5 Nợ TK 112

Có TK 711: 120.000

NV6 Nợ TK 154

Có TK 152: 150.000

NV7 Nợ TK 627: 25.000

Nợ TK 641: 10.000

Nợ TK 642: 15.000

Có TK 242: 50.000

NV8 a.

Nợ TK 112: 132.000

Có TK 511(7): 120.000

Có TK 3331: 12.000

b.

Nợ TK 632

Có TK 2147: 70.000

NV9 Nợ TK 138: 70.000

Có TK 152: 40.000

Có TK 153: 30.000

NV10 Nợ TK 635: 40.000

Nợ TK 642: 55.000

Nợ TK 632: 30.000

Có TK 229: 125.000

Yêu cầu 2: Xác định các chỉ tiêu trình bày trên Bảng CĐKT

Số dư TK  Chỉ tiêu trình bày trên BCTC
Số dư bên nợ TK 121 : 2.132.000 Chỉ tiêu  được trình bày bên TS – Mục TS ngắn hạn
          => Chỉ tiêu Chứng khoán kinh doanh ( MS 121): 
Số dư bên có TK 356 : 460.000 Chỉ tiêu  được trình bày bên NV – Nợ phải trả – Nợ dài hạn
            => Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 343): 
Số dư bên có TK 4118 : 360.000 Chỉ tiêu  được trình bày bên NV – Nguồn vốn chủ sở hữu
            => Chỉ tiêu Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 414): 
Số dư bên nợ TK 217: 3.300.000 Chỉ tiêu  được trình bày bên TS – Mục TS dài hạn
            => Chỉ tiêu BĐS đầu tư (MS 230): 
                            + Nguyên giá (Mã số 231)
                            + Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 232): 
Số dư bên có TK 2147: 680.000
Số dư bên nợ TK 213: 1.200.000 Chỉ tiêu  được trình bày bên TS – Mục TS dài hạn
            => Chỉ tiêu Tài sản cố định vô hình (Mã số 227): 
                            + Nguyên giá (Mã số 228)
                            + Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229): 
Số dư bên có TK 2143: 530.000

Câu 4 (2 điểm)

Công ty Bình An trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được 2 loại sản phẩm M và N, trong tháng 6/N có tài liệu sau (Đơn vị tính: 1.000đ):

1- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng tập hợp được cho toàn bộ quy trình công nghệ như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.850.000

– Chi phí nhân công trực tiếp: 870.000

– Chi phí sản xuất chung: 980.000

2- Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 2,600 thành phẩm M và 1.600 thành phẩm N đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Yêu cầu:

Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm M và thành phẩm N theo phương pháp hệ số (theo từng khoản mục chi phí).

Tài liệu bổ sung:

– Công ty không có chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng;

– Hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn của sản phẩm M là 1,0 và của sản phẩm N là 1,5.

Gợi ý:

ĐVT: 1000 VNĐ

Đối tượng tính giá thành: Sản phẩm M & sản phẩm N

Cuối kỳ không có sản phẩm dở dang

Xác định số lượng sản phẩm quy đổi tương đương

Nội dung SP M SP N Tổng sản phẩm tiêu chuẩn quy đổi
Số lượng sản phẩm hoàn thành 2600 1600  
Hệ số quy đổi sang SP tiêu chuẩn                                                           1.0                                                      1.5   
Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn  2,600  2,400  5,000 

Phiếu tính giá thành sản phẩm

KHOẢN MỤC ĐVT CPSX DD ĐK CPPS TK CPSX DD CK TỔNG GIÁ THÀNH GIÁ THÀNH ĐV sản phẩm tiêu chuẩn GIÁ THÀNH ĐV SP A GIÁ THÀNH ĐV SPB
    (1) (2) (3) (4)=(1)+(2)-(3) (5)=(4)/5.000 (6)=(5)*1.0 (7)=(5)*1.5
CP NVL TT 1000 VNĐ                 –    1,850,000                    –    1,850,000  370     370                555 
CP NC TT 1000 VNĐ   870,000    870,000  174     174    261 
CP SXC 1000 VNĐ   980,000    980,000  196     196  294 
TỔNG  1000 VNĐ           –    3,700,000              –        3,700,000  740  740  1,110 
Số lượng SP hoàn thành SP                           5,000  2600 1600

Giá thành đơn vị sản phẩm A  Giá thành đơn vị Tổng giá thành
(2600 SP)
CPNVLTT  370                                                                                962,000 
CPNCTT 174                                                                                452,400 
CPSXC 196                                                                                509,600 
TỔNG 740  1,924,000 

Giá thành đơn vị sản phẩm B  Giá thành đơn vị Tổng giá thành (2600 SP)
CPNVLTT  555  888,000 
CPNCTT 261  417,600 
CPSXC 294  470,400 
TỔNG   1,110  1,776,000 

Lưu ý: Bài chữa mang tính chất tham khảo.

Đôi nét về thầy Võ Hưng

Thầy Võ Hưng – Giảng viên ôn thi CPA, Đại lý Thuế, Công Chức Thuế, F6/TX – ACCA…

 – Tổng Giám Đốc Hệ sinh thái dịch vụ Pháp luật doanh nghiệp và Đấu giá tài sản

 – Quản lý tài chính và Kế toán trưởng cho các công ty 100% vốn FDI của Đức.

– Giám đốc đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Thuế và Kế toán Võ Hưng.

– Giảng viên thỉnh giảng các môn học Thuế và Kiểm toán thực hành tại các Viện, trường ĐH trên địa bàn HN.

– Đào tạo Inhouse về Thuế cho các Tập đoàn kinh tế, Doanh nghiệp, Tổ chức NGO, Ngân hàng Thương Mại và tổ chức tín dụng…  

Thầy Võ Hưng là chuyên gia trong ngành có nhiều học viên đạt Thủ khoa, Á khoa, đạt điểm cao trong các chương trình luyện thi chứng chỉ nghề toàn quốc. Phương pháp học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật và ôn thi kỷ luật thép, kiến thức thực tế rộng và ứng dụng tối ưu hóa Thuế trong tư vấn doanh nghiệp, tư vấn Thuế ngoài giờ học.

Tham khảo hướng dẫn giải chi tiết đề thi Kế toán – Đại lý Thuế 2023 tại: https://www.youtube.com/watch?v=AjAXRaI54_o 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 4.8]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả