Khi nhắc đến những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu nhất hiện nay, CEO của Apple – Tim Cook là cái tên không thể bỏ qua. Với phong cách quản lý bản lĩnh và khác biệt, ông đã tạo ra nhiều thay đổi ấn tượng giúp khẳng định vị thế hàng đầu của Apple trên thị trường. Vậy phong cách lãnh đạo của Tim Cook là gì? Các nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ thành công của ông? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Tim Cook là ai?
Tim Cook là kỹ sư công nghiệp, doanh nhân và nhà điều hành nổi tiếng người Mỹ. Ông được biết đến nhiều nhất với cương vị CEO của tập đoàn công nghệ hàng đầu Apple.
Về hành trình sự nghiệp, ông từng có thời gian dài gắn bó với tập đoàn công nghệ đình đám IBM. Tiếp đó, ông giữ chức giám đốc điều hành bộ phận bán lẻ cho Intelligent Electronic và là Phó chủ tịch của thương hiệu máy tính Compaq.
Sau khoảng thời gian trên, Tim Cook gặp gỡ Steve Jobs và được mời về làm việc cho Apple từ tháng 3 năm 1998. Ông đảm nhận vị trí Phó chủ tịch cấp cao trước khi trở thành CEO Apple vào năm 2011.
Nối tiếp những thành công của Steve Jobs, Tim Cook thực hiện được nhiều thay đổi lớn, định hình lại phong cách làm việc và tư duy trong bộ máy nhân sự. Bằng cách tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp, loại bỏ các nhân tố làm giảm hiệu suất, Tim Cook đã góp phần tăng trưởng doanh thu của Apple lên mức kỷ lục vào năm 2018 với con số 265.6 tỷ USD.
Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần xây dựng phong cách lãnh đạo để tác động, tập hợp, thu hút đội ngũ đi theo những quyết định, đường hướng mà bạn đề ra. Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng để người đứng đầu hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS mời bạn tham khảo ngay bộ Ebook chuyên sâu hơn về chủ đề này:
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022 – LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN? |
II. Phong cách lãnh đạo của Tim Cook và hành trình 10 năm dẫn dắt Apple
Để đạt được những thành tựu đó, người ta tin rằng yếu tố quan trọng nằm ở phong cách lãnh đạo của Tim Cook. Ông sở hữu phong cách quản lý dân chủ khác biệt song cũng kế thừa một số đặc điểm từ phong cách độc đoán của Steve Jobs.
Cụ thể, Tim Cook tạo nên sự gắn kết chặt chẽ khi đặt niềm tin vào những người xung quanh. Mỗi nhân viên của Apple được khuyến khích xây dựng sự độc lập, tự tin và chủ động cải tiến công việc.
Ngoài ra, ông có phong thái điềm đạm, dễ gần, đề cao tinh thần đồng đội cũng như thường phân tích minh bạch mọi vấn đề. Ông truyền cảm hứng cho nhân viên thông qua những chính sách tích cực nhằm thúc đẩy sự hợp tác cao nhất.
Tuy nhiên, ông cũng áp dụng yêu cầu kỷ luật nghiêm khắc, đặt kỳ vọng cao với nhân viên. Điều này tạo nên áp lực vừa đủ để họ không ngừng cố gắng, nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, dù lãnh đạo theo hướng dân chủ thoải mái nhưng Tim Cook vẫn đạt được kết quả mà tất cả các chủ doanh nghiệp khao khát: mở rộng dịch vụ và tăng trưởng doanh thu ấn tượng.
III. Bài học từ phong cách lãnh đạo của Tim Cook
Trên thực tế, trong quá trình lãnh đạo một tập đoàn lớn như Apple, Tim Cook cũng gặp nhiều khó khăn. Ông phải không ngừng trau dồi, thử nghiệm cách làm mới. Dưới đây là những bài học quan trọng nhất được rút ra từ phong cách lãnh đạo của Tim Cook:
1. Luôn lắng nghe
Chia sẻ về con người Tim Cook, mọi người nhận thấy rằng ông là người trầm tính, có phần dè dặt khi tiếp xúc lần đầu tiên. Bởi lẽ, ông có xu hướng lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh nhiều hơn phản hồi và tranh cãi liên tục.
Nhờ thói quen trên, ông thường có thời gian suy ngẫm, đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ. Đây là kinh nghiệm đắt giá mà tất cả mọi người cần ghi nhớ để ứng dụng vào các cuộc đàm phán. Lắng nghe nhiều hơn cho phép bạn xâu chuỗi sự kiện, sắp xếp luận điểm logic và đưa ra phản hồi chuẩn xác, sắc sảo.
2. Tin tưởng vào đồng nghiệp và cộng sự
Đặc điểm phong cách lãnh đạo của Tim Cook là ông luôn tin tưởng, chia sẻ trách nhiệm cùng đồng nghiệp. CEO của Apple hiểu rằng việc ủy quyền, trao trọng trách đúng người không chỉ giúp ông giảm bớt gánh nặng mà còn khai thác được những ý tưởng tuyệt vời. Bởi vậy, ông không áp đặt quan điểm cá nhân mà chủ động để các chuyên gia làm việc của họ.
Chẳng hạn như Phó chủ tịch Philip W. Schiller – người đảm nhận việc tiếp thị tại Apple đã tạo nên hình ảnh thương hiệu đẳng cấp dưới sự cho phép toàn quyền của Tim Cook trong suốt 14 năm qua.
3. Khiêm tốn học hỏi
Không bao giờ quên điểm xuất phát hay “ngủ quên trên chiến thắng” được xem như tiêu chí lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Tim Cook. Ông thường xuyên ghé thăm cửa hàng nhằm tương tác, trực tiếp lắng nghe khách hàng. Ông cũng kiểm tra email và tự mình giải đáp vấn đề của người dùng nếu có thời gian.
Trả lời về quan điểm này, ông khẳng định: Bạn không nên để mình trở nên thiển cận, đặc biệt khi bạn đang giữ vai trò CEO. Sự khiêm tốn học hỏi sẽ mang lại tiềm năng phát triển cho những nhà lãnh đạo dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá.
4. Tôn trọng sự khác biệt trong tập thể
Chia sẻ với Businessweek, Tim Cook cho rằng một người lãnh đạo phải tôn trọng điểm khác biệt giữa các thành viên. Chính sự đa dạng về tư duy, phong cách trong tập thể sẽ tạo nên yếu tố cạnh tranh, bổ sung hoàn thiện hiệu quả công việc. Đồng thời, nó giúp mọi người tự tin thể hiện quan điểm, cùng nhau phấn đấu phát triển.
>> Xem thêm: Phần mềm dành cho lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
5. Chấp nhận rủi ro
Tim Cook là người dám đương đầu với rủi ro để tìm kiếm hướng đi, cơ hội mới. “Chấp nhận rủi ro có thể mang đến thất bại, nhưng nếu không thất bại thì làm sao có được khả năng thành công”, ông chia sẻ. Vì lẽ đó, trong những thời điểm lưỡng lự, các nhà lãnh đạo cần biết cách ra quyết định quyết đoán, mạnh mẽ, sẵn sàng phương án giải quyết khó khăn.
6. Chấp nhận cái sai để sửa đổi
Ở bài học này, Tim Cook noi theo phong cách quản lý của Steve Jobs: “Steve có đủ can đảm để nhận lỗi sai của mình. Đó là một tài năng, một tài năng đáng học hỏi”.
Người đứng đầu doanh nghiệp phải có tinh thần cầu tiến, thừa nhận sai lầm để khắc phục. Từ đó, họ mới cải thiện chất lượng hoạt động kịp thời, cùng đội ngũ hướng về phía trước. Ngược lại, những người bảo thủ, chọn cách trốn tránh trách nhiệm tất yếu sẽ đánh mất niềm tin của nhân viên và thất bại.
7. Tin tưởng và theo đuổi những điều đúng đắn
Khác với người quản lý hay nhân viên, những quyết định của người lãnh đạo thường mang tính chiến lược lâu dài. Nó thể hiện tầm nhìn và tham vọng về vị thế của doanh nghiệp trong tương lai. Người lãnh đạo tài giỏi phải xác định mục tiêu cụ thể, nghiên cứu những yếu tố tác động và tin vào các quyết định của bản thân.
Tim Cook nhấn mạnh rằng tập trung hoàn thành các mục tiêu đặt ra chính là lý tưởng Apple theo đuổi suốt thời gian qua. Điều này giúp sản phẩm của công ty không những đa dạng hình thức, tính năng mà còn giữ được chất lượng top đầu thế giới.
8. Tuân thủ các nguyên tắc riêng
Tố chất của người lãnh đạo tài ba được tìm thấy qua các nguyên tắc, cách thức quản lý của mỗi cá nhân. Người đứng đầu cần có “bí quyết” thành công được đúc kết từ lý thuyết, kinh nghiệm của chuyên gia cùng trải nghiệm của chính bản thân.
Như vậy, bên cạnh việc học hỏi, người lãnh đạo không nên chỉ áp dụng mọi thứ theo khuôn mẫu của người khác. Công thức chung đó sẽ không đáp ứng chính xác nhu cầu, đặc thù vận hành của tổ chức. Ngoài ra, việc tuân thủ nguyên tắc cũng có thể linh hoạt theo từng trường hợp, tránh tạo thành phong cách lãnh đạo cứng nhắc, bảo thủ.
9. Quản lý công bằng, minh bạch
Phong cách lãnh đạo của Tim Cook coi trọng sự minh bạch như yếu tố thiết yếu giúp doanh nghiệp thành công. Trước những chỉ trích gay gắt về tiêu chuẩn nghiêm khắc với nhân viên Apple trên toàn cầu, ông đã mở cửa để công chúng trực tiếp quan sát cách thức công ty hoạt động. Nhờ đó, ông xóa tan mọi nghi ngờ cũng như thiết lập quy chuẩn hoàn toàn mới trong lĩnh vực quản lý điều hành doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC – CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
IV. Lời kết
Có thể nói, Tim Cook là nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nhân, CEO, lãnh đạo doanh nghiệp khác trên khắp thế giới. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm Steve Jobs nhưng phong cách lãnh đạo của Tim Cook vẫn khẳng định những ưu điểm riêng nổi bật.
Đặc biệt, các bài học hữu ích bên trên có thể giúp bạn tham khảo, ứng dụng thực tế vào quá trình hình thành phong cách quản lý của chính mình. Chúc bạn thành công!