[DOWNLOAD] Chỉ dẫn các giải pháp công nghệ cần có cho lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp năm 2023

17/09/2022
2017

Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ là nhiệm vụ cấp thiết để doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và tăng trưởng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầu tư xứng đáng vào công cuộc này do khó khăn về nguồn lực, ngân sách và kiến thức. 

Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số chỉ dẫn giúp doanh nghiệp nắm được những công nghệ quan trọng cần có theo từng giai đoạn của lộ trình chuyển số. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng soi chiếu để lựa chọn nhà cung cấp giải pháp phù hợp nhất. 

I. Các giai đoạn của lộ trình chuyển đổi số cơ bản

Việc phân chia lộ trình chuyển đổi số chưa có công thức chung cho tất cả các công ty, tổ chức. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng dự án USAID LinkSME để nghiên cứu và rút ra 3 giai đoạn cơ bản làm cơ sở triển khai cho doanh nghiệp: 

1. Giai đoạn 1

Trước khi bắt đầu khởi động giai đoạn 1, doanh nghiệp cần có thời gian xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Chiến lược này dựa trên các phân tích, đánh giá khách quan về môi trường bên ngoài và tình trạng thực tế của tổ chức. Đây là căn cứ xác định điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức và mục tiêu cụ thể khi doanh nghiệp chuyển mình từ mô hình truyền thống sang hiện đại hóa, công nghệ hóa. 

tập trung vào mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số
Giai đoạn đầu chuyển đổi số doanh nghiệp nên tập trung vào mục tiêu và chiến lược

Sau khi có được bức tranh tổng quan cùng định hướng mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp cần tập trung chuyển đổi từ mô hình kinh doanh trước tiên. Bằng cách đầu tư vào kênh thương mại điện tử, tiếp thị trực tuyến hay tổng đài chăm sóc, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm, tăng số lượng khách hàng tiềm năng. 

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên triển khai những giải pháp quản trị theo yêu cầu của nhà nước như nghiệp vụ kế toán, khai báo bảo hiểm, khai báo thuế, hóa đơn điện tử. 

2. Giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, doanh nghiệp chuyển hướng sang chuyển đổi mô hình vận hành, cải tiến môi trường làm việc. Trọng tâm giai đoạn này là hoàn thiện hệ thống hoạch định nguồn lực, quản trị nhân sự từ chấm công, tính lương đến quản trị công việc, báo cáo tức thời. Các nghiệp vụ bán hàng, tiếp thị cũng được tiến hành song song nhằm nâng cao hiệu quả tìm kiếm, quản trị bán hàng thông minh. 

3. Giai đoạn 3

Cuối cùng, doanh nghiệp cần kết nối hệ thống kinh doanh và vận hành, tổng hợp dữ liệu thu được để tối ưu những hoạt động đã triển khai. Tùy theo quy mô, điều kiện nguồn lực mà doanh nghiệp có thể đầu tư thêm hệ thống công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp đạt được cam kết cao hơn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu cho khách hàng và nội bộ tổ chức. 

>> Hướng dẫn lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

II. Các giải pháp công nghệ trọng tâm hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp 

Như vậy, lộ trình chuyển đổi số của một doanh nghiệp thường bao gồm những giải pháp công nghệ dưới đây: 

1. Hệ thống quản trị bán hàng đa kênh 

Hệ thống quản trị bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp tạo dựng “cửa hàng số” trên nhiều kênh khác nhau như Website, Facebook, sàn thương mại điện tử,… Thay vì phải theo dõi và giám sát đơn lẻ, công nghệ mới cho phép quản lý trên cùng một hệ thống. Mọi công việc như tiếp cận khách hàng, nhận đơn, xuất kho, thanh toán đều được duy trì liên tục, cập nhật đều đặn. 

quản trị bán hàng đa kênh
Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng hiện đại khiến hệ thống quản trị bán hàng ngày càng quan trọng

2. Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng

Các chức năng chính của giải pháp quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là: 

  • Xem chi tiết lịch sử tương tác, thông tin giao dịch. Phân loại, phân nhóm khách hàng theo đặc điểm. Ví dụ, doanh nghiệp có thể phân chia các nhóm khách hàng cũ, khách hàng có nhu cầu mua ngay hay người quan tâm. 
  • Quản lý quy trình bán hàng, tối ưu phễu bán hàng từ data sẵn có để tăng tỷ lệ chốt đơn, góp phần thúc đẩy doanh số. 
  • Hỗ trợ Marketing khi cung cấp data tiềm năng cho hoạt động gửi Email, gửi tin nhắn hoặc chạy quảng cáo đa kênh. 
  • Bổ sung nhiều tác vụ nâng cao cho chiến dịch Marketing tự động, bán hàng tự động, chăm sóc định kỳ… 

3. Giải pháp thanh toán, giao nhận trực tuyến

Giải pháp thanh toán trực tuyến mô tả các cổng thanh toán, ví điện tử, app điện tử của ngân hàng. Những ứng dụng này đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự linh hoạt, tiện lợi và nhanh chóng. 

giải pháp thanh toán trực tuyến
Giải pháp thanh toán trực tuyến

Trong khi đó, giao nhận trực tuyến là dịch vụ giao hàng, vận chuyển của bên thứ ba. Thông qua phần mềm quản lý bán hàng, những đơn hàng sau khi được xác nhận sẽ tự động cập nhật cho các bên liên quan. Người bán cùng khách hàng đều theo dõi được tiến trình vận đơn nhằm giảm thiểu sai sót, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

4. Hệ thống quản trị nhân sự 

Bài toán quản trị nhân sự thường khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu” vì mức độ phức tạp của các nghiệp vụ. Do đó, một hệ thống quản trị đồng bộ thông tin nhân viên, lương thưởng, hợp đồng cùng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng sẽ đem đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Nhà quản lý, lãnh đạo không chỉ nắm bắt diễn biến quy hoạch nhân sự mà còn đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian làm việc.  

5. Giải pháp xây dựng môi trường làm việc số 

Bộ giải pháp xây dựng môi trường làm việc số có nhiệm vụ xây dựng kênh tương tác thường xuyên, trao đổi dữ liệu nội bộ, quản trị dự án – công việc theo tiến độ và báo cáo, đánh giá kết quả đa chiều. Việc tự động hóa những quy trình liên phòng ban tạo nên môi trường lý tưởng cho nhân viên. Mặt khác, nó cũng hỗ trợ người quản lý, lãnh đạo ra định hướng chiến lược, giải quyết điểm nóng một cách kịp thời. 

Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc số toàn diện

Ví dụ, hiện nay gói giải pháp thiết lập văn phòng số toàn diện MISA AMIS chính là một trong những lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp trên thị trường. Với 7 phần mềm quản lý, điều hành công việc tối ưu như phần mềm quản lý công việc, quy trình, tài sản, dữ liệu, mạng xã hội giao tiếp nội bộ, văn phòng số MISA AMIS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả trên một nền tảng duy nhất. 

Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng nâng cao trải nghiệm làm việc không giới hạn không gian, địa điểm mà vẫn đảm bảo năng suất cao nhất qua hệ thống đánh giá, giám sát quy trình chặt chẽ và báo cáo real-time. Đồng thời, việc đồng bộ dữ liệu giữa các phần mềm nghiệp vụ khác cũng diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn để đội ngũ không phải chuyển đổi thao tác liên tục, giảm thiểu tỷ lệ sai sót thông tin và chờ đợi phê duyệt.

6. Chữ ký số 

Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm chữ ký số để bảo đảm tài liệu, thông tin gửi đi không bị giả mạo. Một số hình thức cơ bản hiện có là chữ ký số trên USB, trên SIM hoặc trên các thiết bị ký số tập trung HSM.

7. Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP 

Giải pháp ERP được cấu thành bởi nhiều nhóm chức năng là Kế toán, tài chính, quản trị kho, quản trị bán hàng, quản trị nhân sự, quản lý điều hành công việc… Vì vậy, ứng dụng hệ thống ERP tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động cải tiến công việc toàn diện. Người lãnh đạo cũng có cái nhìn tổng quan hơn về kế hoạch hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. 

Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu, đặc thù kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tích hợp nhiều công nghệ khác như dịch vụ phân tích dữ liệu, dịch vụ lưu trữ đám mây, ứng dụng công nghệ Iot, công nghệ thực tế ảo… 

[DOWNLOAD MIỄN PHÍ] TỔNG HỢP CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TRỌNG TÂM CHO DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ 

III. Các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu 

Hiện nay, các nhà cung cấp trên thị trường được chia thành 2 nhóm chính là đơn vị trong nước và nước ngoài. Mỗi bên lại có những ưu, nhược điểm riêng phù hợp với yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp. 

Nhà cung cấp trong nước Nhà cung cấp nước ngoài
Ưu điểm
  • Sản phẩm đầu ra bám sát thực tế thị trường, thấu hiểu doanh nghiệp nội địa. 
  • Chi phí triển khai thấp, phù hợp với nhiều loại quy mô. 
  • Ngôn ngữ Việt hóa hoàn toàn, giao diện thân thiện và tính năng dễ sử dụng. 
  • Có đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ tận tình. 
  • Các giải pháp công nghệ hiện đại, ứng dụng hệ thống tư duy quản trị thông minh.
Nhược điểm 
  • Hạn chế về khả năng mở rộng, kết nối và cập nhật công nghệ kỹ thuật tiên tiến. 
  • Nhà cung cấp trong thường thường triển khai giải pháp đóng gói, ít lựa chọn tùy biến cho người dùng. 
  • Chi phí sử dụng cao, nhiều tính năng không thực sự phù hợp với thị trường nội địa. 
  • Doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần ưu tiên nhà cung cấp nước ngoài có đối tác tại Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. 
Đơn vị tiêu biểu Nhà cung cấp trong nước: Bravo, Fast, MISA AMIS, Ecount… Nhà cung cấp nước ngoài: Hubspot, Odoo, SAP, Salesforce, Bitrix24…

Trong đó, nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số uy tín, đa dạng tính năng và kết nối liên thông thì không thể bỏ qua bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số. Với MISA AMIS, mọi nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp sẽ được vận hành, quản lý tập trung trên một kênh duy nhất.  

Đặc biệt, MISA AMIS Văn phòng số đáp ứng mọi quy mô doanh nghiệp từ siêu nhỏ, nhỏ, vừa đến lớn. Doanh nghiệp có thể tối ưu từng bước các nghiệp vụ cốt lõi theo đúng lộ trình chuyển đổi số đã đề ra. Từ đó, nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất và lợi nhuận vượt bậc. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả