“Người tiêu dùng kỹ thuật số” được Google định nghĩa là những người dự định tiếp tục dùng các dịch vụ kỹ thuật số để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng. Hiện nay, báo cáo cho thấy 97% người tiêu dùng mới đang sử dụng dịch vụ kỹ thuật số và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.
I. Dịch vụ số trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người tiêu dùng
Google, Temasek và Bain & Company đã công bố các số liệu về chi tiêu điện tử tại ‘Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á – Tiếng gầm thập kỷ 20: Thập kỷ kỹ thuật số Đông Nam Á”. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021). Cho đến nay, nhóm này luôn duy trì mức độ sử dụng dịch vụ cao, biến tiêu dùng kỹ thuật số trở thành lối sống mới.
Đứng trước xu hướng trên, bà Trâm Nguyễn, Giám đốc Google phụ trách thị trường Lào, Cambodia và Việt Nam cho biết: “Qua đại dịch, tôi đã chứng kiến người dân Việt Nam kiên cường như thế nào và họ có thể trở thành những người tiếp nhận công nghệ mới nhanh chóng, sáng tạo ra sao. Dự báo về nền kinh tế Internet của Việt Nam đến năm 2030 cho chúng ta thấy tiềm năng to lớn khi Việt Nam tiếp tục tăng tốc chuyển đổi số.”
>> Xem thêm: “Chuyển đổi số chậm là chết” – Bài học thức tỉnh cho doanh nghiệp
II. Làn sóng bùng nổ các doanh nghiệp kỹ thuật số được thúc đẩy sau đại dịch
Từ sự gia tăng số lượng người dùng, 30% nhà bán hàng tại Việt Nam cũng tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số. Nghiên cứu cho thấy 99% nhà bán hàng đang chấp nhận hình thức thanh toán trực tuyến, 72% áp dụng các giải pháp cho vay kỹ thuật số. Mặt khác, nhiều nhà bán hàng ngày càng thông thạo công nghệ khi biết cách ứng dụng công cụ kỹ thuật số để thu hút và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Với góc nhìn triển vọng, Việt Nam đang đi trên con đường trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực có thể đạt ngưỡng 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hoá (GMV) đến năm 2030. Đặc biệt, mặc dù ngành du lịch trực tuyến bị thu hẹp bởi ảnh hưởng từ đại dịch nhưng mức tăng trưởng đột phá trong lĩnh vực thương mại điện tử, giao thức ăn và dịch vụ tài chính kỹ thuật số sẽ bù đắp lại cho nền kinh tế bằng nền tảng người tiêu dùng và doanh nghiệp kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ sắp tới, Việt Nam vẫn phải tiếp tục đầu tư vào các động lực hỗ trợ quan trọng như thanh toán kỹ thuật số và phát triển nhân tài. Ông Florian Hoppe, Trưởng Bộ phận Thực hành Kỹ thuật số tại Châu Á – Thái Bình Dương của Bain & Company khẳng định: “Chúng tôi tin rằng sự thâm nhập của dịch vụ tài chính kỹ thuật số cùng cơ sở hạ tầng, khả năng truy cập Internet và sự thay đổi cơ cấu trong hành vi người tiêu dùng, hành vi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra bước nhảy vọt cho nền kinh tế Internet của Việt Nam vào năm 2030”.
→ Tải báo cáo đầy đủ tại đây:
III. Các doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì để bắt kịp và đón đầu xu hướng?
Như vậy, báo cáo dự đoán rằng các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đang bước vào ‘Thập kỷ Kỹ thuật số’. Được thúc đẩy bởi đại dịch, người tiêu dùng kỹ thuật số sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn vào các dịch vụ trực tuyến, tăng tần suất sử dụng trên hầu hết các ngành dịch vụ. Đồng thời, việc ứng dụng các dịch vụ kỹ thuật số ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu đổi chiều.
Do đó, các doanh nghiệp Việt cần tìm gia các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả nếu không muốn bị “lạc lối” hay “chậm chân” trên thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp phải ưu tiên ứng dụng nền tảng chuyển đổi số phù hợp, đảm bảo số hóa dữ liệu tập trung cũng như vận hành bộ máy tổ chức một cách liên thông, đồng nhất.
Nắm được yêu cầu cấp thiết này, MISA AMIS – Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất được ra đời để giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng kỹ thuật số, mở rộng hệ thống quản lý và tối ưu hóa lợi nhuận với đầy đủ ứng dụng quản lý nghiệp vụ hàng đầu như Kế Toán, Bán hàng và Nhân sự.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM SỨC MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS NGAY HÔM NAY