Điểm danh những ứng dụng của Blockchain trong thực tiễn 

25/08/2022
1776

Mặc dù Bitcoin và giao dịch tiền điện tử là những ứng dụng đầu tiên được biết đến rộng rãi của công nghệ Blockchain, nhưng ngày nay, chúng không còn là công nghệ duy nhất. Trên thực tế, ứng dụng của Blockchain đang cách mạng hóa hầu hết mọi ngành nghề với nhiều thành tựu tiêu biểu.

ứng dụng Blockchain trong thực tiễn
Tìm hiểu những ứng dụng Blockchain trong thực tiễn

I. Những ứng dụng phổ biến nhất của blockchain

Về cơ bản, Blockchain là công nghệ mã hóa dữ liệu thành các khối và liên kết từng khối tạo thành chuỗi dài hơn. Nếu có một giao dịch cần bổ sung thông tin mới, những dữ liệu cũ sẽ không bị mất đi hoặc thay đổi. Điều này tạo nên tính mã hóa và bảo mật mạnh mẽ cho tất cả các thông tin trong chuỗi. 

Vì vậy, hiện nay công nghệ này được các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề như sau: 

1. Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất

Richard Waterhouse, Giám đốc Chiến lược của NBS tin rằng ứng dụng của Blockchain tại lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục tăng cao: “Mặc dù việc áp dụng công nghệ này vẫn chưa thực sự phổ thông nhưng nó chỉ là vấn đề thời gian. Công nghệ Blockchain đang ngày càng được ưa chuộng trong quá trình sản xuất nhờ tối ưu chuỗi cung ứng toàn diện.” 

blockchain trong sản xuất
Blockchain tối ưu chuỗi cung ứng toàn diện trong sản xuất

Chuỗi cung ứng là cơ sở của mọi doanh nghiệp sản xuất và hầu hết trong số đó có khả năng sử dụng cấu trúc phân tán của Blockchain để tổng hợp giao dịch, quản lý tồn kho dễ dàng. Đồng thời, nhà sản xuất có thể giám sát quy trình, đảm bảo chất lượng hàng hóa và nâng cao doanh số bán hàng nhiều hơn qua các công đoạn như:

  • Quản lý kho bãi, nhà máy sản xuất. 
  • Kiểm soát nguyên liệu đầu vào. 
  • Theo dõi số lượng hàng hóa mua vào, bán ra.
  • Kiểm tra quy trình sản xuất. 
  • Truy tìm, xác nhận nguồn gốc, đảm bảo sản phẩm chính hãng.

2. Công nghệ Blockchain trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Blockchain sở hữu một loạt ứng dụng và chức năng hữu ích. Những khối dữ liệu giúp nhà nghiên cứu lưu giữ, trao đổi bệnh án, quản lý việc cung cấp thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân khám chữa bệnh ở bất cứ đâu.

Ngoài ra, Blockchain còn có thể phát hiện chính xác những sai lầm y tế nguy hiểm. Do đó, nó sẽ cải thiện hiệu suất, bảo mật và minh bạch quá trình chia sẻ dữ liệu. 

>> Xem thêm: IoT là gì? Những điều bạn cần biết về ứng dụng của IoT

3. Ứng dụng của Blockchain vào lĩnh vực giáo dục

Hiện tại, các tổ chức giáo dục đã ứng dụng Blockchain chủ yếu tập trung vào công tác lưu trữ và chia sẻ hồ sơ học tập, chứng chỉ đào tạo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này sẽ tiếp tục hiện đại hóa giáo dục ở một số phương diện: tăng cường cơ hội học tập suốt đời, kết nối hợp đồng thông minh, cung cấp quyền sở hữu hồ sơ cho sinh viên hay giảm tỷ lệ gian lận kết quả chứng chỉ… 

Ứng dụng Blockchain trong giáo dục
Blockchain tập trung phòng chống việc gian lận thi cử, làm giả chứng chỉ

Mặt khác, tính bất biến trong ứng dụng của Blockchain cũng được xem như “con dao hai lưỡi” vì loại bỏ khả năng sửa đổi hồ sơ học sinh dù có những lý do chính đáng.

4. Ngành nông nghiệp triển khai Blockchain như thế nào?

Yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng là đảm bảo nguồn gốc chất lượng an toàn. Hệ thống Blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ tổng hợp mọi thông tin nông nghiệp trên nền tảng số sẽ giúp người dùng nắm được các thông tin chính xác về sản phẩm. 

Ví dụ, bằng cách quét mã vạch bạn dễ dàng theo dõi phương pháp nuôi trồng, hành trình sơ chế, đóng gói và vận chuyển đến điểm bán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chính nhà cung cấp có thể quản lý giá bán, chất lượng bảo quản cho sản phẩm của mình. 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

5. Blockchain trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên Blockchain vào năm 2025. Chính vì thế, ứng dụng của Blockchain được xem như “chìa khóa” chuyển đổi số không thể thiếu của lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán.

Dựa trên công nghệ blockchain, các đơn vị tài chính thương mại hợp lý hóa quy trình giao dịch, loại bỏ thủ tục thủ công trên giấy, giảm thiểu thời gian chờ đợi. Nhìn tổng quan, công nghệ Blockchain chủ yếu hướng tới sự tiện lợi, an toàn và nhanh chóng của các hoạt động sau: 

  • Xác minh danh tính khách hàng: Người dùng sẽ được hưởng lợi từ công nghệ xác minh sinh trắc học cho phép thông tin xét duyệt nhanh chóng, hạn chế hành vi đánh cắp danh tính. 
  • Giao dịch liên ngân hàng: Các giao dịch liên ngân hàng trên khắp thế giới sẽ diễn ra tức thời qua Blockchain một cách công khai, minh bạch. 
  • Tối ưu quy trình mua bán tài sản: Bằng cách loại bỏ bên thứ ba, Blockchain giảm chi phí trao đổi tài sản cùng các thủ tục ký kết phức tạp. 

6. Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bán lẻ

Blockchain có ý nghĩa rõ ràng trong việc theo dõi trình trạng, xuất xứ và độ uy tín của các sản phẩm. Nếu một sản phẩm được phát hiện có lỗi kém chất lượng, lịch sử Blockchain sẽ quanh ngược hành trình theo dõi sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng để xác định đơn vị cung cấp và các lô có nguy cơ mắc lỗi tương ứng. Từ đó, nhà bán lẻ thu hồi sản phẩm và khắc phục các vấn đề cung ứng kịp thời, triệt để hơn.

Blockchain trong ngành bán lẻ
Blockchain trong ngành bán lẻ đảm bảo mức độ uy tín cho các sản phẩm

Hiện nay, Walmart – Tập đoàn bán lẻ đa quốc gia của Mỹ là điển hình ứng dụng Blockchain thành công vào việc quản lý nguồn cung cấp thực phẩm, cắt giảm chất thải, cải thiện hiệu quả và tăng khả năng truy xuất nguồn gốc. Động thái này dự báo tương lai phát triển và phạm vi bao trùm của Blockchain mà tất cả các nhà bán lẻ cần quan tâm chú trọng ngay từ hôm nay. 

7. Blockchain và thành tựu trong ngành vận tải, logistic

Trên thực tế, ngành Logistics hay vận tải thường gặp nhiều bất cập do chi phí cao, khó theo dõi tình trạng hàng hóa, dễ phát sinh tai nạn giao thông… Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng của Blockchain sẽ giải quyết những bất cập trên: 

  • Quản lý hàng hóa thông qua mã định danh trên hệ thống blockchain giúp theo dõi từng mặt hàng, thời gian vận chuyển, tồn kho, lưu kho,…
  • Kết hợp với IoT và AI, Blockchain trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn trong các phương tiện vận tải giúp doanh nghiệp tính toán không gian cần có cho lô hàng, phương tiện vận tải cùng mức giá phù hợp.
  • Công nghệ Blockchain xác thực thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì để luôn đảm bảo phương tiện vận tải có trạng thái vận hành tốt nhất. 

>> Theo dõi hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp qua: Bộ câu hỏi đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

8. Công nghệ Blockchain trong du lịch 

Trong những ứng dụng mà công nghệ Blockchain mang lại cho ngành du lịch thì sự ổn định và bảo mật luôn được đánh giá cao. Tính phân cấp của Blockchain giúp cho các thông tin không thể bị mất, đảm bảo mọi giao dịch đều có thể theo dõi được.

ứng dụng Blockchain vào du lịch
Lĩnh vực du lịch lưu trữ, bảo mật thông tin khách hàng hiệu quả nhờ Blockchain

Chẳng hạn, một đại lý du lịch sẽ cần chuyển thông tin khách hàng tới hãng máy bay, đặt khách sạn hay đặt xe đưa đón. Lúc này, công nghệ Blockchain đảm bảo việc truy cập, lưu trữ thông tin cá nhân diễn ra thuận lợi, đáng tin cậy.

Một số ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực du lịch gồm có: 

  • Blockchain có vai trò hữu ích khi theo dõi quá trình vận chuyển hành lý, nhất là đối với những chuyến du lịch xuyên quốc gia.
  • Dịch vụ nhận dạng bằng vân tay, quét mã sẽ tiết kiệm thời gian cho quá trình check in tại các sân bay, khách sạn, địa điểm du lịch.
  • Khách du lịch được phép lựa chọn hình thức thanh toán đa dạng qua ngân hàng toàn cầu, ví điện tử, tiền điện tử…

9. Ứng dụng vào phát triển thương mại điện tử 

Theo các chuyên gia, thị trường hiện nay đang dần chuyển hướng sang thương mại trực tuyến với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Sự dịch chuyển này đặt ra vấn đề về tính bảo mật, quản lý cung ứng, vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng cũng như cách thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. 

Vậy ngành thương mại điện tử có thể triển khai Blockchain như thế nào? Trước tiên, ứng dụng của Blockchain giải quyết vấn đề liên doanh, hợp tác giữa những công ty đa quốc gia nhờ hợp đồng thông minh, tạo điều kiện ký kết liên thông. 

Bên cạnh đó, Blockchain loại bỏ các nhân tố trung gian trong chuỗi cung ứng, thu nhận toàn bộ thông tin của sản phẩm. Người bán được kết nối trực tiếp tới người mua, tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng, đồng thời cắt giảm chi phí quảng cáo.

CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP ĐỒNG BỘ TRÊN NỀN TẢNG HỢP NHẤT MISA AMIS 

II. Ví dụ về các phần mềm ứng dụng công nghệ blockchain tiêu biểu nhất

1. Spotify

Một trong những dịch vụ nghe nhạc phổ biến nhất thế giới hiện nay là Spotify đã từng bước ứng dụng Blockchain vào dịch vụ của mình từ năm 2017. Công ty này mua lại một Startup về Blockchain là Medichain Labs, từ đó Spotify hướng tới phát triển các giải pháp công nghệ như kết nối nghệ sĩ cùng đơn vị bản quyển để cấp phép phát hành ca khúc trên nền tảng.

nền tảng Spotify ứng dụng công nghệ Blockchain
Nền tảng Spotify ứng dụng công nghệ Blockchain vào hoạt động kết nối bản quyền nhạc

2. Medicalchain

Medicalchain là công ty của Anh được cả thế giới biết đến là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ Blockchain phục vụ mục đích tối ưu quá trình lưu trữ, sử dụng hồ sơ y tế điện tử và cung cấp trải nghiệm y học từ xa. Hệ thống này đã phát huy tiềm năng vô cùng ấn tượng do chính các bác sĩ thực tế góp ý thay đổi dựa vào kinh nghiệm làm việc của mình. 

3. Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS 

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần MISA cũng tự hào ứng dụng thành công Blockchain trong nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Nền tảng này bao gồm nhiều ứng dụng nghiệp vụ hàng đầu kết nối thông minh với phần mềm hóa đơn điện tử, dịch vụ ngân hàng, hệ thống kê khai, nộp thuế và hệ thống bảo hiểm trực tuyến. 

Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS ứng dụng công nghệ Blockchain
Nền tảng quản trị MISA AMIS ứng dụng công nghệ Blockchain giúp quản lý doanh nghiệp toàn diện

Nhờ vậy, doanh nghiệp không chỉ bảo mật dữ liệu kinh doanh, dữ liệu khách hàng an toàn mà còn chia sẻ tài nguyên liên thông giữa các phòng ban, làm việc trực việc với đối tác không qua trung gian. Trong tầm nhìn dài hạn, nền tảng MISA AMIS còn là giải pháp chuyển đổi số toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng năng suất, doanh thu một cách vượt bậc.  

ĐĂNG KÝ ĐỂ TRẢI NGHIỆM GÓI TRANG BỊ CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN CHO DOANH NGHIỆP MISA AMIS NGAY HÔM NAY

III. Kết luận 

Tại Việt Nam, ứng dụng của Blockchain đang trở nên phổ biến tại tất các lĩnh vực như dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng (40%), dịch vụ công cộng (30%), giáo dục (30%),… Điều này cho thấy tiềm năng của công nghệ Blockchain và đặt ra yêu cầu đón đầu xu hướng cho các doanh nghiệp muốn tăng sức cạnh tranh, cải tiến sản phẩm dịch vụ và vươn lên vị trí top đầu thị trường. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả