Đối tượng kế toán là gì? Phân loại đối tượng kế toán

03/03/2023
8174

Đối tượng kế toán là một trong những thuật ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp hiện nay. Vậy đối tượng kế toán là gì? Phân loại đối tượng kế toán thành những loại nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề kể trên.

đối tượng kế toán là gì

1. Đối tượng kế toán là gì?

Đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thông qua việc theo dõi các đối tượng kế toán, bộ phận kế toán có thể ghi lại chi tiết các biến động tài sản dưới dạng “bút toán”, từ đó tổng hợp thành các báo cáo phản ánh đầy đủ bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

Đối tượng kế toán có thể được biểu thị thành hai mặt: Tài sản và nguồn vốn.

  • Tài sản

Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Tài sản có thể được biểu hiện dưới hình thái vật chất như máy móc, thiết bị, nhà xưởng hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.

Dựa vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi thì tài sản trong doanh nghiệp được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

+ Tài sản ngắn hạn: Là các tài sản có thời gian sử dụng dưới  12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh,thường thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng. Tài sản ngắn hạn có thể là tiền hoặc các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho hoặc các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn…

+ Tài sản dài hạn : Là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng hay luân chuyển hơn một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh và có tính thanh khoản thấp hơn tài sản ngắn hạn do không thể thu hồi được ngay.

>> Đọc thêm: Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận và cách phân loại TSCĐ

  • Nguồn vốn

+ Nợ phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiêọ, doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ như ngân hàng, nhà cung cấp. Nợ phải trả bao gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn.

+ Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông hay các thành viên góp vốn.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ sử dụng VCSH và các nguồn phải trả để tạo thành tổng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho các hoạt động trong doanh nghiệp. 

Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản…

2. Các loại đối tượng kế toán 

Căn cứ theo điều 8 Luật kế toán 2015 quy định:

  • Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:

a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;

b) Nguồn kinh phí, quỹ;

c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;

đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;

e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;

g) Nợ và xử lý nợ công;h) Tài sản công;

i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán

  • Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1.
  • Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại khoản 4 Điều này, gồm:

a) Tài sản;

b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;

d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;

đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;

e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

  • Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:

a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;

c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường trang bị thêm cho bộ phận kế toán hệ thống phần mềm hỗ trợ để giúp việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các đối tượng kế toán được nhanh chóng, chính xác hơn. Một trong các phần mềm nổi bật trên thị trường đó là phần mềm kế toán online MISA AMIS. Đây là giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới, có nhiều tính năng đặc biệt hỗ trợ hoạt động định khoản và các nghiệp vụ kế toán khác:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp mọi lĩnh vực
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ: Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 
  • Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác giúp đồng bộ dữ liệu, giảm thiểu thời gian nhập liệu chồng chéo

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tổng hợp: Kiều Lục

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả