Kiến thức Phương pháp định giá sản phẩm chênh lệch cho sản phẩm giống...

Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất có lý khi doanh nghiệp muốn tăng gấp đôi lượng tiêu thụ bằng cách định giá sản phẩm chênh lệch cho những sản phẩm giống nhau.

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng của họ. Chính vì thế, khi doanh nghiệp định giá sản phẩm cần cân nhắc rất nhiều yếu tố để làm sao thuyết phục được nhiều khách hàng nhất.

Trong thực tế, khi có quá nhiều sự lựa chọn, khách hàng sẽ càng khó lựa chọn. Đó là nghịch lý của sự lựa chọn và cũng là nguyên tắc chính của phương pháp định giá sản phẩm chênh lệch cho các sản phẩm giống nhau.

Dưới đây là một ví dụ điển hình cho phương pháp định giá sản phẩm chênh lệch cho những sản phẩm tương tự nhau.

Trong một cửa hàng quần áo, người ta hỏi 2 nhóm người tham gia có nhu cầu mua chiếc váy. Mỗi nhóm có sự lựa chọn khác nhau.

  • NHÓM 1: Họ được tiếp xúc với cùng 1 mức giá 63 $
  • NHÓM 2: Họ được tiếp xúc với 2 mức giá là 62 $ và 64 $

Mặc dù sự khác nhau chỉ rất nhỏ, nhưng mà mọi người lại có vẻ mua chiếc váy khi có sự chênh lệch giữa giá cả. Và kết quả là:

  • NHÓM 1: 46% quyết định mua
  • NHÓM 2: 77% quyết định mua với mức giá 62 $

định giá sản phẩm chênh lệch

Vậy tại sao lại có chuyện này? Không phải nhóm 1 đáng lý ra phải chọn mua sao, bởi vì mức giá giống nhau mà?

Ngạc nhiên thay, câu trả lời là không!

Một khi người ta chọn một điều gì đó, thì họ sẽ mất cơ hội được chọn cái khác. Chính bởi cảm giác đối với sự mất mát đó, họ lại chần chừ đưa ra quyết định – đặc biệt là khi có quá nhiều sự lựa chọn (lúc đó người ta sẽ mất càng nhiều cơ hội để lựa chọn cái khác).

Khi những chiếc váy có mức giá giống nhau, khách hàng sẽ nhận thấy chúng không giống nhau. Nghịch lý thay, định mức giá hơi hơi chênh nhau một chút sẽ làm TĂNG cái cảm nhận chúng giống nhau cho khách hàng.

Khi 2 sản phẩm có chung mức giá, người ta không thể phân biệt 2 sản phẩm này ngay lập tức. Do đó, họ cố gắng tìm kiếm những đặc tính khác nhau giữa chúng và vì thế mà sự khác nhau giữa 2 sản phẩm trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, khi mức giá chỉ hơi chênh chênh nhau, tức là bạn đã giảm được nhu cầu tìm kiếm sự khác nhau. Khách hàng có thể phân biệt sản phẩm dựa trên giá thành của chúng. Bởi vì khách hàng không còn chú ý nhiều lên sự khác nhau của sản phẩm nữa, nên là nghiễm nhiên 2 sản phẩm này giống nhau nhiều lắm.

Và sự giống nhau này khiến người ta muốn mua sản phẩm đó.

phương pháp định giá sản phẩm

Phát biểu cho phương pháp định giá sản phẩm nghe có vẻ vô lý nhưng lại cực kỳ có lý là: người ta sẽ dễ dàng chọn một thứ gì đó khi những lựa chọn tiềm năng khác cũng khá giống cái này. Nếu những cái lựa chọn na ná nhau thì người ta sẽ nhận được những lợi ích tương tự. Do đó mà cái dự cảm mất mát sẽ được giảm xuống.

>> Tìm hiểu thêm: Cách tính chiết khấu phần trăm

Anh/ chị có thể để lại email để nhận được thêm các thông tin về cách thức bán hàng, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam và trên Thế giới! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]