Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thị trường thế giới đã và đang trở thành một không gian kinh doanh đầy cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Với hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu, thị trường thế giới mang đến nguồn cung và cầu khổng lồ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động và gia tăng doanh số.
Tuy nhiên, để có thể gia nhập và tận dụng được tiềm năng từ đây không phải là việc đơn giản, trước tiên các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bản chất, đặc điểm của thị trường và các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trên thị trường quốc tế.
1. Thị trường thế giới là gì?
Thị trường thế giới (World market), hay còn gọi là thị trường quốc tế, là tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao gồm tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ. Khái niệm này cho phép các công ty quốc tế có thể dự đoán được dung lượng thị trường một cách tương đối chính xác.
Thị trường thế giới bao gồm các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài (xuất khẩu) cũng như việc mua vào từ thị trường nước ngoài (nhập khẩu). Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến việc các quốc gia đầu tư trực tiếp vào nhau, sự hợp tác đa quốc gia giữa các doanh nghiệp và những giao dịch tài chính toàn cầu như thị trường ngoại hối và thị trường vốn. Ngoài ra, thị trường quốc tế còn bao gồm các hoạt động mua bán chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng sở hữu trí tuệ…
Những yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị trường thế giới. Những thỏa thuận thương mại đa phương và tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động trong thị trường này.
Thị trường thế giới có tầm quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội việc làm và khuyến khích sự hợp tác cũng như trao đổi thông tin giữa các quốc gia. Điều này góp phần quan trọng vào sự phát triển của cả các quốc gia tham gia và nền kinh tế toàn cầu.
TẢI NGAY: TRỌN BỘ 20+ TÀI LIỆU CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
2. Đặc điểm của thị trường thế giới
– Quy mô lớn và đa dạng:
+ Phạm vi toàn cầu: Thị trường thế giới bao gồm nhiều quốc gia với nền kinh tế và văn hóa khác nhau. Điều này tạo ra một phạm vi rộng lớn về mặt địa lý, kinh tế và xã hội, do vậy các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau.
+ Đa dạng về sản phẩm và dịch vụ: Thị trường thế giới cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ, từ những mặt hàng tiêu dùng cơ bản đến các sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ tài chính, giáo dục, du lịch… Sự đa dạng này tạo cơ hội lớn nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ ràng thị trường mục tiêu của mình.
– Cạnh tranh cao:
+ Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp quốc tế: Thị trường thế giới là nơi hội tụ của nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau, bao gồm các công ty lớn và cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và đổi mới để duy trì vị thế của mình.
+ Áp lực về giá cả và chất lượng: Do sự cạnh tranh cao, các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc tối ưu hóa chi phí sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ với chất lượng cao. Do vậy, các doanh nghiệp phải có những chiến lược quản lý tối ưu, hiệu quả và sự linh hoạt, sáng tạo trong các chiến lược kinh doanh.
– Biến động và rủi ro:
+ Biến động kinh tế và chính trị: Thị trường thế giới chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính, biến động tỷ giá, và thay đổi chính sách thương mại của các quốc gia. Những yếu tố này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
+ Rủi ro pháp lý và văn hóa: Mỗi quốc gia có hệ thống pháp lý và văn hóa riêng, và việc không tuân thủ các quy định hoặc hiểu sai về văn hóa địa phương có thể dẫn đến thất bại khi tham gia vào thị trường thế giới. Do đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý và nghiên cứu văn hóa trước khi bước chân vào thị trường mới.
– Xu hướng toàn cầu hóa và công nghệ hóa:
+ Toàn cầu hóa thúc đẩy giao thương quốc tế: Sự phát triển của công nghệ, giao thông và truyền thông đã làm giảm khoảng cách giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường ra toàn cầu. Toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng quốc tế một cách dễ dàng hơn.
+ Công nghệ thúc đẩy sự phát triển: Công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các giải pháp số hóa đã thay đổi cách thức kinh doanh trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ này để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở rộng phạm vi hoạt động.
– Tập trung vào phát triển bền vững:
+ Yêu cầu về trách nhiệm xã hội và môi trường: Người tiêu dùng và chính phủ trên thế giới ngày càng quan tâm đến các vấn đề bền vững, như bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thế giới cần chú ý đến việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững.
+ Xu hướng tiêu dùng có ý thức: Người tiêu dùng hiện đại không chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến các giá trị mà doanh nghiệp mang lại, chẳng hạn như bảo vệ môi trường và cống hiến xã hội. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh gắn liền với các giá trị bền vững.
3. Các bước lên chiến lược kinh doanh tại thị trường thế giới cho doanh nghiệp
3.1. Nghiên cứu thị trường quốc tế, xác định mục tiêu
– Phân tích thị trường mục tiêu
+ Phân tích quy mô và tiềm năng thị trường: Dân số, thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng; nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng
+ Phân tích xu hướng thị trường: Các xu hướng mới nổi trong ngành; sự thay đổi về nhu cầu, hành vi người tiêu dùng
+ Xác định nhóm khách hàng tiềm năng: Phân tích các phân khúc thị trường, đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý, thói quen của từng phân khúc khách hàng để xác định nhóm khách hàng tiềm năng.
– Đánh giá cạnh tranh
+ Xác định các đối thủ cạnh tranh chính: Xác định các doanh nghiệp lớn, hàng đầu trong ngành ở quốc gia hướng đến; xác định những công ty bản địa có lợi thế về thị trường…
+ Phân tích chiến lược cạnh tranh của đối thủ: Sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, hoạt động marketing; phân tích ưu điểm và điểm yếu của các công ty đối thủ so với doanh nghiệp mình.
– Phân tích môi trường vĩ mô
+ Phân tích chính trị và pháp lý của quốc gia mà doanh nghiệp có ý định giao thương, xem nền chính trị hiện tại và tương lai có ổn định hay không, các chính sách pháp luật có thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn, giao thương không và có rào cản pháp lý nào đối với mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn buôn bán, xuất nhập khẩu sang quốc gia này hay không…
+ Tìm hiểu, phân tích nền tảng văn hóa: Các tập quán, phong tục, giá trị văn hóa của quốc gia; ảnh hưởng của văn hóa đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân…
– Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu cụ thể về doanh thu, lợi nhuận, thị phần, xây dựng thương hiệu và uy tín…
3.2. Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường
Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường quốc tế mục tiêu và xác định được mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp. Dưới đây là các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay:
– Xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Liên doanh, hợp tác quốc tế.
– Xây dựng chi nhánh hoặc công ty con tại nước ngoài.
– Sử dụng các kênh thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng quốc tế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn toàn diện quy trình xuất khẩu hàng hóa
3.3. Xây dựng kế hoạch tài chính
Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định được mục tiêu và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết để việc triển khai đạt được những mục tiêu đề ra. Đây là một bước quan trọng nhằm đánh giá tính khả thi về tài chính, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực để sẵn sàng đầu tư vào thị trường quốc tế.
Việc xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động kinh doanh quốc tế gồm những bước sau:
– Dự toán chi phí liên quan đến việc mở rộng ra thị trường quốc tế (logistics, marketing, nhân sự, chi phí pháp lý…).
– Dự báo doanh thu từ thị trường mục tiêu (Phân tích mức giá, sức mua của khách hàng, ước tính khối lượng bán hàng theo kịch bản, tính toán doanh thu dự kiến từ thị trường mới…)
– Quản lý rủi ro tài chính (biến động tỷ giá hối đoái, chi phí thuế quan, biến động giá xăng dầu khiến chi phí vận chuyển tăng mạnh, biến động kinh tế vĩ mô, chính trị tại nước bản địa, rủi ro thanh khoản… và các biện pháp phòng ngừa).
Để xây dựng kế hoạch tài chính này, doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình dự báo và phân tích các kịch bản; xem xét việc áp dụng các công cụ quản lý rủi ro tài chính phù hợp từ phía ngân hàng hoặc một đơn vị trung gian…
3.4. Xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế
– Điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng mục tiêu ở nước ngoài: Điều chỉnh thiết kế, tính năng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ; đóng gói, nhãn mác phù hợp với thị hiếu khách bản địa; phát triển sản phẩm/dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng
– Xây dựng thông điệp quảng cáo đa quốc gia: Thiết kế thông điệp quảng cáo phù hợp với từng nền văn hóa; dịch thuật và địa phương hóa nội dung quảng cáo; đảm bảo tính thống nhất về thương hiệu và thông điệp.
– Sử dụng các kênh truyền thông quốc tế để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ: Ví dụ quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội toàn cầu; tối ưu hóa SEO để nâng cao vị trí website trên các công cụ tìm kiếm quốc tế; khai thác các kênh truyền thông đa phương tiện (video, podcast…); tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế trong ngành…
– Xây dựng kênh phân phối hiệu quả tại từng thị trường…
3.5. Thiết lập hệ thống vận hành quốc tế
Việc thiết lập hệ thống vận hành quốc tế bao gồm các khâu sau:
– Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu:
+ Xây dựng mạng lưới cung ứng đa quốc gia, tối ưu hóa các hoạt động logistics
+ Thiết lập hệ thống quản lý tồn kho và vận chuyển linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp, đối tác chuỗi cung ứng phù hợp tại từng thị trường
+ Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý và chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng
– Tuyển dụng và đào tạo nhân sự địa phương:
+ Tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự có kiến thức, hiểu biết về thị trường địa phương
+ Đào tạo, phát triển năng lực cho đội ngũ nhân sự tại các thị trường mục tiêu
+ Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự phù hợp với từng thị trường
+ Tạo môi trường làm việc tốt, hỗ trợ sự phát triển của nhân sự địa phương
– Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý tại thị trường nước ngoài:
+ Nghiên cứu và nắm rõ các quy định pháp luật, thủ tục hành chính tại từng thị trường
+ Xây dựng chính sách, quy trình tuân thủ các quy định về đầu tư, thuế, lao động, bảo vệ môi trường…
+ Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý
+ Duy trì mối quan hệ và tuân thủ các yêu cầu của các cơ quan quản lý tại thị trường địa phương
3.6. Lên kế hoạch về quản lý rủi ro
– Đánh giá rủi ro chính trị, kinh tế tại các thị trường mục tiêu.
– Các biện pháp bảo vệ thương hiệu và tài sản trí tuệ.
– Kế hoạch dự phòng khi thị trường gặp biến động.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng quản trị doanh nghiệp hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả trên thị trường thế giới.
Để xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh trên thị trường thế giới được hiệu quả, các doanh nghiệp cần kết hợp với việc ứng dụng công nghệ trong quản trị, điều hành. Một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, với những tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy giao thương trên thị trường toàn cầu.
– Hỗ trợ lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu
MISA AMIS cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu, lập kế hoạch và mô phỏng kịch bản, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của thị trường quốc tế. Các tính năng như quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị tài chính toàn cầu giúp doanh nghiệp có sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.
– Hỗ trợ quản lý hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế
MISA AMIS tích hợp các công cụ quản lý logistics, kho hàng và vận chuyển quốc tế, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình giao hàng, kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Khả năng tích hợp với các hệ thống, nền tảng giao dịch thương mại quốc tế giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với đối tác, khách hàng trên toàn thế giới.
– Tăng cường quản trị tài chính và tuân thủ pháp lý
Các tính năng quản trị tài chính, kế toán, thuế, tuân thủ pháp lý của MISA AMIS giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về báo cáo, kê khai thuế phí và quản lý tài chính với các cơ quan chức năng trong nước.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy giao thương toàn cầu
Với các tính năng quản trị toàn diện, MISA AMIS giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình vận hành, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần trên thị trường thế giới, tăng quy mô và hiệu quả hoạt động giao thương toàn cầu.
4. Một số mô hình tham khảo trong xây dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường thế giới
4.1. Mô hình PESTEL
Mô hình PESTEL là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh được sử dụng rộng rãi để đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. PESTEL là viết tắt của:
P – Political (Chính trị): Các yếu tố liên quan đến chính sách, luật pháp, hệ thống chính trị và sự ổn định của quốc gia.
E – Economical (Kinh tế): Các yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô, như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân đầu người, v.v.
S – Social (Xã hội): Các yếu tố liên quan đến văn hóa, nhân khẩu học, lối sống, giá trị xã hội, giáo dục, y tế, v.v.
T – Technological (Công nghệ): Các yếu tố liên quan đến sự phát triển của công nghệ, như Internet, AI, robot, v.v. và ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp.
E – Environmental (Môi trường): Các yếu tố liên quan đến môi trường tự nhiên, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên, v.v.
L – Legal (Pháp lý): Các yếu tố liên quan đến luật pháp và quy định ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, như luật lao động, luật thuế, luật bảo vệ môi trường, v.v.
Cách sử dụng mô hình PESTEL:
– Xác định các yếu tố PESTEL: Liệt kê tất cả các yếu tố PESTEL có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
– Đánh giá tác động của các yếu tố PESTEL: Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến doanh nghiệp.
– Phát triển chiến lược: Lập kế hoạch để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro do các yếu tố PESTEL mang lại.
4.2. Mô hình Ansoff (Ma trận Ansoff)
Mô hình Ansoff, hay còn gọi là Ma trận Ansoff, là một công cụ chiến lược được phát triển bởi Igor Ansoff vào năm 1957. Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược phát triển thị trường phù hợp với mục tiêu và năng lực của mình.
Ma trận Ansoff bao gồm 4 chiến lược chính:
– Thâm nhập thị trường: Tăng thị phần của sản phẩm hiện tại trong thị trường hiện tại.
– Phát triển thị trường: Bán sản phẩm hiện tại sang thị trường mới.
– Phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm mới cho thị trường hiện tại.
– Đa dạng hóa: Phát triển sản phẩm mới cho thị trường mới.
Xem cụ thể hơn về mô hình Ansoff và cách ứng dụng, triển khai cho doanh nghiệp tại đây.
4.3. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter là một công cụ phân tích chiến lược được phát triển bởi Michael Porter vào năm 1980. Mô hình này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
5 áp lực cạnh tranh bao gồm:
– Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành.
– Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Mức độ dễ dàng mà các doanh nghiệp mới có thể tham gia vào ngành.
– Sức mạnh của nhà cung cấp: Khả năng ảnh hưởng giá cả và điều kiện của nhà cung cấp.
– Sức mạnh của khách hàng: Khả năng ảnh hưởng giá cả và điều kiện của khách hàng.
– Mối đe dọa của sản phẩm thay thế: Mức độ dễ dàng mà khách hàng có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.
Cách sử dụng mô hình:
– Xác định các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng.
– Đánh giá sức mạnh của nhà cung cấp và khách hàng.
– Xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.
– Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng áp lực cạnh tranh.
– Xác định các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp.
4.4. Mô hình SWOT
SWOT là viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình SWOT là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng rộng rãi để đánh giá và xác định các yếu tố nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng đến thành công của một doanh nghiệp, dự án hoặc cá nhân.
Cách sử dụng mô hình SWOT:
– Xác định các điểm mạnh: Những gì doanh nghiệp, dự án hoặc cá nhân làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh?
– Xác định các điểm yếu: Những gì doanh nghiệp, dự án hoặc cá nhân cần cải thiện?
– Xác định các cơ hội: Những yếu tố bên ngoài có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, dự án hoặc cá nhân?
– Xác định các thách thức: Những yếu tố bên ngoài có thể cản trở thành công của doanh nghiệp, dự án hoặc cá nhân?
– Phát triển chiến lược: Sử dụng thông tin thu thập được từ phân tích SWOT để phát triển chiến lược phù hợp.
Các mô hình trên cung cấp một khung lý thuyết và phương pháp để doanh nghiệp xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh quốc tế. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và mục tiêu của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn và kết hợp các mô hình này để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
5. Kết luận
Chinh phục thị trường thế giới không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai chiến lược kinh doanh đúng đắn, các doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều “trái ngọt” từ thị trường này. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, sản xuất – thiết kế sản phẩm/dịch vụ phù hợp, xây dựng kênh phân phối và tiếp thị hiệu quả, cải tiến quy trình vận hành, phát triển nguồn nhân lực toàn cầu… là những bước then chốt giúp doanh nghiệp tạo lập được vị thế vững chắc trên sân chơi toàn cầu.
Bên cạnh đó, với việc phát triển văn hóa và năng lực toàn cầu, đồng thời học cách thích ứng liên tục với những diễn biến của thị trường, các doanh nghiệp có thể biến thách thức thành những cơ hội kinh doanh vượt trội, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.