Tài chính - kế toán Mẫu biểu, quy định Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc từ 1/1/2023 theo Thông tư...

Ngày 30/12/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 79/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành. Trong đó, đặc biệt liên quan tới công tác kế toán doanh nghiệp và quyền lợi của người lao động là thay đổi quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với con cái được đề cập tại Điều 1 Thông tư này. 

1. Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế TNCN là những đối tượng nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các đối tượng được xem là người phụ thuộc để xem xét giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế TNCN:

Hình 1: 04 nhóm đối tượng được xem là người phụ thuộc để xem xét giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế TNCN (Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC)
  • Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
    • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng);
    • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động;
    • Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
    • Con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm:
    • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế;
    • Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế;
    • Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột;
    • Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc mới nhất 2023

Thông tư số số 79/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2023, đồng nghĩa với thời điểm bắt đầu áp dụng các quy định mới về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc bắt đầu từ 1/1/2023. 

Quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc mới nhất theo Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC cụ thể như sau:

Đối tượng Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc Điểm mới so với quy định cũ (**)
1. Đối với con
Con dưới 18 tuổi – Ảnh chụp Giấy khai sinh 

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).

– Có thể sử dụng Căn cước công dân
Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động – Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).

– Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

– Có thể sử dụng Căn cước công dân
Con đang theo học tại các bậc học (*) – Bản chụp Giấy khai sinh.

– Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.

Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng Ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: 

– Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

2. Đối với vợ hoặc chồng – Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

– Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.

– Có thể sử dụng Căn cước công dân

– Có thể sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)

3. Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp – Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Có thể sử dụng Căn cước công dân
4. Đối với các cá nhân khác – Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh.

– Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

– Có thể sử dụng Căn cước công dân
Trường hợp các đối tượng nhóm 2, 3, 4 nêu trên trong độ tuổi lao động Ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động:

– Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

– Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

(*) theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

(**) tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Đặc biệt, 

Kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo hoàn thành việc kết nối dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người nộp thuế không phải nộp các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc nêu trên nếu thông tin trong những giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

>> Có thể bạn quan tâm: Các công việc kê khai, nộp thuế trong 3 tháng đầu năm 2023 kế toán cần nhớ

Phục vụ cho mục đích xây dựng công dân số, xã hội số và Chính phủ số, Chính phủ thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Có thể thấy, tới hết năm 2022, bước đầu, trọng tâm của đề án là cấp và quản lý Căn cước công dân và tạo lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã cơ bản được thực hiện. Những lợi ích của thẻ Căn cước công dân gắp chíp và Cơ sở dữ liệu quốc gia đã dần được phát huy. 

Trong đó, việc tích hợp thông tin người phụ thuộc đi cùng với chủ thẻ Căn cước, các thông tin, giấy tờ chứng minh người phụ thuộc được cơ bản đồng bồ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp cho cả người lao động và doanh nghiệp giảm bớt nhiều thủ tục hành chính phức tạp, tiết kiệm thời gian kê khai, kiểm tra, xử lý. 

Lưu ý: Đối với từng địa phương, tình hình kết nối dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là khác nhau, bạn đọc cần tra cứu thông báo mới nhất của Cơ quan quản lý thuế địa phương để xác định các giấy tờ chứng minh người phụ thuộc chưa được cập nhật, từ đó, bổ sung các giấy tờ cần thiết, đảm bảo hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là đầy đủ, đúng quy định. 

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ quy định về các nhóm đối tượng được xem là người phụ thuộc để xem xét giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế TNCN và hồ sơ chứng minh tương ứng cho từng nhóm đối tượng theo các quy định hiện hành. Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo
  • ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Nguyễn Tuấn Dũng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]