Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là đầu tư vào công nghệ để thay đổi cách làm việc, vận hành của doanh nghiệp. Trọng tâm của chuyển đổi số trước hết nằm ở tư duy, tầm nhìn và định hướng của đội ngũ quản lý. Chính vì vậy, vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số là vô cùng quan trọng.
Lãnh đạo đóng vai trò như kim chỉ nam, vạch ra đường lối, dẫn dắt mọi người trong doanh nghiệp từng bước chuyển đổi từ cách thức hoạt động cũ sang cách thức vận hành mới và đạt được những mục tiêu đề ra. Vậy vai trò của người lãnh đạo trong chuyển đổi số là gì, hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
I. Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số quan trọng như thế nào?
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình kinh doanh, đưa công nghệ hiện đại vào các quy trình kinh doanh truyền thống. Từ đó, doanh nghiệp có thể thay đổi phương thức điều hành, cách thức làm việc và văn hóa nội bộ.
Đây là một quá trình đòi hỏi có sự đầu tư chỉn chu và lâu dài cả về chất xám và nguồn vốn. Để quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công, mang lại hiệu quả, tránh việc đầu tư không mang lại hiệu quả, một trong những yếu tố hàng đầu là doanh nghiệp phải có người lãnh đạo thích hợp. Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số sẽ quyết định sự thành công.
Sự cam kết và hướng dẫn đúng đắn từ lãnh đạo sẽ vạch ra đường đi, tạo môi trường thuận lợi để triển khai chuyển đổi số và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0.
Dưới đây là những vai trò quan trọng của lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
- Xác định đúng vấn đề của chuyển đổi số: Lãnh đạo là người bao quát được các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và xác định được những vấn đề có thể giải quyết, cải thiện bằng chuyển đổi số. Nhìn thấy càng sớm, áp dụng chuyển đổi số càng nhanh, doanh nghiệp càng sớm nâng cao được hiệu quả hoạt động và gia tăng năng lực cạnh tranh.
- Định hướng và đề ra chiến lược chuyển đổi số: Với tư duy và tầm nhìn lãnh đạo, đội ngũ quản lý là người xác định hướng đi và đề ra chiến lược cho quá trình chuyển đổi số. Họ thiết lập mục tiêu, cam kết và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để doanh nghiệp có thể cùng thực hiện.
- Tạo nền văn hóa số: Theo McKinsey, tốc độ chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ tăng 1.4 lần nếu như nhân viên cảm thấy rằng mình được trao quyền đóng góp vào quá trình chuyển đổi số. Lúc này, lãnh đạo chính là người thúc đẩy văn hóa trong tổ chức, khuyến khích sự sáng tạo và tạo ra môi trường thích hợp để nhân viên có thể thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới một cách đáng tin cậy.
- Điều phối nguồn lực phục vụ chuyển đổi số: Chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư tài chính và nhân sự. Lãnh đạo chính là những người có khả năng cam kết cung cấp nguồn lực đủ để triển khai các dự án kỹ thuật số và đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong môi trường số hóa.
-
Quản trị rủi ro và khả năng linh hoạt của doanh nghiệp xuyên suốt quá trình chuyển đổi số: Công nghệ đổi mới liên tục, lãnh đạo là người có thể lường trước được những vấn đề có thể xảy ra khi doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số đồng thời xây dựng các phương án dự trù nếu quá trình này không đem lại những kết quả như kỳ vọng.
II. 5 năng lực cần có ở lãnh đạo trong chuyển đổi số
Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số là điều chúng ta không cần phải bài cãi. Nhưng để dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, người lãnh đạo cần trang bị những năng lực nào? Chúng tôi xin tổng hợp 5 năng lực cần thiết nhất cho người đứng đầu doanh nghiệp đang triển khai chuyển đổi số.
1. Nhận thức về chuyển đổi số
Người lãnh đạo không nhận thức chính xác và đầy đủ về chuyển đổi số mà chỉ nắm thực hiện theo phong trào sẽ dễ gặp phải thất bại. Việc thiếu kiến thức sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian và chi phí vì không có những phương pháp phù hợp.
Thất bại trong quá trình chuyển đổi số do lãnh đạo chưa có đủ cơ sở không chỉ khiến doanh nghiệp tổn hao về nguồn lực tài nguyên mà còn đánh mất cơ hội trên thị trường kinh doanh. Đồng thời, nó làm giảm uy tín với ban lãnh đạo cấp cao và nhân viên dưới quyền.
Vì vậy, để nhận thức chính xác về xu hướng này, người lãnh đạo cần hiểu được giá trị thật sự của quá trình chuyển đổi, thấy được những ưu điểm mang lại cho doanh nghiệp khi đưa công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, lãnh đạo cần có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa công nghệ và con người.
Công nghệ là công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng không thể thay thế trí thông minh và sự nhạy cảm của con người. Do đó, doanh nghiệp không thể phụ thuộc 100% vào thiết bị máy móc.
Đồng thời, doanh nghiệp cần tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn để giám sát quá trình hoạt động. Ứng dụng công nghệ phù hợp sẽ giúp cải tiến chất lượng công việc, hạn chế sai sót và nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho doanh nghiệp.
2. Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là năng lực tiếp theo cần có để một người có thể hoàn thành xuất sắc vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số. Nó được hiểu là cái nhìn khái quát và chi tiết về quy trình làm việc của doanh nghiệp. Thêm vào đó, người lãnh đạo cũng cần rèn luyện kỹ năng sắp xếp quy trình làm việc để có sự gắn kết trong quá trình vận hành bộ máy lớn.
Do tính chất công việc và yêu cầu chuyên môn riêng biệt, rất nhiều phòng ban, cá nhân trong doanh nghiệp đang làm việc độc lập. Đôi khi, họ không quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh.
Điều này tiềm ẩn nguy cơ làm tập thể doanh nghiệp mất đi sự đoàn kết và chia rẽ, dễ xảy ra các tình huống khó khăn khi phải hợp tác giữa nhiều phòng ban với nhau. Lúc này, tư duy hệ thống sẽ giúp nhà lãnh đạo nhìn nhận được giao điểm và nhanh chóng kết nối, phối hợp hoạt động liên phòng ban một cách trơn tru.
Có được tư duy hệ thống, lãnh đạo sẽ định hình và tổ chức các luồng công việc khoa học, tinh gọn, tránh các tình huống phát sinh xung đột. Sự liên kết và thống nhất của các luồng công việc giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực, thời gian và cắt giảm kinh phí, nhân lực trong công việc khi tiến hành chuyển đổi số.
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SỐ VỚI BỘ GIẢI PHÁP MISA AMIS VĂN PHÒNG SỐ
3. Tầm nhìn chiến lược
Chuyển đổi số không mang đến những thay đổi nhất thời mà là sự cải tiến và chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn của doanh nghiệp. Vì thế vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược để thay đổi mô hình kinh doanh, sẵn sàng thích ứng thậm chí tạo ra những thay đổi mới trong lĩnh vực, ngành nghề của mình.
Lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược cùng sự thấu hiểu, quyết đoán sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc đầu tư và quá trình chuyển đổi số. Có thể thấy những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu này cũng như có được vị trí vững chắc trong tương lai, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ để có sự đổi mới trong phương thức quản lý, hình thành mô hình kinh doanh hiệu quả.
4. Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi
Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có những khó khăn và áp lực nhất định cho đội ngũ thực hiện. Bởi vậy, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi là cần thiết trong toàn bộ các bước chuyển đổi số.
Nó vừa là động lực và điểm tựa vững chắc để nhân viên có niềm tin hoàn thành mục tiêu đã đề ra vừa là tiền đề cho người lãnh đạo bình tĩnh, tự xin xử lý vấn đề.
Quá trình chuyển đổi số không phải là hành trình nhanh chóng hay dễ dàng. Nó yêu cầu sự tham gia của nhiều thành phần từ cấp lãnh đạo đến những người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh mỗi cá nhân thuộc nhiều tầng quản lý, chuyên môn, nhận thức khác nhau thì vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số là vô cùng trọng yếu.
Tìm hiểu ngay: Phần mềm ERP là gì? Lợi ích của phần mềm ERP với doanh nghiệp
5. Quản lý dự án
Nếu coi quá trình chuyển đổi số là một dự án tổng thể thì ở mỗi luồng công việc sẽ có thêm các dự án nhỏ. Làm thế nào để các dự án nhỏ này triển khai đồng bộ, kết nối chặt chẽ và mang lại hiệu quả là bài toán doanh nghiệp luôn mong muốn giải đáp.
Một trong những đáp án chính là cần có kỹ năng quản lý của người lãnh đạo. Kết quả thực hiện chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín lãnh đạo và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, kỹ năng quản lý dự án quyết đoán, mạnh mẽ sẽ cho phép nhà lãnh đạo nắm được tiến trình thực hiện, năng suất của từng giai đoạn. Việc sớm phát hiện những sai sót và khó khăn để có sự thay đổi phù hợp trong quá trình chuyển đổi số cũng được tối ưu hơn.
III. Kết luận
Như vậy, vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số đòi hỏi người lãnh đạo phải có những kiến thức nền tảng và bộ kỹ năng lãnh đạo nhất định. Có thể nói, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của thời đại mới, nếu doanh nghiệp không muốn bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, bạn phải luôn là người đón đầu và tạo ra những đổi mới mang tính cách mạng.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn nhận thức sâu sắc hơn về những nhiệm vụ người lãnh đạo cần thực hiện khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số. Chúc bạn ứng dụng thành công và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích khác tại MISA AMIS nhé.
Xem thêm: