Hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền theo thông tư 200 như thế nào?

28/11/2023
30371

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng khuyến mại nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm. Như vậy, hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền là vấn đề thường gặp trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi sự chính xác và minh bạch cao. Việc xử lý đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, đảm bảo tính chính xác trong báo cáo tài chính và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.

1. Các chính sách đối với hàng khuyến mại

  • Luật Thương mại quy định hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải thực hiện theo quy định của Pháp luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đăng ý với Sở công thương về những hàng hóa dùng cho mục đích khuyến mại.
  • Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định hàng hóa, dịch vụ sử dụng để làm hàng khuyến mại đã đăng ký với Sở công thương thì giá tính thuế = 0, tức là không cần nộp thuế GTGT đối với hàng hóa này. Trường hợp hàng khuyến mại không đăng ký với Sở công thương thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, tính nộp thuế như hàng biếu tặng.
  • Khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại Điểm b,c Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định các doanh nghiệp phải lập hóa đơn bán hàng cho cả Hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hay cho, biếu, tặng.
  • Khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 đã bãi bỏ Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật số: 14/2008/QH12 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật số: 32/2013/QH13 nên kể từ năm 2015 thì chi phí khuyến mại sẽ không còn bị khống chế mức 15% nữa.
Doanh nghiệp phải đăng ý với Sở công thương về những hàng hóa dùng cho mục đích khuyến mại

Có thể bạn quan tâm: Chiết khấu thương mại là gì? Cách hạch toán chiết khấu thương mại

2. Nguyên tắc hạch toán hàng khuyến mại, quảng cáo

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 23 Thông tư 200:

“8. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất giao dịch. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:

a) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…., kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo);

b) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).”

Nắm rõ được đầy đủ các chính sách, quy định và nguyên tắc sẽ giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng nhận diện và đảm bảo hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền chính xác.

3. Hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền tại bên bán

Dưới đây hướng dẫn cách hạch toán hàng khuyến mại không thu tiền theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Nếu Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133, kế toán thay TK 641 ở bên dưới thành TK 6421 (chi phí bán hàng).

3.1. Hạch toán hàng khuyến mại có đăng ký với Sở Công thương

Với trường hợp này, kế toán không phải tính thuế GTGT đầu ra.

  • Khi cung cấp hàng khuyến mại, quảng cáo cho người mua:

Trường hợp 1: hàng hóa khuyến mại không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 155, 156

Trường hợp 2: hàng hóa khuyến mại có kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

Sau khi ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, kế toán viên tiếp tục thực hiện bút toán phân bổ doanh thu thu được cho cả hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại

Nghiệp vụ Bán hàng khuyến mại (có đăng ký với Sở Công thương) trên Phần mềm kế toán online MISA AMIS

Xem thêm tính năng

3.2. Hạch toán hàng khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương

Nếu không đăng ký hàng khuyến mại với Sở Công Thương, doanh nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như khi bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Số thuế GTGT đầu ra này sẽ được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng hoặc giá vốn hàng bán.

Hóa đơn GTGT đầu ra của hàng khuyến mại không đăng ký với Sở Công Thương, sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhưng chi phí mua hàng hóa khuyến mại này sẽ được đưa vào chi phí hợp lý (Theo Công văn số 1762/CT-TTHT Công văn của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2016).

  • Khi cung cấp hàng khuyến mại, quảng cáo cho người mua:

Trường hợp 1: hàng hóa khuyến mại không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có TK 155, 156

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp 2: hàng hóa khuyến mại có kèm theo các điều kiện khác, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Sau khi ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán viên thực hiện bút toán phân bổ doanh thu cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại.

Nghiệp vụ Bán hàng khuyến mại (không đăng ký với Sở Công thương) trên Phần mềm kế toán online MISA AMIS

Dùng thử miễn phí

Xem thêm: Hạch toán giảm giá hàng bán đầy đủ chính xác theo TT 200 và 133

4. Hạch toán hàng khuyến mại tại bên mua

Vậy bên mua khi nhận hàng khuyến mãi hạch toán như thế nào?

  • Khi nhận được hàng khuyến mại không kèm điều kiện:

Nợ TK 152, 153, 156… – Giá trị hàng khuyến mại theo giá hợp lý

Có TK 711 – Thu nhập khác

  • Khi nhận được hàng khuyến mại có kèm điều kiện:

Nợ TK 152, 153, 156, 211…- giá trị hàng mua – (trừ) giá trị hàng khuyến mại

Nợ TK 152, 153, 156, 211… – giá trị hàng khuyến mại tính theo giá hợp lý

Có TK 111, 112, 131

Cách xác định giá trị hàng khuyến mại, hàng tặng thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5357/TCT-CS như sau:

  • Trường hợp hàng mua và hàng khuyến mại giống hệt nhau (chính sách mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1…): đơn giá của 01 đơn vị hàng hóa (bao gồm cả hàng khuyến mại) được xác định là tổng số tiền phải trả hoặc đã trả để mua hàng hóa chia cho số lượng hàng nhận về.
  • Trường hợp hàng mua và hàng khuyến mại không giống nhau (chính sách tặng kèm sản phẩm, phụ tùng thay thế…): giá trị được xác định căn cứ vào giá trị niêm yết của hàng khuyến mãi mà bên bán công bố hoặc giá trị thị trường của hàng hóa giống hệt.

5. Đại lý, nhà phân phối nhận hàng để khuyến mại cho khách hàng

Khi nhận hàng dùng cho mục đích khuyến mại (không phải trả tiền), đại lý, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ và thuyết minh bên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được hoặc hàng đã dùng để khuyến mại (tương tự hàng hóa nhận giữ hộ).

Khi hết chương trình khuyến mại, nếu vẫn còn tồn hàng và không phải trả lại nhà sản xuất, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 156

Có TK 711

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng mua hàng của công ty B, hợp đồng ghi nhận: (đơn vị tính VND)

Hàng mua: sản phẩm C

Số lượng: 100 sản phẩm

Giá bán (giá chưa bao gồm VAT): 800.000

Thuế GTGT: 10%

Công ty B xuất hóa đơn GTGT 110 sản phẩm C cho công ty A với 10 sản phẩm là hàng khuyến mại, công ty B đã thu tiền lô hàng bằng tiền chuyển khoản.

Hàng khuyến mại đã được công ty B đăng ký với Sở Công thương.

Giá vốn của 1 sản phẩm C là 300.000.

Công ty A nhận hàng, 100 sản phẩm nhập kho, đưa ngay 10 sản phẩm vào sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Hướng dẫn hạch toán:

Công ty B:

1. Hạch toán giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632 – 110 x 300.000 = 33.000.000

Có TK 156 – 33.000.000

2. Hạch toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 112 – 88.000.000

Có TK 511 – 80.000.000

Có TK 3331 – 8.000.000

Công ty A:

1. Hạch toán nhập kho hàng hóa:

Nợ TK 156 – 80.000.000 (11 sản phẩm)

Nợ TK 1331 – 8.000.000

Có TK 112 – 88.000.000

2. Hạch toán hàng đưa vào sử dụng ở bộ phận quản lý

Nợ TK 242 – 7.272.727,3 (= 80.000.000 : 11)

Có TK 156 – 7.272.727,3

Hiện nay, phần mềm kế toán online MISA AMIS có tính năng hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi hạch toán hàng khuyến mãi:

  • Bán hàng khuyến mại (có kèm điều kiện).
  • Bán hàng khuyến mại (không kèm điều kiện).
  • Quản lý nhập – xuất – tồn kho hàng khuyến mại.

Các tính năng đều được hướng dẫn cụ thể chi tiết, kế toán có thể tham khảo trước khi ghi nhận thực tế tại doanh nghiệp mình. Ngoài ra, phần mềm AMIS kế toán còn nhiều tính năng đặc thù, ưu việt, hỗ trợ kế toán trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp có thể đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS  để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

 

  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….
  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả