5 nút thắt khiến CEO Việt ngần ngại ứng dụng AI trong kinh doanh

03/03/2025
321

Trong bối cảnh Việt Nam đang kêu gọi toàn dân vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp.

Một khảo sát từ Vietnam News Agency cho thấy 50% doanh nghiệp Việt Nam lo ngại về việc không thích ứng kịp xu hướng chuyển đổi số hoặc phải đối mặt với nhiều rủi ro khi ứng dụng AI mà không chắc chắn về lợi ích kinh tế đem lại. Hãy cùng MISA AMIS đào sâu về 5 nút thắt lớn nhất đang kìm chân nhiều doanh nghiệp trước cơ hội phát triển cùng AI.

AI trong kinh doanh – Cuộc chơi không thể đứng ngoài

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế đầy tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế số dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh này, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu đầy tham vọng trong Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo đến năm 2030, hướng tới việc đưa Việt Nam vào top 4 nước dẫn đầu ASEAN và top 50 thế giới về AI.

MISA nhận nhiệm vụ chiến lược quốc gia về làm chủ công nghệ số AI từ chính phủ.

Ứng dụng AI trong kinh doanh trở thành xu hướng tất yếu bởi những lợi ích thiết thực nó đem lại trong việc vận hành và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp:

  • Tăng hiệu suất và năng suất
  • Xây dựng chiến lược khôn ngoan
  • Cải thiện dịch vụ, lợi thế cạnh tranh
  • Tiết kiệm chi phí vận hành

Trước sự “bành trướng” nhanh chóng của AI, các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ SMEs đến các công ty lớn, đang đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ từ thị trường nội địa mà còn từ các đối thủ quốc tế. Cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi người tiêu dùng và sự bùng nổ của thương mại điện tử.

Bối cảnh về AI trong kinh doanh như vậy đặt doanh nghiệp vào tình thế buộc phải thích nghi để tồn tại và phát triển, hoặc chấp nhận rơi vào “hố đen” của sự tụt hậu – nơi lợi thế cạnh tranh dần tan biến, đối thủ nhanh nhạy vượt mặt, cơ hội thị trường trôi xa, và chi phí vận hành tăng vọt.

Anh/chị đang tìm kiếm giải pháp ứng dụng AI vào vận hành kinh doanh? Thử ngay MISA AMIS CRM - Phần mềm CRM tích hợp AI đầu tiên tại Việt Nam

Dùng thử miễn phí đầy đủ tính năng

Nỗi lo của doanh nghiệp khi tiếp cận AI trong kinh doanh

Tự xây dựng hệ thống AI độc lập là “sân chơi” chỉ dành cho những tập đoàn lớn với tiềm lực mạnh mẽ. Đa phần các doanh nghiệp hiện nay tiếp cận AI qua giải pháp từ các nhà cung cấp dịch vụ.

Việc không tự chủ được công nghệ khiến cho nhiều lãnh đạo lo ngại về những rủi ro doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi triển khai AI trong kinh doanh. Dưới đây là 5 rào cản tâm lý phổ biến nhất được đúc kết từ những cuộc khảo sát gần đây:

1. Chi phí và lợi nhuận đem lại 

Khảo sát từ AI Institute cho thấy 42% doanh nghiệp coi chi phí là rào cản chính, trong khi 30% lo ngại về việc không đạt được hiệu quả kinh tế. Họ lo sợ rằng nếu triển khai không thành công, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn tiền và thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Đánh giá thực tiễn:

Nỗi sợ này phản ánh thực tế rằng nhiều chủ doanh nghiệp đang mặc định “chi phí triển khai AI trong kinh doanh rất đắt đỏ” và bỏ qua các giải pháp thuê ngoài chi phí thấp đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và chứng minh hiệu quả.

Minh Đức Group phát triển vượt bậc nhờ chuyển đổi số với bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp MISA AMIS tích hợp AI

Trên thị trường không hề thiếu những giải pháp AI tự động hóa với mức giá chỉ vài triệu đồng nhưng có thể cải thiện hiệu suất kinh doanh một cách rõ rệt (tìm hiểu ngay tại đây).

Trong khi đó, cái giá của việc tụt hậu được đánh giá là đắt hơn nhiều. McKinsey ước tính doanh nghiệp không dùng AI có thể mất 5-15% doanh thu tiềm năng do không tối ưu hóa được vận hành và khách hàng.

2. Hiểu biết hạn chế về AI

Trí tuệ nhân tạo vẫn là một thứ gì đó nghe khá “viễn tưởng”, nhất là đối với thế hệ sinh ra vào thời kỳ trước, khi đất nước còn nhiều khó khăn và lạc hậu. Họ bị choáng ngợp bởi các thuật ngữ như “machine learning”, “big data”, và không biết bắt đầu từ đâu để ứng dụng vào doanh nghiệp.

Đánh giá thực tiễn:

Thực ra, đây là một rào cản mang tính tâm lý và không quá khó để vượt qua như người ta tưởng. Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều nhà cung cấp đơn giản hóa AI thành công cụ dùng sẵn, có thể dễ dàng thao tác mà không cần kiến thức chuyên sâu.

Ngoài ra, những tài liệu hướng dẫn về AI cũng khá đa dạng trên các nền tảng truyền thông và mạng xã hội. Những đơn vị đi đầu về công nghệ như MISA thường xuyên chia sẻ eBook và tổ chức sự kiện webinar để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về ứng dụng AI trong kinh doanh.

Mời anh/chị bấm vào ảnh để tải miễn phí eBook tìm hiểu về AI trong kinh doanh.

Dấn thân là cách nhanh nhất để học hỏi và dẫn đầu. Nếu cứ giữ tâm lý “chờ hiểu rồi mới làm”, doanh nghiệp sẽ mãi đứng ngoài cuộc chơi, trong khi thị trường số Việt Nam tăng trưởng 20% mỗi năm (e-Conomy SEA 2023), không chờ đợi ai.

3. Tính thích hợp với doanh nghiệp

Nhiều chủ doanh nghiệp tự hỏi liệu AI có thực sự cần thiết cho họ, đặc biệt khi hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống như buôn bán quy mô nhỏ hay dịch vụ địa phương.

“Tôi không thấy AI có thể giúp gì cho công ty kinh doanh nhỏ của mình” – quan điểm này phản ánh một tư duy phổ biến: AI là xa xỉ, chỉ dành cho các “ông lớn”.

Đánh giá thực tiễn:

Đây là một hiểu lầm tai hại. AI không chỉ dành cho tập đoàn lớn mà đã chứng minh giá trị ở cả quy mô nhỏ. Có rất nhiều khách hàng doanh nghiệp của MISA tuy chỉ có từ 5 nhân viên sales nhưng vẫn quyết tâm số hóa quy trình bán hàng với phần mềm AMIS CRM tích hợp AI để tối ưu lợi thế cạnh tranh về dịch vụ và hiệu suất nhân sự.

Tìm hiểu thêm về câu chuyện chuyển đổi số với phần mềm tích hợp AI của NOVATEK tại đây

Những doanh nghiệp thức thời này đã sớm nhận ra rằng, với đặc thù nguồn lực hạn chế, lại đang phải đứng trước bối cảnh đầy biến động và xu hướng cắt giảm nhân sự tăng cao, thì chính họ là đối tượng không nên xem nhẹ việc chuyển đổi số và ứng dụng AI trong kinh doanh.

4. An ninh dữ liệu và quyền riêng tư

Lo ngại về an ninh dữ liệu là một bóng ma lớn trong tâm trí các chủ doanh nghiệp. Khảo sát từ European Commission cho thấy 28% doanh nghiệp sợ rằng AI có thể làm rò rỉ thông tin khách hàng hoặc vi phạm quy định pháp luật như Luật An ninh mạng Việt Nam (2018).

Với lượng dữ liệu khổng lồ từ 70 triệu người dùng internet, họ lo rằng một sai lầm nhỏ trong triển khai AI có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng hoặc mất lòng tin từ khách hàng.

Đánh giá thực tiễn:

Rủi ro này có thể xảy ra nhưng chỉ với trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ AI từ những đơn vị không có tên tuổi trên thị trường, thiếu uy tín và minh bạch. Những nhà cung cấp AI lớn như MISA, FPT, hay Viettel đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định bảo mật, với hệ thống mã hóa đạt chuẩn quốc tế.

Nếu để nỗi lo này lấn át và không tận dụng khai thác big data, đối thủ có thể khai thác dữ liệu khách hàng tốt hơn và chiếm lĩnh thị phần, trong khi doanh nghiệp đứng ngoài trở thành “kẻ bên lề” của cuộc chơi.

5. Mất đi sự kết nối chân thật

Việc AI thay thế các nghiệp vụ của nhân sự khiến cho nhiều lãnh đạo lo ngại về sự mất gắn kết giữa đội ngũ, ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp vốn dựa trên sự gắn bó con người.

Họ còn lo sợ công nghệ như chatbot AI sẽ biến giao tiếp thành máy móc, làm mất đi sự gần gũi, lòng trung thành mà họ dày công gây dựng trong mối quan hệ với khách hàng. Nỗi lo này khá thực tế đối với các ngành dịch vụ như bán lẻ, nơi sự ấm áp của con người là lợi thế cạnh tranh cuối cùng trước các “ông lớn”.

Đánh giá thực tiễn:

AI có thực sự thay thế con người?

AI không thay thế mà hỗ trợ, giải phóng con người khỏi những thao tác thủ công để tập trung cho hoạt động sáng tạo và định hướng chiến lược. Nếu không dùng AI, doanh nghiệp sẽ phải đứng trước 2 lựa chọn: gồng gánh khoản chi phí nở thêm cho nhân sự hoặc để nhân viên kiệt sức với khối lượng công việc thủ công. Đây mới là điều làm mất gắn kết thực sự.

AI khiến mối quan hệ khách hàng khô khan?

Nỗi sợ về việc mất kết nối với khách hàng có lẽ cũng sẽ tiêu tan nhanh chóng khi các chủ doanh nghiệp khám phá ra rằng: khoảng 68% người tiêu dùng Việt cho biết sẽ quyết định mua hàng nếu nhận được phản hồi ngay lập tức từ công cụ chatbot AI (theo báo cáo Nielsen Global Consumer Trends)

AI đáp ứng tuyệt vời yêu cầu về tốc độ – yếu tố quan trọng để cạnh tranh trên thị trường, mà không cần doanh nghiệp bố trí nhân sự 24/7. Các công đoạn chăm sóc chuyên sâu tiếp theo vẫn do con người đảm nhiệm. Chưa kể rằng, công cụ chatbot AI hoàn toàn có thể được tùy chỉnh giọng điệu và nội dung trả lời cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Với khả năng phân tích dữ liệu thông minh, AI thậm chí còn giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng sâu sắc hơn để cung cấp trải nghiệm dịch vụ vượt trội. Không dùng AI, doanh nghiệp mới thực sự đánh mất sự gần gũi, khi khách hàng chuyển sang những thương hiệu hiểu họ hơn nhờ dữ liệu.

AI có thể ứng dụng vào những nghiệp vụ gì trong kinh doanh – bán hàng? 

1. Chăm sóc khách hàng, chốt đơn

  • Hỗ trợ soạn thảo nội dung emai/SMS, kịch bản chăm sóc khách hàng, chốt đơn.
  • Tra cứu thông tin để giải đáp kiến thức liên quan đến sản phẩm.
  • Tự động ghi chép nội dung cuộc gọi với khách hàng.
  • Sử dụng chatbot AI để phản hồi khách hàng tự động theo kịch bản được thiết lập sẵn.
  • Tóm tắt và phân tích thông tin khách hàng, giúp Sales đưa ra phương án chăm sóc nhanh chóng và cá nhân hóa.

Xem luôn cách trợ lý MISA AVA tóm tắt nhanh thông tin khách hàng, cung cấp các phân tích từ tổng quan đến chi tiết về lịch sử tương tác, mua hàng cho sếp:

2. Cải thiện hiệu suất nhân viên

  • Tự động tổng hợp số liệu kinh doanh, giúp nhân sự nắm bắt tình hình và chủ động hoàn thành mục tiêu.
  • Tự động nhắc công việc cần làm, lịch hẹn với khách hàng.
  • Giảm thiểu các tác vụ thủ công như nhập liệu, lập báo cáo số liệu.

3. Tối ưu hoạt động marketing

  • Hỗ trợ sáng tạo nội dung đa dạng hình thức (văn bản, hình ảnh, video,..)
  • Phân tích dữ liệu thị trường và khách hàng.
  • Cá nhân hóa chiến dịch marketing dựa trên dữ liệu đã phân tích.
  • Theo dõi hiệu suất, tối ưu các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số.

4. Phân tích dữ liệu, nắm bức tranh kinh doanh 

  • Phân tích tài liệu, báo cáo, công văn,… và highlight những thông tin quan trọng.
  • Tra cứu nhanh chóng và chi tiết mọi thông tin về tình hình kinh doanh.
  • Trực quan hóa số liệu kinh doanh thành các biểu đồ dễ quan sát.
  • Xác định điểm mạnh cần tối ưu & phát hiện lỗ hổng kịp thời.
  • Dự báo nhu cầu bán hàng trong tương lai để xây dựng chiến lược trúng đích.

Ai là người được hưởng lợi khi doanh nghiệp ứng dụng AI trong kinh doanh?

Chủ doanh nghiệp, cấp lãnh đạo

Trong vai trò lãnh đạo, chủ doanh nghiệp và quản lý thường bị đè nặng bởi hàng loạt trách nhiệm: giám sát vận hành, ra quyết định chiến lược, quản lý đội ngũ, duy trì chất lượng chăm sóc khách hàng của đội ngũ, và thúc đẩy tăng trưởng.

AI không chỉ là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, mà còn là “trợ thủ đắc lực” giúp lãnh đạo giảm áp lực cá nhân, tiết kiệm thời gian, và tập trung vào những gì thực sự quan trọng:

  • Đơn giản hóa nghiệp vụ quản lý.
  • Thưởng phạt công bằng, tránh việc nhân sự đổ lỗi cho nhau nhờ thống kê dữ liệu minh bạch.
  • Giảm thiểu áp lực giám sát, sự phụ thuộc vào báo cáo từ nhân sự.
  • Phân tích dữ liệu, nhìn nhận bức tranh kinh doanh tổng thể dễ dàng hơn thay vì vùi đầu đọc số liệu khô khan.
  • Lập báo cáo và xây dựng chiến lược sắc nét, nhanh chóng hơn.

Trên thị trường hiện này có một giải pháp được hơn 270.000 doanh nghiệp tin dùng chính là MISA AMIS. Đây là nền tảng quản trị Việt Nam đầu tiên được tích hợp AI để tự động hóa nhập liệu, tinh gọn quy trình làm việc, phân tích dữ liệu và trích xuất báo cáo chi tiết chỉ trong vài phút thay vì hàng giờ như cách truyền thống.

Bộ giải pháp MISA AMIS cung cấp đầy đủ phân hệ giúp doanh nghiệp quản lý tổng thể, bao gồm: Tài chính kế toán, Nhân sự (Tuyển dụng – Tiền lương – Bảo hiểm), Bán hàng và Marketing (CRM), Truyền thông nội bộ, Quy trình – Quy định, Tài sản, Quản lý công việc,…

Dùng thử miễn phí đầy đủ tính năng

Nhân sự vận hành

Nhân sự vận hành – từ nhân viên kho, kế toán, chăm sóc khách hàng, đến marketing – thường đối mặt với khối lượng công việc lớn, áp lực thời gian, và sự lặp lại nhàm chán.

AI không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn là “người bạn đồng hành” giúp họ giảm căng thẳng, làm việc hiệu quả hơn, và cảm thấy giá trị hơn trong vai trò của mình:

  • Giảm công việc lặp lại, bớt rủi ro sai sót nhập liệu.
  • Thoát khỏi thủ tục hành chính rườm rà để tập trung vào nhiệm vụ chính.
  • Hứng khởi trong công việc, tăng năng suất khi quy trình vận hành trơn tru.
  • Có phụ tá đắc lực về chuyên môn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào quản lý.
  • Hiệu quả công việc tăng cao, thu nhập được cải thiện.

Ngoài những giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp MISA AMIS, còn có rất nhiều công cụ AI khác mà đội ngũ nhân sự vận hành có thể tận dụng để tối ưu công việc như:

  • Công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung, nghiên cứu thông tin: ChatGPT, Gemini, Deepseek, Grok, NotebookLM, Napkin,…
  • Công cụ sinh hình ảnh: Dall-E, Canva, Figma, Midjourney,..
  • Công cụ tạo video: Runway, Deepbrain, Fliki, Synthesia,..
  • Công cụ chuyển giọng nói thành văn bản: Vbee, TurboScribe,..

Kết luận

Trong bối cảnh Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, ứng dụng AI trong kinh doanh không chỉ là xu hướng mà đã trở thành chìa khóa để doanh nghiệp và con người cùng bứt phá.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các lãnh đạo một cái nhìn khác, giải mã những rào cản tâm lý về việc ứng dụng AI vào doanh nghiệp.

Với sự đa dạng các giải pháp AI có mức chi phí đầu tư dễ tiếp cận, việc ứng dụng AI đã không còn là bài toán khó. Hãy lựa chọn nhà cung cấp uy tín, biến cơ hội thành hiện thực và khẳng định vị thế trong thời đại mới!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
  yasr-loader
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA