M&A là gì là gì? Các thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam

06/07/2022
1012

M&A là một thuật ngữ nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy M&A có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về M&A là gì và những thương vụ M&A nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

I. M&A là gì?

1. Định nghĩa

Trước tiên ta sẽ tìm hiểu M&A là gì? Cách giải thích dễ hiểu nhất của thuật ngữ này là mua bán và sáp nhập, bao gồm quá trình kết hợp hai công ty thành một.

M&A là viết tắt của cụm tiếng Anh Mergers and Acquisitions – Mua bán và sáp nhập

Mục tiêu của việc kết hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp là cố gắng và đạt được sức mạnh tổng hợp ưu việt hơn. Trong đó tổng  công ty mới sẽ có quy mô, cách thức hoạt động chuyên nghiệp hơn.

2. Đặc điểm

Các giao dịch mua bán và sáp nhập thường xảy ra giữa hai doanh nghiệp có cùng quy mô và mong muốn tận dụng những lợi thế mà doanh nghiệp kia mang lại. Sự sát nhập sẽ giúp họ tăng doanh số bán hàng, cải thiện hiệu quả công việc và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ nhân sự.

Các điều khoản của việc sáp nhập thường được cả hai đồng ý trên vai trò là đối tác bình đẳng trong liên doanh mới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp M&A xuất hiện mẫu thuẫn gay gắt khi cách vận hành mới không được sự đồng thuận của nhân viên.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược (Strategic Planning Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

II. Các hình thức của M&A

1. Hợp nhất theo chiều ngang

Sáp nhập theo chiều ngang xảy ra khi hai công ty hoạt động trong cùng một thị trường và bán các sản phẩm, dịch vụ tương tự. Họ lựa chọn kết hợp với nhau để chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn. Loại hình này sở hữu nhiều yếu tố hấp dẫn bởi khả năng xây dựng quy mô kinh tế lớn và giảm sự cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số mặt trái tiềm ẩn. Việc sáp nhập theo chiều ngang nghĩa là người đứng đầu phải tăng cường giám sát và thiết lập quy định nghiêm ngặt. Ngoài ra, nó cũng dẫn đến nguy cơ mất đi giá trị vốn có nếu quá trình tích hợp sau sáp nhập không được thực hiện đầy đủ.

2. Sáp nhập dọc

Sáp nhập dọc liên quan đến hai công ty đảm nhận các giai đoạn sản xuất khác nhau trong cùng một ngành hoạt động. Điều này có thể liên quan đến việc một nhà bán lẻ hợp nhất với một nhà bán buôn hoặc một nhà bán buôn hợp nhất với một nhà sản xuất.

hình thức m and a phổ biến
Một số hình thức M&A phổ biến nhất hiện nay

Hình thức sáp nhập này hợp lý hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Song, nó cũng có thể làm giảm độ linh hoạt và phát sinh những phức tạp cho việc quản lý của doanh nghiệp.

>> Đọc ngay: SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

3. Sáp nhập đồng tâm

Trong sự hợp nhất đồng tâm, bên mua và công ty bị mua lại có các sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhưng hoạt động trong cùng một thị trường và bán cho cùng một khách hàng. Họ có thể là đối thủ cạnh tranh gián tiếp do sản phẩm của hai bên thường có sự bổ sung cho nhau.

Vì vậy, khi triển khai M&A, các công ty này sẽ cùng chia sẻ kênh phân phối, quy trình sản xuất hoặc công nghệ kỹ thuật. Sáp nhập đồng tâm cho phép đơn vị kinh doanh mới mở rộng ngành hàng và tăng thị phần.

4. Hợp nhất mở rộng thị trường và mở rộng sản phẩm

Hợp nhất mở rộng thị trường mô tả hai công ty trong cùng một ngành hợp lực dựa trên mục đích mở rộng phạm vi thị trường. Thông thường, loại giao dịch này không giới hạn về vị trí địa lý. Hợp nhất mở rộng sản phẩm xảy ra khi một sản phẩm cụ thể được thêm vào dòng sản phẩm từ công ty bị mua lại.

5. Sáp nhập tập đoàn

Không giống như các hình thức sáp nhập khác, sáp nhập tập đoàn xảy ra giữa hai công ty mà hoạt động kinh doanh và ngành nghề hể hoàn toàn khác biệt.

Trong các vụ sáp nhập tập đoàn thuần túy, hai công ty có thể tiếp tục hoạt động riêng lẻ trong thị trường riêng. Ngược lại, trong một hình thức hỗn hợp, hai bên có thêm tiềm năng mở rộng phạm vi sản phẩm hoặc thị trường.

Mặc dù hình thức sáp nhập này có thể giúp đơn vị mới tăng thị phần và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhưng việc hợp nhất các công ty khác nhau không hề dễ dàng. Nó làm tăng nguy cơ xung đột văn hóa và giảm hiệu suất làm việc do mất thời gian làm quen và hoạt động kinh doanh dễ bị gián đoạn.

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

III. Lý do các doanh nghiệp thực hiện M&A

1. Tận dụng sức mạnh của sự hợp lực

Bằng cách kết hợp thế mạnh của từng thành viên, đơn vị mới có điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển và chi phí vận hành chung giảm xuống. Từ xưa đến này, sự hợp lực hiệu quả luôn đem đến những thành công và giúp doanh nghiệp bứt phá.

>> Xem thêm: JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

2. Mở rộng thị trường

Đối với một số doanh nghiệp thì sáp nhập là một trong những lựa chọn lý tưởng để gia nhập thị trường mới. Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn đối tác đã có vị thế trên thị trường mong muốn để từ đó giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ, M&A thường xảy ra khi doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

ý nghĩa của việc mua bán và sáp nhập
Ý nghĩa của việc mua bán và sáp nhập

Các công ty đã xây dựng được thương hiệu vừa có mạng lưới cung ứng, đối tác, vừa sở hữu lượng khách hàng trung thành là mục tiêu phù hợp nhất. Bởi lẽ, nếu theo đuổi riêng lẻ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian, công sức mới đạt được sức ảnh hưởng như vậy.

3. Đa dạng hóa

Đối với các thị trường có nhiều biến động, đa dạng hóa là cách thức doanh nghiệp bảo vệ tổ chức khỏi sự thất bại của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong M&A, công ty mục tiêu có thể cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn khác (phổ biến nhất ở sáp nhập tập đoàn). Điều này giúp doanh nghiệp đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách nhanh chóng, đảm bảo doanh thu đến từ nhiều nguồn khác nhau.

4. Loại bỏ cạnh tranh

Nhiều thương vụ M&A cho phép bên mua loại bỏ sự cạnh tranh trong tương lai nhờ thành công giành lấy thị phần lớn hơn. Thay vì phải đối đầu với các đối thủ một cách riêng lẻ và khó khăn, những công ty sáp nhập mới sở hữu lợi thế ấn tượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao M&A được ưa chuộng trong kinh doanh.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Các thương vụ M và A nổi tiếng tại Việt Nam

1. Dự án M&A của Vingroup với Masan

Vào tháng 12/2019, việc hai công ty con của Vingroup sẽ sáp nhập với Masan để lập lên tập đoàn hàng tiêu dùng, bán lẻ hàng đầu Việt Nam đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận. Cụ thể, Công ty Dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce chuyên về bán lẻ và Công ty VinEco chuyên về lĩnh vực nông nghiệp cùng Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer Holding chính thức hợp nhất.

thương vụ sáp nhập của Vingroup và Masan
Thương vụ sáp nhập của Vingroup và Masan

Như vậy, Vingroup có thể tập trung phát triển lĩnh vực trọng tâm là sản xuất và công nghệ. Trong khi đó, Masan cũng nhận được lợi ích to lớn nhờ có thêm hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ tại hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bằng cách này, Masan không phải chỉ tăng lợi thế cạnh tranh, tăng lợi nhuận mà còn khắc phục tình trạng phụ thuộc, phải phân chia lượng hàng hóa cho các nhà phân phối khác.

2. Thaco mua lại chuỗi bán lẻ Emart của Hàn Quốc tại Việt Nam

Ngày 9/10, nhà sản xuất ô tô Việt Nam Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) cho biết đã tiếp quản chuỗi bán lẻ Emart tại Việt Nam và vận hành theo hình thức nhượng quyền. Khi thương vụ có hiệu lực, nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc sẽ nhận tiền bản quyền chứ không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh.

Trước đại hội đồng Thaco, Chủ tịch HĐQT Trần Bá Dương đặt mục tiêu chuỗi đại siêu thị Emart đạt doanh thu hơn 1,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2021, tăng 10% so với năm trước. Emart cũng dự kiến ​​sẽ mở rộng chuỗi bán lẻ của mình lên 10 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2025.

thương vụ của Thaco và Emart
Thương vụ của Thaco và Emart

Ngoài ra, đại siêu thị Emart còn có hướng đi khác biệt hơn những mô hình truyền thống. Thaco sẽ xây dựng khu tổng hợp siêu thị, showroom, khu ẩm thực với trung tâm hội nghị, tiệc cưới nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu vui chơi và sinh hoạt của người dân.

3. Bamboo Capital mua 71% cổ phần của AAA

Theo thông tin ngày 1/10/2021, Bamboo Capital đã đồng ý mua 71% cổ phần của công ty bảo hiểm AAA. Bamboo Capital lập kế hoạch ​​mua lại gần 80 triệu cổ phiếu từ AAA trị giá 700 tỷ đồng (30,5 triệu USD).

thương vụ của bamboo và aaa
Thương vụ của Bamboo Capital và AAA

Hình thức đầu tư được xác nhận là chuyển nhượng từ cổ đông hiện hữu của AAA. Như vậy, Bamboo Capital sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Bảo hiểm AAA và chính thức đặt chân vào thị trường bảo hiểm đầy triển vọng.

AAA là công ty bảo hiểm được thành lập năm 2005 và là 1 thành viên của Tập đoàn Bảo hiểm IAG. Thương vụ M&A này cũng là lần thứ hai AAA phải tiến hành “sang tên đổi chủ”.

4. Kido mua cổ phiếu Vocarimex

Tập đoàn Kido đã mua lại hơn 44,2 triệu cổ phần của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) trong một cuộc đấu giá do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức. Cụ thể, với động thái này, Kido đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex từ 51% lên 87,29% trong khi SCIC hoàn tất việc thoái vốn nhà nước khỏi công ty.

Việc mua lại này không gây bất ngờ cho thị trường hay cổ đông do Tập đoàn Kido đã nắm giữ 51% tại Vocarimex trong nhiều năm. Trên thực tế, mục tiêu của Kido là hợp nhất các đơn vị thành viên như Kido Foods, Vocarimex, Công ty CP dầu thực vật Tường An và Kido Nhà Bè để tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí vận hành và xuất nhập khẩu.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết luận

Bài viết trên đã  giúp người đọc giải đáp mọi thông tin về M&A là gì. Có thể nói, mua bán và sáp nhập là một chiến lược tăng trưởng mà các công ty, tập đoàn thường sử dụng để tăng quy mô, khu vực kinh doanh, thu hút nhân tài và tối ưu nguồn lực. Tuy nhiên, quá trình này cũng yêu cầu sự đầu tư lớn nên các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về ưu, nhược điểm của M&A trước khi thực hiện.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả