Lĩnh vực Dịch vụ Kế toán công ty giáo dục và những điều cần biết

Giáo dục đào tạo luôn là lĩnh vực được xã hội quan tâm và chú trọng đầu tư. Khác với các loại hình kinh doanh khác, công ty giáo dục là loại hình kinh doanh đặc biệt được nhà nước ưu tiên hỗ trợ đặc biệt về thuế. Vậy kế toán công ty giáo dục có gì khác với kế toán một doanh nghiệp thông thường? Chính sách thuế của Nhà nước đối với công ty giáo dục có ưu đãi gì hay không? Trong khuôn khổ bài viết, MISA AMIS sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số hiểu biết khái quát về Công ty giáo dục, kế toán công ty giáo dục cũng như chính sách thuế của Nhà nước đối với loại hình kinh doanh đặc biệt này.

1. Một số hiểu biết cơ bản về công ty giáo dục

1.1 Thế nào là Công ty giáo dục

Không có một định nghĩa chung nào về Công ty giáo dục nhưng chúng ta có thể hiểu Công ty giáo dục hay doanh nghiệp giáo dục là một loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục. Kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới lĩnh vực giáo dục. Kinh doanh giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì Nhà nước để phát triển. Giáo dục – đào tạo là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực được khuyến khích xã hội hóa.

>> Đọc thêm: Tổ chức bộ máy kế toán công ty thương mại hoạt động hiệu quả

Kế toán cho công ty giáo dục

1.2. Các ngành nghề, hình thức kinh doanh khi thành lập Công ty giáo dục

Hiện nay, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước chú trọng và khuyến khích, hỗ trợ, theo đó, doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, một số ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty giáo dục mà doanh nghiệp có thể lựa chọn bao gồm:

  • Giáo dục nhà trẻ;
  • Giáo dục mẫu giáo;
  • Giáo dục Tiểu học;
  • Giáo dục Trung học cơ sở;
  • Đào tạo Cao đẳng;
  • Đào tạo Đại học;
  • Đào tạo Thạc sĩ;
  • Giáo dục Thể thao & Giải trí;
  • Giáo dục Văn hóa nghệ thuật;
  • Giáo dục khác chưa được phân vào đâu;
  • Dịch vụ hỗ trợ giáo dục…

1.3. Các hình thức kinh doanh giáo dục

Có nhiều hình thức kinh doanh giáo dục hiện được áp dụng. Trong đó, một số hình thức tiêu biểu và phổ biến nhất chính là:

  • Nhượng quyền giáo dục
  • Trung tâm giáo dục
  • Giáo dục mầm non
  • Dạy học trực tuyến
  • Khóa học ngắn hạn và workshop

1.4. Chính sách thuế đối với công ty giáo dục

Công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được nhà nước hỗ trợ ưu đãi hơn các loại hình doanh nghiệp khác để thúc đẩy hoạt động giáo dục phát triển, chính sách ưu đãi đối với hoạt động giáo dục cụ thể như sau:

1.4.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Khoản 1 điều 11 thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thì đối với doanh nghiệp thông thường, kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.

Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty giáo dục

Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty giáo dục

Vậy, doanh nghiệp được miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp, với yêu cầu là dự án đầu tư mới, thực hiện trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục, tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Vậy, doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi là 10% trong suốt thời gian hoạt động.

Lưu ý: Các khoản thu nhập không được ưu đãi thuế TNDN áp dụng thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành như bình thường là 20% (thuế suất phổ thông).

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

1.4.2. Thuế giá trị gia tăng

Chính sách ưu đãi thuế GTGT đối với ngành giáo dục tại được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.

Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”

Như vậy, công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học kê khai thuế giá gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 

Như vậy, đối với doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục đào tạo áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%. 

Lưu ý, công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

1.5. Hoá đơn dịch vụ giáo dục

Hóa đơn dịch vụ giáo dục phải thực hiện theo quy định hiện hành về hóa đơn chứng từ. Thu học phí là khoản thu của doanh nghiệp (kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo) phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có. Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được.

Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Theo Khoản 2 Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, cách viết hóa đơn thu tiền học phí như sau:

“Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”

Như vậy, khi thu tiền học phí lĩnh vực dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, công ty lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ

2. Kế toán công ty giáo dục

2.1. Nhiệm vụ của kế toán công ty giáo dục

 Kế toán công ty giáo dục có nhiệm vụ hoàn thành các công việc sau:

  • Kiểm tra chứng từ, hồ sơ một cách chính xác. Cập nhật hệ thống, lưu trữ chứng từ để thuận tiện cho việc truy xuất dữ liệu khi cần;
  • Phân tích, phản ánh, đề xuất giải pháp, hoặc hướng xử lý nếu có vấn đề sai sót của chứng từ;
  • Tính toán và thực hiện phản ánh theo đúng các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp, báo cáo các khoản chi phí như: Chi phí thiết bị máy móc, chi phí dụng cụ học tập, chi phí đào tạo, chi phí quản lý….;
  • Tính giá thành sản phẩm, giá vốn, giá bán, doanh thu và lợi nhuận. Lên báo cáo và phản ánh doanh thu và xác định đúng kết quả kinh doanh;
  • Theo dõi và quản lý các khoản thu – chi tài chính, nghĩa vụ thu nộp và thanh toán nợ. Quản lý kiểm tra tình hình sử dụng tài sản, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính – kế toán;
  • Kê khai thuế, làm sổ sách. Lập báo cáo tài chính;
  • Lập các kế hoạch kế toán – tài chính ngắn, trung và dài hạn;
  • Sắp xếp thông tin kế toán có trình tự, hệ thống. Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách có liên quan đến công tác kế toán – tài chính theo quy định của pháp luật.

Để làm tốt trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế toán công ty giáo dục cần phải nắm rõ cách hạch toán chi tiết các phần hành sau:

2.2 Một số sai sót trong việc thực hiện công tác kế toán tại công ty giáo dục

Trong quá trình thực hiện công tác kế toán, Kế toán công ty giáo dục cần chú ý để tránh không mắc phải những sai sót sau:

  • Xuất hóa đơn khi nhận học phí với nội dung phần thuế suất gạch chéo, không ghi đầy đủ theo dịch vụ công ty cung cấp;
  • Tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để kê khai, quyết toán thuế với cơ quan thuế;
  • Không phải chịu thuế GTGT, nhưng vẫn tiến hành kê khai thuế GTGT;
  • Không kê khai thuế TNCN theo quy định.
  • Lưu ý: Công ty thu rất nhiều tiền học phí của cá nhân vào tài khoản công ty nhưng nếu không xuất hóa đơn đầu ra sẽ bị phạt nặng và truy thu thuế.


2.3 Hạch toán kế toán tại công ty giáo dục

Công ty giáo dục về cơ bản cũng là một loại hình doanh nghiệp, nên việc hạch toán kế toán sẽ tuân theo chế độ kế toán doanh nghiệp theo một trong số các văn bản sau:

+ Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp;

+ Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Thông tư 132/2018/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ.

2.3.1. Hạch toán chi phí

Trong quá trình thực hiện dịch vụ giáo dục đào tạo thường phát sinh các chi phí để phục vụ hoạt động đào tạo như:

  • Chi phí về cơ sở vật chất: thuê trường lớp, mua bàn ghế, thiết bị giảng dạy, xây dựng cơ sở hạ tầng
  • Chi phí về giáo viên: Tiền lương, các khoản phụ cấp, thưởng, thuê tuyển giáo viên
  • Chi phí quản lý của doanh nghiệp, mua văn phòng phẩm hay các dịch vụ quảng cáo phục vụ việc tuyển sinh
  • Ngoài ra, còn có các chi phí liên quan đến nấu ăn cho học sinh, thuê các đơn vị vận tải để đưa đón học sinh…

Doanh nghiệp lĩnh vực giáo dục đào tạo thường được cơ cấu thành 2 bộ phận. Theo đó, chi phí công ty giáo dục cũng được hạch toán tương ứng:

STT Bộ phận Chi phí Tài khoản Theo TT133 Tài khoản theo TT200
1 Khối đào tạo: Ban đào tạo và đội ngũ giáo viên Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động giáo dục: Chi phí tiền lương của thầy cô giáo, chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy của giáo viên, giảng viên Tài khoản 154 – Chi sản xuất phí kinh doanh dở dang Tài khoản 621,622,627, 632
2 Khối văn phòng: Kế toán tài chính, Hành chính nhân sự, Marketing truyền thông, Tư vấn tuyển sinh, Chăm sóc khách hàng Chi phí liên quan đến hoạt động truyền thông marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng để thu hút người học

Chi phí liên quan đến hoạt động của văn phòng: Chi phí quản lý, chi phí lương, bảo hiểm, điện, nước…của bộ phận quản lý.

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ví dụ nếu doanh nghiệp áp dụng TT200/TT-BTC thì việc hạch toán các khoản chi phí cụ thể như sau:

  • Chi phí nhân công: như tiền lương và bảo hiểm:
Hạch toán chi phí nhân công Nợ 622, 627, 641, 642/Có TK 334, 338
Khi trả lương Nợ TK334/ Có TK 111,112
Khi nộp bảo hiểm Nợ TK 338/ Có TK 112
  • Chi phí thuê trụ sở, văn phòng làm việc

Nếu thuê trụ sở sử dụng cho nhiều kỳ:

Khi thanh toán tiền thuê Nợ TK 242/ Có TK 111, 112
Khi phân bổ chi phí Nợ TK 627, 641, 642 / Có 242
Nếu thuê trả tiền hàng tháng Nợ TK 641, 642 / Có  TK 111,112
  • Chi phí chung: Chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động; Chi phí trang phục, đồng phục.

Nợ TK 627, 641, 642

Có 111,112,331….

Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như điện, nước, điện thoại, vệ sinh…của các bộ phận sử dụng:

Nợ TK 627, 641, 642

Nợ TK 133

Có TK 111,112, 331

  • Các loại chi phí khác theo thỏa thuận và tự nguyện, cụ thể:

Trả tiền thuê người nấu, phục vụ bán trú; tiền thuê lao công vệ sinh:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 111, 112

Chi mua thực phẩm… cho bữa ăn bán trú; mua nước; mua giấy vệ sinh, mua vật tư phục vụ vệ sinh:

Nợ TK 152,153

Có TK 111, 112

Khi xuất sử dụng:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 152

Chi mua công cụ dụng cụ đồ dùng bán trú:

Nợ TK 153, 627

Có TK 111, 112

Chi mua tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc:

Nợ TK 627, 642

Có TK 111, 112

Chi cho luyện kỹ năng làm bài thi (con người và tài liệu, văn phòng phẩm):

Nợ TK 627, 642

Có TK 111

Khi chi tiền các hoạt động trải nghiệm:

Nợ TK 627, 642

Có TK 111,112

  • Phân bổ công cụ dụng cụ: Đối với máy móc, thiết bị có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242

Khi chi mua TSCĐ:

Nợ TK 211

Có TK 111,112,141,331…

Khi trích khấu hao:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 214

2.3.2. Hạch toán doanh thu

Doanh thu của công ty giáo dục thường gồm có các khoản sau đây:

  • Thu học phí;
  • Tiền ăn bán trú và dịch vụ nấu ăn phục vụ bán trú; tiền nước uống;
  • Tiền điện; tiền vệ sinh và thuê lao công;
  • Tiền mua đồ dùng công cụ dụng cụ phục vụ bán trú;
  • Thu tiền tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc…;
  • Thu tiền luyện kỹ năng làm bài thi;
  • Thu tiền các hoạt động trải nghiệm;
  • Thu tiền tổ chức học tiếng Anh (có giáo viên người nước ngoài);
  • Thu tiền trông xe, dạy thêm học thêm…

Bút toán hạch toán khi thu tiền như sau:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511 (chi tiết từng khoản thu).

2.3.3. Kết chuyển cuối kỳ, cuối năm

Kết chuyển chi phí của khối đào tạo: Nợ TK 632/ Có TK 621, 622, 627

Kết chuyển giá vốn: Nợ TK 911/Có TK 632

Kết chuyển chi phí khối quản lý bán hàng: Nợ TK 911 /Có TK 641, 642

Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511 /Có TK 911

Kết chuyển xác định kết quả các hoạt động: Nợ TK 911 /Có TK 421 nếu lãi hoặc Nợ TK 421/Có TK 911 nếu lỗ

Hạch toán chi phí thuế TNDN: Nợ TK 821/Có TK 3334

Kết chuyển thuế TNDN: Nợ TK 911 /Có TK 821

Khi nộp thuế TNDN: Nợ TK 3334/ Có TK 111, 112

Đọc thêm: Các bút toán kết chuyển cuối kỳ kế toán cần ghi nhớ

2.3.4 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC 

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

  • Chi phí nhân công: như tiền lương và bảo hiểm

Hạch toán chi phí: Nợ TK 154, 642 / Có TK 334, 338

Khi chi trả lương: Nợ TK 334/ Có TK 111,112

Chi nộp bảo hiểm: Nợ TK 338/ Có TK 112

  • Chi phí thuê trụ sở, văn phòng làm việc

Nếu sử dụng cho nhiều kỳ thì tiến hành phân bổ dần vào chi phí trong kỳ

Khi thanh toán trả tiền: Nợ TK 242/ Có TK 111, 112

Khi phân bổ chi phí: Nợ TK 154, 642 / Có  TK 242

Nếu sử dụng trong kỳ: Nợ TK 154, 642/ Có TK 111, 112

  • Chi phí chung: Chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động; Chi phí trang phục, đồng phục. Nợ TK 154, 642/ Có TK 111, 112, 331

Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như điện, nước, điện thoại, vệ sinh…của các bộ phận sử dụng:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331

  • Các loại chi phí khác theo thỏa thuận và tự nguyện, cụ thể:

Trả tiền thuê người nấu, phục vụ bán trú; tiền thuê lao công vệ sinh: Nợ TK 642/ Có TK 111, 112

Chi mua thực phẩm… cho bữa ăn bán trú; mua nước; mua giấy vệ sinh, mua vật tư phục vụ vệ sinh: Nợ TK 152 / Có TK 111, 112

Khi xuất sử dụng: Nợ TK 642 / Có TK 152

Chi mua công cụ dụng cụ đồ dùng bán trú : Nợ TK 642 / Có TK 111, 112

Chi mua tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc: Nợ TK 642 / Có TK 111, 112

Chi cho luyện kỹ năng làm bài thi (con người và tài liệu, văn phòng phẩm): Nợ TK 642 / Có TK 111

Khi chi tiền các hoạt động trải nghiệm: Nợ TK 642 / Có TK 111,112

Khi chi tiền tổ chức học tiếng Anh có giáo viên người nước ngoài: Nợ TK 642 / Có TK 111, 112

  • Phân bổ công cụ dụng cụ: Đối với máy móc, thiết bị có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng

Nợ TK 154, 642/ Có TK 242

  • Khấu hao tài sản cố định: Đối với máy móc có giá trị lớn hơn 30 triệu đồng

Khi chi mua TSCĐ: Nợ TK 211/ Có TK 111,112

Khi nâng cấp TSCĐ: Nợ TK 241/Có các TK 111, 112

Toàn bộ chi phí nâng cấp TSCĐ hoàn thành ghi tăng nguyên giá: Nợ TK 211, 213/ Có TK 241

Khi trích khấu hao: Nợ TK 154, 642/ Có TK 214

  • Kết chuyển cuối kỳ, cuối năm

Kết chuyển chi phí của khối đào tạo: Nợ TK 632/ Có TK 154

Các bút toán kết chuyển khác thực hiện tương tự hướng dẫn ở Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Để giúp giải phóng nhân lực, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán không chỉ với riêng kế toán doanh nghiệp thương mại mà còn với tất cả loại hình doanh nghiệp, MISA đã phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với lợi ích vượt trội:

  • Tự động hạch toán từ Hóa đơn, Bảng kê ngân hàng… tiết kiệm tối đa thời gian nhập liệu.
  • Đầy đủ các phần hành công nợ, tiền lương, nghiệp vụ kho…Tự động tổng hợp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, tự động đối chiếu phát hiện sai sót.
  • Kết nối: Tổng cục thuế, Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện lợi
  • Truy cập làm việc mọi lúc mọi nơi qua Internet, giải quyết bài toán làm việc từ xa,…


Trên đây là những thông tin cơ bản về hạch toán kế toán công ty giáo dục với những đặc điểm riêng biệt mà kế toán lĩnh vực giáo dục cần chú ý. MISA AMIS hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được các quy định về kế toán công ty giáo dục, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn kế toán mảng giáo dục đào tạo.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]