Trong lúc các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa, phá sản cần được hỗ trợ, doanh nghiệp và nền kinh tế đang phải đối mặt với trạng thái “VUCA”. Điều này khiến doanh nghiệp, hơn bao giờ hết, cần chủ động, thay đổi, quyết liệt, biến nguy thành cơ.
Trong giai đoạn khó khăn, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính Phủ đã ra đời ngày 26/8/2021 với nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ và định hướng thúc đẩy phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là nắm bắt thông tin, cập nhật xu thế, chuyển đổi công nghệ, tập trung vào chất lượng nguồn nhân lực.
MISA AMIS đồng hành cùng Quý doanh nghiệp tổng hợp, rà soát chi tiết các chính sách hỗ trợ từ Nghị định này, từ đó giúp Quý Doanh nghiệp chủ động nắm bắt, tiếp cận các ưu đãi được hưởng để cùng nhau vượt qua “cuộc khủng hoảng” này.
1. Đối tượng hỗ trợ
Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Theo Điều 5 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP thì để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ căn cứ vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí |
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Doanh nghiệp nhỏ |
Doanh nghiệp vừa |
|||
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng | Thương mại, dịch vụ | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng | Thương mại, dịch vụ | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng | Thương mại, dịch vụ | |
Số lao động tham gia BHXH | Bình quân năm không quá 10 người | Bình quân năm không quá 10 người | Bình quân năm không quá 100 người | Bình quân năm không quá 50 người | Bình quân năm không quá 200 người | Bình quân năm không quá 100 người |
Tổng doanh thu cả năm | ≤ 3 tỷ đồng | ≤ 10 tỷ đồng | ≤ 50 tỷ đồng | ≤ 100 tỷ đồng | ≤ 200 tỷ đồng | ≤ 300 tỷ đồng |
Tổng nguồn vốn | ≤ 3 tỷ đồng | ≤ 3 tỷ đồng | ≤ 20 tỷ đồng | ≤ 50 tỷ đồng | ≤ 100 tỷ đồng | ≤ 100 tỷ đồng |
2. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
2.1 Hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mặc dù, trong vài năm gần đây, cụm từ “chuyển đổi số” đã dần trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực sự áp dụng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp hiện nay tỷ lệ còn chưa cao. Doanh nghiệp nên chủ động tận dụng những ưu đãi từ Chính sách để tổ chức chuyển đổi số cho doanh nghiệp, đáp ứng những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS đầy đủ các ứng dụng từ tài chính – kế toán, marketing, nhân sự, bán hàng,… đến điều hành chung đồng thời đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài nhờ liên kết nhiều đối tác như cơ quan Thuế, Bảo hiểm xã hội, sàn thương mại điện tử/tuyển dụng…. Trong đó, phần mềm kế toán online MISA AMIS là giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán:
- Hệ sinh thái kết nối:
- Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
- Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
- Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
- Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….
2.2 Hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn phí truy cập các thông tin về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý như sau:
2.3 Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành) như sau:
(Xem thêm về mạng lưới tư vấn viên xin truy cập vào Cổng thông tin của Bộ kế hoạch và đầu tư tại địa chỉ https://business.gov.vn/)
2.4 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay, một “bài toán mới” mà doanh nghiệp cần giải đó là vấn đề cung – cầu lao động. Một “nghịch lý” là: doanh nghiệp thì thiếu hụt lao động, nhất là lao động chất lượng trong khi tỷ lệ thất nghiệp đang ngày một tăng. Từ đó dẫn đến một yêu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực, Doanh nghiệp cần đầu tư hơn vào yếu tố con người, chất lượng nguồn lực lao động.
2.4.1. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
2.4.2. Hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
Chi tiết nội dung hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp như sau:
a) Miễn phí truy cập và tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời gian phù hợp. Hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung bài giảng trực tuyến.
b) Miễn phí tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ khác).
2.4.3. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
2.4.4. Hỗ trợ đào tạo nghề
Hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận.
Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.
3. Hồ sơ, thủ tục và cách nộp hồ sơ nhận hỗ trợ
3.1 Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ bao gồm
a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
(Tải về Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP tại đây)
b) Những tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ (nếu có).
(Chú ý các hồ sơ tài liệu, hồ sơ liên quan là những giấy tờ chứng minh về nhu cầu thực tế cần hỗ trợ của doanh nghiệp với mỗi nhu cầu hỗ trợ.
Ví dụ:Khi doanh nghiệp tham gia tham gia khóa học đào tạo nghề cho người lao động thì cần có quyết định cử người lao động tham gia khóa học, giấy nhập học của người lao động tại các cơ sở đào tạo…. )
3.2 Thủ tục và cách nộp hồ sơ hỗ trợ
a) Cách nộp hồ sơ hỗ trợ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ thông qua các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xem xét, quyết định.
b) Thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy trình như sau:
TH1: Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
TH2: Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ và đầy đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong thông báo thể hiện rõ nội dung, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và kinh phí khác (nếu có).
*) Chú ý:
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có thông báo về việc hỗ trợ sẽ được cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ bằng các cách sau (tùy theo nguồn lực mà cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có):
– Ngoài ra, việc sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ của cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn liên quan. (Doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và kho bạc nhà nước nơi cấp ngân sách nhà nước)
Hồ sơ thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
+ Thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và nghiệm thu (nếu có) giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ;
+ Các hóa đơn, chứng từ tài chính có liên quan.
4. Các lưu ý để hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa được chấp nhận
Thứ nhất: Cần kiểm tra đối chiếu điều kiện của doanh nghiệp hiện có với điều kiện đối tượng được hỗ trợ cần đáp ứng để tránh đề xuất không đúng đối tượng được hỗ trợ.
Thứ hai: Cần gửi đầy đủ Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo quy định của Nghị định này.
Thứ ba: Nếu như sau khi gửi hồ sơ mà doanh nghiệp thuộc trường hợp đủ điều kiện hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ thì cần nhanh chóng bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng dẫn.
5. Kết luận
Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ra đời đã đưa ra các chính sách mới tiến bộ kịp thời hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm vượt qua đại dịch COVID-19 khó khăn và đi lên phát triển cùng với xu hướng phát triển của thế giới. MISA AMIS mong rằng qua bài viết này, các bạn đọc cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nắm bắt và biết được cách thức nhận được các chính sách hỗ trợ của Nghị định này một cách dễ dàng hơn.
Tác giả: Người Yêu Kế Toán