Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

05/03/2022
2586

Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ cách mạng 4.0, cách mạng công nghiệp 4.0 thường được nhắc đến nhiều và liên quan tới các doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, MISA AMIS sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin về vấn đề này nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN BỘ TÀI LIỆU CHUYỂN ĐỔI SỐ THUỘC 26 LĨNH VỰC & NGÀNH NGHỀ

I. Cách mạng 4.0 là gì?

1. Định nghĩa

Thuật ngữ cách mạng 4.0 xuất phát từ một nhóm nhà nghiên cứu khoa học tại Đức vào năm 2011. Có thể nói, Đức chính là nguồn cội cho cuộc cách mạng định nghĩa khái niệm này. 

Cách mạng 4.0 là gì
Cách mạng 4.0 là sự kết nối vật lý với kỹ thuật số

Cách mạng công nghiệp 4.0 (Fourth Industrial Revolution) tập trung vào các công nghệ kỹ thuật, khoa học hoàn toàn mới. Với sự trợ giúp từ Internet, con người dễ dàng truy cập dữ liệu thời gian và các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghệ 4.0 cung cấp một cách tiếp mới, toàn diện hơn liên quan đến sản xuất và vận hành.

2. Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 lên 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra từ cuối những năm 1700 đến đầu những năm 1800 với trọng tâm là sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất để hỗ trợ con người. Những phát minh tận dụng năng lượng mới là sắt và than đá đã giúp cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất trên cơ sở khoa học.

Đến đầu thế kỷ 20, thể giới bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Đặc trưng của lần này là sử dụng năng lượng điện và các dây chuyền sản xuất hàng loạt ra đời. Đồng thời, ngành điện lực, vận tải, sản xuất thép và sản xuất hàng tiêu dùng cũng đạt được tầm cao mới.

Vào năm 1969, cuộc cách mạng của máy tính và công nghệ thông tin được xem như cách mạng công nghiệp lần ba. Giai đoạn này tạo nên tiền đề cho cơ cấu sản xuất tiết kiệm chi phí, hướng đến tự động hóa nhiều hơn. Điển hình như một số đơn vị đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng phần mềm ngay từ đây.

>> Tìm hiểu ngay: Phần mềm ERP là gì? Lợi ích của phần mềm ERP với doanh nghiệp

3. Các khái niệm liên quan

3.1. Big Data – Dữ liệu lớn

Đây là bộ dữ liệu lớn có cấu trúc hoặc không có cấu trúc có thể dễ dàng kết hợp, lưu trữ, sắp xếp và phân tích. Từ đó, dữ liệu lớn hiển thị các xu hướng, liên kết và cơ hội. Ví dụ, Marketing trong doanh nghiệp thu thập một lượng thông tin khách hàng để tìm ra xu hướng, như cầu, mong muốn… của người tiêu dùng. Doanh nghiệp dựa vào những dữ liệu này mà xây dựng những chiến dịch hoạt động quảng bá hiệu quả.

3.2. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo là ngành khoa học máy tính xuất hiện sáng tạo ra những máy móc mô phỏng con người về hành động, giọng nói, cách lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Ngày nay, các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng tích hợp AI với các phần mềm ứng dụng để thu thập, dự đoán thông tin. Nhiều doanh nghiệp đi đầu đã và đang sử dụng AI trong việc tối ưu hóa tới từng cá nhân, giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, tiện lợi hơn.

3.3. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây mô tả việc sử dụng máy chủ từ xa để lưu trữ, quản lý thông tin qua Internet. Một số công ty nổi tiếng như Office 365, Youtube, Facebook hiện nay cũng đang cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm nhiều chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ này.

3.4. Internet vạn vật kết nối (IoT)

IoT là sự kết hợp giữa Internet, công nghệ không dây và vi điện tử. Nó hỗ trợ kết nối các thiết bị từ xa như điện thoại, máy tính, tivi, xe ô tô tự lái,… giúp cuộc sống trở nên tiện nghi. Trong tương lai, Internet vạn vật dự kiến sẽ mở ra nhiều xu hướng mới như mạng 5G, thành phố thông minh và thực tế ảo.

3.5. Số hóa

Số hóa là quy trình chuyển đổi các loại thông tin, dữ liệu khác nhau thành định dạng kỹ thuật số. Giờ đây, hóa đơn, hợp đồng hay văn bản giấy tờ đều có thể chuyển sang dạng file word, pdf hoặc mã QR.

3.6. Thực tế ảo (AR)

Nhờ sự phối hợp khéo léo giữa âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng… mà công nghệ thực tế ảo đem đến những trải nghiệm “siêu thực” cho người dùng. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí, sản xuất trò chơi điện tử đều đang tập trung phát triển công nghệ này.

3.7. Tự động quy trình robotic (RPA)

Với các robot được cài đặt quy trình tự động hóa, doanh nghiệp có thể thay thế sức lao động phổ bằng bằng một hệ thống xử lý tự động hiệu quả. Đội ngũ nhân sự sẽ có thêm thời gian tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược hơn.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Chuyển đổi số để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao khả năng quản lý, dẫn dắt doanh nghiệp chuyển đổi số của bạn ngay hôm nay! 

II. Lợi ích và thách thức cách mạng công nghiệp 4.0

1. Lợi ích của cách mạng 4.0

1.1. Tăng năng suất và doanh thu

Cách mạng 4.0 đã thúc đẩy các quy trình sản xuất kinh doanh tối và tăng năng suất cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp cũng đạt được sự tăng trưởng doanh thu tốt hơn.

Theo thống kế, nếu đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp  nhỏ và vừa trong thời đại công nghệ 4.0, GDP của khu vực Asean có thể cộng thêm thêm 3,1 nghìn tỷ USD. Trong đó, GDP của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ  tăng thêm 30 tỷ USD.

1.2. Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Trong môi trường công nghiệp 4.0, chuỗi cung ứng được chia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, kho hàng và cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong thời gian thực. Bằng cách này hàng tồn kho được cập nhật liên tục giúp người quản lý hiểu rõ tình hình kinh doanh.

Lợi ích và thách thức cách mạng 4.0 phải đối mặt
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra các bước tiến xa hơn trong kinh doanh

Đồng thời, chất lượng sản phẩm cũng được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. Nếu trong tiến trình sản xuất xuất hiện những trục trặc, người quản lý sẽ nhanh chóng phát hiện dù theo dõi từ xa và khắc phục kịp thời.

1.3. Thay thế các công việc nguy hiểm

Cách mạng công nghiệp 4.0 cung cấp những công cụ thay thế vị trí của con người trong các công việc nguy hiểm, độc hại hoặc có tính chất lặp lại thủ công. Chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao cho mọi người tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hiện đại.

Như vậy, cách mạng 4.0 đã đẩy nhanh quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng kinh doanh,… Thêm vào đó, kết nối phần mềm máy tính nó còn giúp thu nhập dữ liệu, phân tích số liệu giúp người lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng. Áp dụng thành công công nghiệp mới, các doanh nghiệp sẽ giảm chi phí trong quá trình sản xuất và tăng lợi nhuận lên nhiều lần.

>> Xem thêm: Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp

2. Thách thức của cách mạng 4.0 

2.1. An ninh mạng và quyền riêng tư

Vấn đề an ninh mạng đang trở thành mối quan tâm chính của nhiều doanh nghiệp. Khi mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị lưu trữ dễ dàng bị đe dọa bởi những hacker hoặc virus khiến thông tin có thể bị đánh cắp và tổn hại.

Chính vì vậy, song hành cùng sự phát triển của cách mạng 4.0, các doanh nghiệp cần phát triển bộ phận quản trị hệ thống. Đây là đội ngũ sẽ đảm bảo an ninh dữ liệu kinh doanh trên không gian mạng cho nội bộ doanh nghiệp và cả khách hàng.

2.2. Trình độ chuyên môn của người lao động

Sự ra đời của máy móc tự động hóa sẽ khiến nhiều người lao động mất việc, đặc biệt là trong các vị trí lao động thủ công. Dưới sự thay đổi này, con người cần phải nâng cao ý thức học tập, liên tục cập nhật tri thức mới để bắt kịp thời đại 4.0.

Ngoài ra, thay vì phụ thuộc vào công nghệ, máy móc, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính, nhân lực để quá trình chuyển dịch diễn ra từng bước và không gặp phải những thiệt hại nghiêm trọng.

Thách thức của cách mạng công nghệ
Cách mạng 4.0 đang tạo ra những thách thức to lớn với doanh nghiệp

Thời đại công nghệ 4.0 đang vận chuyển nhanh chóng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi, tham gia và thích ứng ngay, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý và vận hành. Nhưng nếu áp dụng nóng vội không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

III. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong doanh nghiệp

Cuộc cách mạng 4.0 là sự kết nối thông qua vật lý với kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp kết nối tốt hơn với nhà cung cấp, đối tác… Nó cũng trao quyền kiểm soát cho các nhà quản lý để hiểu rõ mọi quy trình hoạt động. Họ tận dụng được nguồn dữ liệu tức thời để tăng năng suất cũng như cải thiện quy trình sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia chuyển đổi số cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Định nghĩa cách mạng 4.0
Cách mạng 4.0 cho phép doanh nghiệp kết nối tốt hơn với nhà cung cấp, đối tác

1. Sự ra đời của các ngành nghề mới trong kinh doanh

Trong thời đại hiện nay, con người đã tạo ra rất nhiều đột phá về khoa học và công nghệ mới về các lĩnh vực như: chế tạo robot, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ nano, phát triển về mạng Internet, lưu trữ năng lượng và tin học,… Kèm theo đó là sự liên kết giữa các lĩnh vực cơ – điện tử – sinh học, xây dựng – công nghệ,…

Vì vậy, không ngạc nhiên khi sự phát triển của công nghiệp 4.0 đem đến sự phát triển nhiều các ngành nghề mới như kỹ sư AI thông minh, giảng viên online, nhân viên bán hàng trực tuyến,… Và còn rất nhiều ngành nghề mới đang dần xuất hiện và được công chúng công nhận khi đóng góp tích cực cho xã hội.

2. Những doanh nghiệp cần triển khai công nghệ 4.0 

Vậy đâu là thời điểm doanh nghiệp nên tham gia đầu tư vào cách mạng 4.0? Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc có những mong muốn dưới đây, quá trình chuyển đổi số có thể chính là lời giải giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán khó hiện tại:

  • Doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có nền tảng công nghệ mạnh mẽ.
  • Doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng, tối ưu quy trình sản xuất kinh doanh.
  • Doanh nghiệp mong muốn đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tối ưu doanh thu.
  • Doanh nghiệp muốn cải thiện việc thông báo, cập nhật các chính sách của công ty đến từng phòng ban, nhân viên.
  • Doanh nghiệp cần triển khai số hóa để lưu trữ dữ liệu đầy đủ và an toàn.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hợp nhất trong mọi hoạt động tài chính – kế toán, bán hàng, nhân sự và quản lý điều hành.
  • Doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SỐ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Tiềm năng của doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Trong guồng quay công nghệ số, doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và khẳng định vị thế với thế giới. Quá trình ứng dụng phần mềm thông minh cùng các nền tảng công nghệ cho phép các đơn vị thiết lập dây chuyền sản xuất hiện đại, số hóa và cải tiến mô hình kinh doanh.

Cách mạng 4.0 giúp doanh nghiệp kết nối với đối tác nước ngoài, học hỏi những thành tựu khoa học. Doanh nghiệp không ngừng cải thiện sai sót, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên. Ngoài ra, thời gian kết nối tới khách hàng, đối tác cũng trở nên nhanh gọn và thuận tiện hơn.

Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp thuộc quy mô, ngành nghề nào cũng cần sẵn sàng nguồn lực để chuyển đổi số hiệu quả. Đặc biệt, doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ những công tác sau:

  • Chuyển đổi về nhận thức của nhà lãnh đạo và cả đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm thay đổi từ bên trong văn hóa doanh nghiệp.
  • Xác định thực trạng, nhu cầu, mong muốn chuyển đổi số phù hợp với tình hình hiện tại của tổ chức.
  • Lập kế hoạch chuyển đổi rõ ràng, có cam kết thời hạn hoàn thành.
  • Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín, chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu thực tiễn.
  • Liên tục cải tiến quy trình tác nghiệp, cập nhật công nghệ mới và đón đầu cuộc cách mạng 4.0.

Phần mềm AMIS Công việc – giải pháp thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp 

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số.

V. Kết luận

Qua bài viết trên, hy vọng các nhà lãnh đạo, quản lý đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về cuộc cách mạng 4.0. Có thể nói, công nghiệp 4.0 đang xóa nhòa ranh giới giữa công nghệ thông tin và công nghệ vận hành, tiếp tục hợp nhất thế giới ảo và thế giới vật lý. Doanh nghiệp cần nắm bắt được những lợi ích, thách thức để sẵn sàng vươn mình bứt phá hơn. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả