Vietcombank là một trong bốn doanh nghiệp lớn nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng ở nước ta. Trải qua nhiều năm xây dựng, ngân hàng đã có hệ thống quản trị ổn định, bộ máy tổ chức khoa học. Do vậy, cơ cấu tổ chức Vietcombank luôn được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu.
Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ gửi đến bạn những thông tin về lịch sử, mục tiêu và cơ cấu hoạt động hiệu quả hiện tại của Vietcombank.
I. Tổng quan về ngân hàng Vietcombank
1. Lịch sử phát triển
Vietcombank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, đi vào hoạt động từ năm 1963. Tiền thân của tổ chức là Cục Ngoại hối, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đây cũng là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thí điểm mô hình cổ phần hóa. Bởi vậy đến năm 2008, Vietcombank chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2009, cổ phiếu với mã chứng khoán VCB chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, Vietcombank đã trở thành một ngân hàng đa năng, đa lĩnh vực. Khách hàng sẽ tìm thấy mọi dịch vụ tài chính như huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… tại đây. Mảng dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được đẩy mạnh với hệ thống Autobank hơn 2.500 máy ATM và hơn 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc.
Tổ chức liên tục được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới do Tạp chí The Banker công bố. Không chỉ vậy, Vietcombank cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu theo Forbes.
Tìm hiểu chi tiết về cơ cấu tổ chức Vinamilk – cơ cấu tổ chức công ty cổ phần có gì đặc biệt?
2. Các hoạt động kinh doanh chính của Vietcombank
Từ năm 2016 đến 2022, Vietcombank mở động đa dạng hóa kinh doanh, hỗ trợ tất cả đối tượng khách hàng với hệ thống dịch vụ sau:
- Đối với cá nhân: Mở tài khoản, mở thẻ tiết kiệm, chuyển tiền và đầu tư, cho vay vốn cá nhân…
- Đối với doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ trả séc, trả lương tự động hàng tháng, thanh toán hóa đơn, dịch vụ cho vay, thuê mua tài chính… Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu trong, ngoài nước và kinh doanh ngoại tệ.
- Đối với định chế tài chính: Vietcombank có dịch vụ tài khoản, kinh doanh viên, tài trợ thương mại…
- Đối với hoạt động ngân hàng điện tử: Vietcombank phát triển mọi tính năng ngân hàng trực tuyến, SMS banking, Phone banking hay ví VCB Money…
3. Mục tiêu hoạt động
Trong tầm nhìn đến năm 2025, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2 tỷ USD sau 5 năm, gấp đôi mức 1 tỷ USD của năm 2020.
Chiến lược xuyên suốt cơ cấu tổ chức Vietcombank là giảm thiểu rủi ro song hành cùng tăng trưởng mạnh mẽ ở mảng tín dụng. Qua đó, ngân hàng có thể gia tăng khả năng huy động vốn, nâng tổng giá trị tài sản cao hơn.
Ngoài ra, Vietcombank cũng quyết tâm trở thành ngân hàng đứng đầu về trải nghiệm khách hàng, chất lượng nguồn nhân lực và là ngân hàng số tốt nhất.
Mỗi vị trí tổ chức trong công ty cổ phần đều có chức vụ, quyền hạn khác nhau để giúp công ty hoạt động và phát triển. Để làm tốt nhiệm vụ đó, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook chuyên sâu:
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XUẤT SẮC |
II. Cơ cấu tổ chức Vietcombank
1. Giới thiệu chung về bộ máy
Để đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng, công tác quản trị điều hành tại Vietcombank đã thay đổi hoàn toàn cách làm việc truyền thống, hướng đến phương thức vận hành hiện đại. Ngoài việc thực thi nhiều chính sách linh hoạt, ngân hàng còn tích cực cải tiến hệ thống để tạo ra nền tảng vững chắc cho các hoạt động khác.
Với các mục tiêu thách thức đến năm 2025, cơ cấu tổ chức Vietcombank tiếp tục được kiện toàn, chuẩn hóa. Tổ chức cũng đổi mới cơ chế nhân sự và đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ. Cụ thể, cách thức phân bổ bộ máy của Vietcombank như sau:
- Các công ty con thuộc ngân hàng Vietcombank:
- Công ty con Chứng khoán Vietcombank.
- Công ty con Cho thuê Tài chính Vietcombank.
- Công ty con Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank.
- Công ty con Tài chính Việt Nam Vinafico trụ sở tại Hồng Kông.
- Công ty con Liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.
- Công ty con Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank.
- Các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng và đơn vị thành viên:
- Trụ sở chính Vietcombank tại Hà Nội.
- 116 Chi nhánh.
- 474 phòng giao dịch.
- 1 văn phòng đại diện ở phía Nam (trong nước).
- 1 văn phòng đại diện ngân hàng ở Singapore.
- 1 văn phòng đại diện ở Mỹ.
- 3 đơn vị sự nghiệp.
- Các trung tâm xử lý tiền mặt ở Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Cùng với đó, Vietcombank hiện có hơn 20.062 cán bộ nhân viên.
Xem thêm: Các phòng ban trong công ty có chức năng như thế nào?
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức do chính Vietcombank cung cấp gồm có 3 cấp lãnh đạo, quản lý cùng rất nhiều phòng ban, khối chuyên môn nghiệp vụ:
Có thể thấy, Vietcombank cơ cấu tổ chức theo từng tuyến chức năng. Cách thức phân cấp này giúp doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng của các giám đốc, phòng ban.
Mỗi bộ phận có trách nhiệm rõ ràng tạo thành sự thống nhất tập trung cao độ. Nhân sự luôn tuân thủ đúng quy trình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặt khác, họ cũng dễ dàng tìm kiếm các đầu mối liên hệ để phối hợp liên thông nhiều nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, Vietcombank mở rộng thêm những ủy ban, hội đồng giám sát nội bộ nhằm hạn tối đa trường hợp vi phạm, sai sót hoặc gian lận tài chính. Điều này đảm bảo môi trường làm việc minh bạch, công tâm cũng như khẳng định sự chuyên nghiệp giúp khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ.
Phần mềm MISA AMIS Công việc – Phần mềm quản lý điều hành doanh nghiệp tốt nhất
III. Lời kết
Cơ cấu tổ chức Vietcombank tạo nên một bộ máy vận hành vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt. Vietcombank không chỉ kiểm soát tốt vấn đề nội bộ mà còn cam kết đi theo các quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Chính những yếu tố này đã góp phần đưa Vietcombank trở thành ngân hàng hàng đầu, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.