Chứng chỉ CFP là gì? So sánh CFP và CFA

16/11/2024
66

Chứng chỉ CFP (Certified Financial Planner) là một trong những chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực tài chính cá nhân, dành cho các chuyên gia lập kế hoạch tài chính giúp khách hàng đạt được mục tiêu dài hạn về tài chính, từ tiết kiệm hưu trí đến quản lý tài sản. Trong khi đó, CFA (Chartered Financial Analyst) cũng là một chứng chỉ hàng đầu, nhưng tập trung vào đầu tư và phân tích tài chính cho các tổ chức.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa CFP và CFA, giúp bạn chọn lựa con đường phù hợp nhất với mục tiêu nghề nghiệp của mình.

1. CFP là gì?

CFP (Certified Financial Planner) là chứng chỉ quốc tế uy tín trong lĩnh vực tư vấn tài chính cá nhân, được cấp bởi Hội đồng Chứng nhận Kế hoạch Tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards – CFP Board) tại Mỹ.

Chứng chỉ CFP dành cho các đối tượng có kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch tài chính, bao gồm quản lý tài sản, đầu tư, hưu trí, bảo hiểm và thuế. 

Để trở thành CFP, bạn cần đáp ứng tiêu chuẩn cao về trình độ học vấn, kinh nghiệm, và phải vượt qua kỳ thi khắt khe do CFP Board tổ chức. Với chứng chỉ CFP, bạn có thể hỗ trợ khách hàng lập kế hoạch tài chính cá nhân, hướng tới các mục tiêu dài hạn như đảm bảo tài chính cho hưu trí, quản lý rủi ro tài sản, và đầu tư hiệu quả. 

2. CFA là gì?

CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ chuyên nghiệp danh giá trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) tại Hoa Kỳ cấp. Đây là chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và được xem là tiêu chuẩn vàng cho các chuyên gia phân tích tài chính, quản lý đầu tư, và quản lý rủi ro.

Chương trình CFA gồm ba cấp độ kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về phân tích đầu tư, định giá tài sản, quản lý danh mục đầu tư, và đạo đức nghề nghiệp.

Chứng chỉ CFA giúp bạn có cơ hội thăng tiến, nâng cao uy tín và trở thành lựa chọn ưu tiên của các công ty đầu tư, ngân hàng và quỹ đầu tư. Với chứng chỉ CFA, bạn có thể cung cấp các giải pháp tài chính đáng tin cậy, tư vấn đầu tư chiến lược và quản lý tài sản hiệu quả cho cá nhân và tổ chức.

Tìm hiểu thêm về CFA tại đây

3. Sự khác biệt giữa CFP và CFA

CFP và CFA là hai chứng chỉ uy tín trong lĩnh vực tài chính, nhưng mỗi chứng chỉ lại phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp khác nhau.

  • CFP (Certified Financial Planner) tập trung vào lập kế hoạch tài chính cá nhân, bao gồm các lĩnh vực như quản lý tài sản, lập kế hoạch hưu trí, bảo hiểm, và tư vấn thuế. CFP phù hợp cho người làm việc trực tiếp với khách hàng cá nhân, giúp họ đạt được mục tiêu tài chính dài hạn và quản lý tài sản một cách hiệu quả.
  • Trong khi đó, CFA (Chartered Financial Analyst) hướng đến chuyên môn sâu trong lĩnh vực đầu tư và phân tích tài chính, đặc biệt là định giá tài sản, quản lý danh mục đầu tư, và quản lý rủi ro. CFA phù hợp cho những ai muốn phát triển sự nghiệp tại các công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm. Chương trình CFA đòi hỏi kiến thức cao về tài chính doanh nghiệp, mô hình định giá, và kỹ năng phân tích sâu.

Bảng so sánh 2 chứng chỉ CFA và CFP

Nội dung

CFA

CFP

Cơ hội nghề nghiệp
  • Giám đốc tài chính;
  • Chuyên gia tư vấn tài chính;
  • Nhà phân tích tài chính;
  • Quản lý danh mục đầu tư;
  • Quản lý rủi ro;
  • Cố vấn tài chính;
  • Nhà phân tích nghiên cứu;
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng;

Sau khi hoàn thành CFA Level 1, các bạn đã có thể nộp đơn ứng tuyển vào các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các ngân hàng.

Pass CFA Level 2 và 3, bạn có cơ hội ứng tuyển các vị trí cấp cao với mức lương khủng, có thể tự đầu tư nâng cao mức thu nhập. 

  • Chuyên gia lập kế hoạch tài chính;
  • Nhà tư vấn tài chính; 
  • Nhà tư vấn đầu tư; 
  • Quản lý rủi ro;
Điều kiện hoàn thành chứng chỉ
  • Vượt qua lần lượt 3 cấp độ;
  • Tích lũy đủ 4 năm kinh nghiệm làm việc có liên quan tới đầu tư (trước, trong hoặc sau khi thi);
  • Đăng ký trở thành hội viên của viện CFA;
  • Trở thành CFA Charterholder.
  • Vượt qua 1 kỳ thi;
  • Ứng viên phải có bằng Cử nhân từ một trường đại học được công nhận và có một số môn học liên quan tới lập kế hoạch tài chính;
  • Ứng viên phải hoàn thành các khóa học cụ thể về hoạch định tài chính. Phần lớn yêu cầu này thường được miễn nếu ứng viên có một số chứng chỉ tài chính như CFA, CPA, hoặc MBA;
  • Yêu cầu 3 năm kinh nghiệm hành nghề liên quan tới lập kế hoạch tài chính; 5 năm đối với người không có bằng đại học/cao đẳng.
Độ phổ biến tại Việt Nam Cao hơn khi có cộng đồng CFA tại Việt Nam với hơn 200 thành viên. Thấp hơn, hiện không có cộng đồng sở hữu chứng chỉ CFP tại Việt Nam.
Yêu cầu giáo dục hàng năm Không  Sau khi hoàn thành chứng chỉ, bạn vẫn phải tiếp tục duy trì kỹ năng, năng lực bao gồm 30 giờ mỗi 2 năm.
Hiệu lực chứng chỉ Hiệu lực vĩnh viễn Hết hiệu lực sau 2 năm
Chi phí
  • Phí mở tài khoản: 450$; 
  • Lệ phí: Đóng sớm ($700); Đóng muộn ($1,000).
$825
Sự công nhận Được gần 90% các chức vụ điều hành và cấp cao ngành tài chính đầu tư ưa thích và đưa vào quy trình tuyển dụng và thăng chức nhân viên Điều kiện cần để trở thành một nhà hoạch định tài chính cá nhân
Chương trình học Chương trình CFA bao gồm ba cấp độ với trọng tâm là kiến thức chuyên sâu về công cụ đầu tư, định giá tài sản và quản lý danh mục đầu tư:
  • Level 1: Giới thiệu các khái niệm và nền tảng cơ bản trong lĩnh vực tài chính.
  • Level 2: Đi sâu vào phân tích tài chính với các kiến thức phức tạp hơn, đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu.
  • Level 3: Tập trung phát triển kỹ năng ứng dụng trong quản lý danh mục đầu tư và lập kế hoạch chiến lược hiệu quả.
Chương trình học tập trung kiến thức về:
  • Các hành vi và quy định chuyên nghiệp;
  • Nguyên tắc hoạch định tài chính;
  • Kế hoạch giáo dục;
  • Quản lý rủi ro;
  • Bảo hiểm;
  • Đầu tư;
  • Kế hoạch thuế;
  • Kế hoạch nghỉ hưu;
  • Kế hoạch bất động sản.
Các môn học Bao gồm 10 môn học:
  • Ethical & Professional Standards;
  • Quantitative Methods;
  • Economics;
  • Financial Reporting and Analysis;
  • Corporate Finance;
  • Equity Investments;
  • Fixed Income;
  • Derivatives;
  • Alternative Investments;
  • Portfolio Management and Wealth Planning.
  • General Principles (8%)
  • Insurance & Risk Management (10%)
  • Employee Benefits (8%)
  • Investment Planning (19%)
  • Income Tax Planning (17%)
  • Retirement Planning (18%)
  • Estate Planning (15%)
Hình thức thi Hình thức thi CFA trên máy tính
  • Level 1: 180 câu trắc nghiệm (Tổng thời gian: 4,5h);
  • Level 2: 90 câu trắc nghiệm (Tổng thời gian: 4,5h);
  • Level 3: 8-12 câu tiểu luận ngắn, 45 câu hỏi trắc nghiệm (Tổng thời gian: 4,5h).
Bài kiểm tra CFP được thực hiện trên máy tính, gồm 170 câu hỏi trắc nghiệm, bao phủ hơn 100 chủ đề liên quan đến lập kế hoạch tài chính.

Thời gian thi trong vòng 10 tiếng.

Tỷ lệ pass Tỷ lệ đỗ CFA năm 2020 của các cấp độ như sau: 
  • CFA Level 1: 49%
  • CFA Level 2: 55%
  • CFA Level 3: 56%

Hiện nay, mức độ công nhận của các công ty tuyển dụng đối với CFA thường là lớn nhất trong số các chứng chỉ về Tài chính.

Tỷ lệ đỗ 62-66%
Mức lương trung bình
  • Mức lương trung bình cho người sở hữu chứng chỉ CFA thường dao động khoảng $81,862, tuy nhiên, các vị trí cấp cao có thể đạt tới $344,500. Các mức lương này phụ thuộc vào chức danh và thâm niên công việc, với mức thu nhập tăng dần theo cấp bậc

.

Trung bình khoảng $67,813. Thấp nhất khoảng $48,000 và cao nhất khoảng $114,000.

Mức lương trung bình của người sở hữu chứng chỉ CFP tại Việt Nam là 395.670.994đ (Theo Salary Expert).

Ý nghĩa chứng chỉ Tập trung vào phân tích tài chính và đầu tư ở quy mô lớn, thường liên quan đến các công ty, tổ chức tài chính và quản lý danh mục đầu tư. Hướng đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, giúp khách hàng cá nhân đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn như tiết kiệm hưu trí, mua nhà hoặc lập quỹ giáo dục cho con cái.

4. Yêu cầu để nhận được chứng chỉ CFP

Để đạt được chứng chỉ CFP (Certified Financial Planner), ứng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về học vấn, kinh nghiệm, và đạo đức nghề nghiệp.

Dưới đây là những yêu cầu chính để trở thành một chuyên gia tài chính cá nhân đạt chuẩn CFP:

  • Trình độ học vấn: Ứng viên phải hoàn thành chương trình đào tạo tài chính được công nhận bởi Hội đồng Chứng nhận CFP (CFP Board) hoặc có bằng cấp tương đương trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, hoặc kế toán. Ngoài ra, ứng viên cần nắm vững các kiến thức chuyên môn về quản lý tài sản, lập kế hoạch hưu trí, thuế và bảo hiểm.
  • Kinh nghiệm làm việc: Ứng viên cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực tư vấn tài chính cá nhân hoặc 2 năm kinh nghiệm nếu công việc của họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn do CFP Board quy định. Kinh nghiệm này giúp ứng viên tích lũy kỹ năng phân tích, quản lý tài sản và đưa ra các giải pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng.
  • Vượt qua kỳ thi CFP: Kỳ thi CFP kéo dài 6 giờ, gồm các câu hỏi đa dạng về kiến thức tài chính cá nhân, quản lý tài sản và lập kế hoạch tài chính. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng và là thử thách lớn đối với các ứng viên.
  • Đạo đức nghề nghiệp: CFP yêu cầu ứng viên tuân thủ bộ quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn chuyên môn cao nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng. Các chuyên gia CFP phải cam kết duy trì đạo đức nghề nghiệp trong suốt quá trình hành nghề.

Đạt được chứng chỉ CFP không chỉ giúp các chuyên gia nâng cao uy tín mà còn mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực tư vấn tài chính cá nhân, với khả năng cung cấp các giải pháp tài chính dài hạn, đáng tin cậy cho khách hàng.

5. Việc gia hạn và duy trì chứng nhận CFP

Sau khi đạt được chứng chỉ CFP (Certified Financial Planner), các chuyên gia tài chính cần thực hiện một số bước để gia hạn và duy trì chứng nhận nhằm đảm bảo luôn cập nhật kiến thức và tuân thủ tiêu chuẩn cao của ngành.

Dưới đây là các yêu cầu chính để duy trì chứng nhận CFP:

  • Tiếp tục đào tạo chuyên môn: Các chuyên gia CFP phải hoàn thành ít nhất 30 giờ đào tạo chuyên môn (CE – Continuing Education) mỗi 2 năm.
    • Nội dung đào tạo bao gồm các chủ đề như lập kế hoạch tài chính, quản lý tài sản, bảo hiểm, thuế, và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
    • Trong đó, 2 giờ phải dành cho các quy tắc đạo đức và tuân thủ tiêu chuẩn do Hội đồng CFP (CFP Board) quy định.
  • Tuân thủ quy tắc đạo đức: Các chuyên gia CFP phải duy trì cam kết với bộ quy tắc đạo đức của CFP Board, bao gồm bảo vệ lợi ích của khách hàng, minh bạch trong các dịch vụ cung cấp và trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Việc tuân thủ quy tắc đạo đức là một phần quan trọng trong quá trình gia hạn chứng nhận CFP.
  • Nộp phí gia hạn chứng nhận: Các chuyên gia CFP cần nộp phí gia hạn định kỳ theo quy định của CFP Board để duy trì chứng nhận.
  • Cập nhật thông tin cá nhân: Các chuyên gia CFP phải cập nhật thông tin cá nhân và thông báo với CFP Board về bất kỳ thay đổi nào trong điều kiện hành nghề, bao gồm chuyển đổi nơi làm việc hoặc thay đổi phạm vi hoạt động.

Tạm kết

Cả CFP và CFA đều mang lại những cơ hội phát triển sự nghiệp vượt bậc trong lĩnh vực tài chính, nhưng mỗi chứng chỉ lại phù hợp với một định hướng nghề nghiệp khác nhau. Nếu bạn muốn làm việc trực tiếp với khách hàng cá nhân trong lập kế hoạch tài chính, CFP là sự lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, CFA sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn chuyên sâu vào đầu tư và phân tích tài chính doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về CFP để xác định chứng chỉ phù hợp cho hành trình sự nghiệp tài chính của mình.

MISA không chỉ cung cấp kiến thức cần thiết về kế toán để giúp kế toán viên doanh nghiệp hiểu rõ quy trình, mà còn phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS – một giải pháp tài chính tích hợp toàn diện, dễ sử dụng, an toàn và phù hợp với mọi nhu cầu của doanh nghiệp:

  • Kết nối hệ sinh thái toàn diện: Phần mềm tích hợp trực tiếp với ngân hàng điện tử, cơ quan thuế và các hệ thống quản lý bán hàng, nhân sự, giúp doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế và quản lý hoạt động một cách liên tục và nhanh chóng.
  • Hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Cung cấp 20 nghiệp vụ kế toán theo quy định của Thông tư 133 và Thông tư 200, bao gồm từ Quỹ, Ngân hàng, Mua bán hàng, Kho bãi, hóa đơn, thuế, giá thành sản phẩm, và nhiều nghiệp vụ khác.
  • Tự động hóa nhập liệu: Cho phép tự động hóa quá trình nhập liệu từ hóa đơn điện tử và nhập dữ liệu từ Excel, giúp tối ưu thời gian làm việc và giảm thiểu sai sót.
  • Kiểm soát chứng từ hợp lệ: Hỗ trợ gợi ý thông tin khách hàng/nhà cung cấp dựa trên mã số thuế, tiết kiệm thời gian và tránh rủi ro khi nhà cung cấp ngưng hoạt động.
  • Tự động tổng hợp báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu để lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách, giúp doanh nghiệp dễ dàng nộp báo cáo kịp thời và chính xác.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả