Bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần thấu hiểu mô hình 5 forces là gì để đề ra các chiến lược tối ưu nhất. Hãy cũng MISA AMIS đi sâu phân tích mô hình 5 forces ngay dưới đây.
I. 5 forces là gì?
5 forces là gì được viết tắt của cụm từ Five Competitive Forces – 5 áp lực cạnh tranh hoặc 5 lực lượng cạnh tranh. Đây là yếu tố mà ta cần phân tích để đánh giá độ hấp dẫn của một thị trường, phân khúc thị trường trong một ngành, lĩnh vực cụ thể.
Mô hình 5 forces này được đề xuất bởi nhà chiến lược tài năng Michael Porter. Ông tập trung vào 5 yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động, sản xuất của một doanh nghiệp.
Chúng bao gồm: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, mối đe doạ từ các ngành hàng thay thế, sức mạnh đàm phán của khách hàng, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp. Phân tích đủ 5 yếu tố này sẽ có thể giúp cho doanh nghiệp xác định được tính hấp dẫn dài hạn của ngành.
Đồng thời, 5 forces cũng cho phép nắm bắt mức độ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó nhà quản trị xác định vị thế mong muốn có được trong tương lai.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ
Những điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp
II. Phân tích cụ thể mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
Ví dụ, công ty của bạn đang mong muốn chuyển hướng sang một thị trường, lĩnh vực mới nhưng gặp trở ngại về hàng hoá? Mô hình 5 forces của Porter hoàn toàn có thể chỉ rõ những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Để hiểu rõ hơn 5 loại năng lực, doanh nghiệp cần nắm vững khái niệm 5 forces là gì. Cùng với đó, việc đi sâu vào phân tích từng yếu tố là vô cùng quan trọng.
1. Đối thủ cạnh tranh cùng ngành
Bất kì một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào cũng tồn tại các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Mức độ cạnh tranh thể hiện qua số lượng, chất lượng sản phẩm, mức giá, chương trình khuyến mãi, thị phần, chi phí chuyển đổi…
Đôi khi, ở ngành hàng hoặc thị trường có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp lớn thường có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Khi đó, sự cạnh tranh có thể biến tướng thành thế độc quyền của một vài doanh nghiệp lớn mạnh. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn để có thể tăng sức mạnh hay chiếm lại thị phần.
Mọi doanh nghiệp đều muốn sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn hẳn so với đối thủ. Mục tiêu cao nhất là giành lấy thị phần lớn hơn.
Vì vậy, yếu tố cạnh tranh cùng ngàng của 5 forces cần được lưu ý. Độ cạnh tranh càng thấp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có tiềm năng phát triển. Ngược lại, độ cạnh tranh càng cao, doanh nghiệp khó đạt được những mức lợi nhuận như mong muốn.
ỨNG DỤNG NGAY PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC – TỐI ƯU HIỆU QUẢ KINH DOANH
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngoài đối thủ trực tiếp, những đối thủ đang hoạt động ở ngành khác cũng có thể trở thành mối đe doạ cho lợi ích của doanh nghiệp. Mặc dù họ chưa tham gia sâu vào ngành, thế nhưng điều này có thể biến động trong tương lai.
Do đó, các doanh nghiệp cần lộ trình chiến lược phát triển lâu dài. Bạn cần tạo nên uy tín thị trường và luôn mở rộng tệp khách hàng để tránh mối đe dọa từ đối thủ mới.
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn. Nguy cơ này bị chi phối phần lớn từ các rào cản xâm nhập ngành. Nó được thể hiện qua phản ứng của các đối thủ hiện tại.
3. Mối đe dọa từ những ngành thay thế
Một số ngành hàng cung cấp sản phẩm mới với lợi ích đa dạng và có tiềm năng thay thế cho sản phẩm hiện tại. Họ dễ dàng trở thành sự cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp vì những lý do sau:
- Ngành thay thế dễ dàng thu hút những khách hàng thích trải nghiệm mới, độ trung thành thấp. Ngay khi có sản phẩm hiện đại hơn, họ sẽ nhanh chóng quên đi sản phẩm của bạn. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn đang áp dụng công nghệ lỗi thời, lạc hậu thì cần có sự cải tiến ngay.
- Xuất hiện công nghệ sản xuất mới cũng đồng nghĩa với việc mẫu mã, tính năng của sản phẩm được thay đổi phong phú, đa dạng hơn. Nó làm biến mất nhiều ngành kinh doanh truyền thống. Với xu hướng hiện nay, khách hàng luôn ưa chuộng những cải tiến phù hợp với mức giá rẻ hơn.
- Nâng tầm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thành một lựa chọn khó có thể thay thế là chiến lược marketing dài hạn cần có. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài và thành công hơn trên thương trường.
>> Xem thêm: Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp
4. Sức mạnh đàm phán của khách hàng
Bất kì ngành nghề nào cũng cần đến người mua hàng. Người mua ở đây hiểu theo nghĩa là người tiêu dùng cuối cùng, nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định vận mệnh của toàn doanh nghiệp.
Tuy nhiên, người mua hàng thường mong muốn hoặc buộc doanh nghiệp phải giảm giá. Ngoài ra, họ cũng thể hiện nhu cầu tìm kiếm dịch vụ chất lượng hơn. Lúc này, người mua cũng được xem như một mối đe doa cạnh tranh.
Thêm vào đó, người mua dễ gây áp lực cho doanh nghiệp bằng cách liên kết cùng nhau. Họ sẽ mua một số lượng hàng hóa lớn để đạt được mức giá thấp hơn so với mua lẻ. Họ hoàn toàn có quyền chọn nhà cung ứng rẻ, tốt hơn trên thị trường rộng lớn. Lúc này, chính các nhà cung ứng cũng phải cạnh tranh với nhau.
5. Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp.
Chi phí nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến giá bán và lợi nhuận, thu nhập của doanh nghiệp. Khách hàng thường xuyên gây sức ép cho công ty cung ứng khi có cơ hội.
Thế nên, chỉ cần một nhà cung ứng tăng giá thì cũng có thể khiến giá vốn hàng bán sản phẩm tăng lên nhiều lần. Trong khi đó, doanh nghiệp không thể tự động tăng, giảm giá bán một cách tuỳ tiện mà buộc phải chấp nhận bị giảm lợi nhuận.
NÂNG CAO năng suất và bảo đảm tiến độ VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ AMIS Công việc
III. Lợi ích của 5 forces là gì?
Trên đây là toàn bộ định nghĩa 5 forces là gì và phân tích 5 forces trong doanh nghiệp. Vậy tại sao chúng ta nên ứng dụng mô hình nghiên cứu này?
1. Đánh giá khách quan sức mạnh của doanh nghiệp
Nhờ vào khả năng tự đánh giá, doanh nghiệp có thể nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó, ban lãnh đạo đưa ra chiến lược khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội thị trường hiệu quả.
2. Tạo cho doanh nghiệp tầm nhìn bao quát hơn
Thị trường sản phẩm rất phong phú và thay đổi liên tục với sự tham gia của nhiều đối thủ mới, đối thủ cũ. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có tầm nhìn bao quát về thị trường để phát huy các chiến dịch phát triển phù hợp.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
3. Nhận thấy nguy cơ và giải quyết kịp thời
Doanh nghiệp không hiểu được tình hình thị trường, sự phát triển của đối thủ thì sẽ rất dễ bị đào thải. Bởi vậy, áp dụng 5 forces giúp doanh nghiệp hình dung áp lực bên ngoài. Chúng đang tác động đến sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm công ty mình như thế nào?
4. Xác định thị trường tiềm năng
Mô hình 5 forces hỗ trợ doanh nghiệp xem xét các cơ hội gia nhập một thị trường mới. Dựa trên những thông tin quan trọng đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định chiến lược chuẩn xác nhất.
IV. Kết luận
Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần xem xét hệ quy chiếu cho 5 áp lực cạnh tranh của Porter. Năm yếu tố này hoạt động tốt nhất khi xem xét toàn bộ thị trường hoat động, thay vì chỉ phân tích doanh nghiệp của bạn và một vài đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Nắm vững kiến thức 5 forces là gì và biết cách áp dụng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đưa ra chiến lược phù hợp tuỳ theo từng thời điểm để tạo ra nguồn thu lợi nhuận tốt nhất.
MISA AMIS – giải pháp điều hành doanh nghiệp toàn diện
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC