GDP là gì? Tầm quan trọng của kinh tế số trong tăng trưởng GDP Việt Nam hiện nay

30/07/2024
167

GDP (tổng sản phẩm quốc nội) không chỉ là một thước đo kinh tế mà còn là một chỉ báo cho sức khỏe nền kinh tế và mức sống của một quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế số đang trở thành động lực mới cho tăng trưởng GDP, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích GDP là gì, phân loại, công thức tính, biến động GDP Việt Nam qua các năm và đặc biệt là vai trò quan trọng của nền kinh tế số trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện nay.

1. GDP là gì?

gdp là gì
GPD là gì?

GDP thể hiện giá trị của các loại hàng hóa trên thị trường được bán hợp pháp và ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, GDP không thể hiện các loại hàng hóa bất hợp pháp tại thị trường ngầm và hàng hóa sản xuất trong quá khứ. Giá trị GDP được xác định theo phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và thường phản ánh giá trị sản xuất trong thời kỳ nhất định theo quý hoặc năm.

2. Ý nghĩa của chỉ số GDP

– GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vào một thời điểm nhất định. Đồng thời, thể hiện và phản ánh rõ ràng sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian.

– Chỉ số GDP giảm có thể dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tiền mất giá… Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tác động trực tiếp đến đời sống người dân.

– Ngoài ra, GDP còn là yếu tố giúp các các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về tiềm năng phát triển của một quốc gia, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

– Dựa vào chỉ số GDP, Chính phủ mỗi quốc gia ban hành các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế.

TẢI MIỄN PHÍ: EBOOK CHUYỂN ĐỔI SỐ TINH GỌN – Cẩm nang dành cho CEO

3. Phân loại GDP

Chỉ số GDP được phân thành 4 loại chính dựa trên những tiêu chí khác nhau. 

phân loại gdp
Chỉ số GDP được phân thành 4 loại chính

3.1. GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người được hiểu là tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm trên địa bàn chia cho tổng dân số trung bình. 

GDP bình quân đầu người sẽ tỉ lệ thuận với đời sống, thu nhập của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên, chỉ số GDP cao chưa chắc mức sống của người dân đã cao. Cách tính thu nhập bình quân đầu người sẽ dựa trên giá trị GDP và dân số.

3.2. GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa là viết tắt của từ Nominal Gross Domestic Product, là tổng sản phẩm nội địa GDP tính theo giá trị thị trường hiện tại. 

GDP danh nghĩa thể hiện cho những thay đổi về giá cả do lạm phát kinh tế. Đặc biệt, khác với chỉ số thực, những thay đổi về giá do lạm phát đều được GDP danh nghĩa phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế. Nếu giá cả hàng hóa thị trường tăng hoặc giảm thì GDP sẽ thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn.

3.3. GDP thực tế

GDP thực tế được viết tắt của từ Real Gross Domestic Product hay real GDP, đây là chỉ số được xác định dựa trên tổng sản phẩm nội địa đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Nếu lạm phát dương, trường hợp này, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa. 

GDP thực tế được tính theo công thức:

                                     GDP danh nghĩa 

         GDP thực tế    =     ——————————–

                                     Hệ số giảm phát GDP

3.4. GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của tổng sản phẩm nội địa sau khi đã khấu trừ các chi phí sử dụng cho việc phục hồi vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.

4. Công thức tính GDP

GDP có thể được tính theo ba phương pháp gồm: phương pháp chi tiêu, phương pháp sản xuất và phương pháp thu nhập. Cả ba phương pháp tính này đều cho ra số liệu GDP giống nhau.

công thức tính gdp
GDP được tính theo 3 phương pháp

4.1. Phương pháp chi tiêu

Tính GDP theo phương pháp chi tiêu là phương pháp tính dựa trên mức chi tiêu của các thành phần kinh tế trong một quốc gia. 

Công thức tính

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

C (Consumption): chi tiêu cá nhân

I (Investment): đầu tư

G (Government Spending): chi tiêu Chính phủ

NX (Net Export): cán cân thương mại, với NX = Xuất khẩu – Nhập khẩu

4.2. Phương pháp sản xuất

Tính GDP theo phương pháp sản xuất về cơ bản là ngược lại với phương pháp chi tiêu. Phương pháp sản xuất đo ước tính tổng giá trị đầu ra kinh tế và khấu trừ chi phí trung gian phát sinh trong quy trình (chi phí vật liệu và dịch vụ). Trong khi phương pháp chi tiêu ước tính bằng các chi phí, phương pháp sản xuất cho một góc nhìn khác về GDP ở trạng thái nền kinh tế đã hoạt động hoàn toàn. 

Công thức tính:

GDP = Giá trị sản xuất – Tiêu dùng trung gian

4.3. Phương pháp thu nhập

GDP theo phương pháp thu nhập đại diện cho một cách tính GDP ở giữa hai phương pháp trên. Phương pháp thu nhập tính toán thu nhập kiếm được từ tất cả yếu tố sản xuất trong nền kinh tế, bao gồm tiền lương cho người lao động, tiền thuê đất kiếm được, lợi nhuận trên vốn dưới hình thức lãi suất và lợi nhuận doanh nghiệp. 

Công thức tính

GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

W (Wage): tiền lương

I (Interest): tiền lãi

Pr (Profit): lợi nhuận

R (Rent): tiền thuê

Ti (Indirect Tax): Thuế gián thu

De (Depreciation): Khấu hao tài sản cố định

Phương pháp gián tiếp tính đến những mặt hàng không được coi là khoản thanh toán cho các yếu tố sản xuất như thuế gián thu và khấu hao tài sản cố định. Thuế gián thu là thuế đánh vào một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Khấu hao tài sản cố định là khoản dự trữ mà các doanh nghiệp dành ra để thay thế các thiết bị có xu hướng bị hao mòn khi sử dụng.

5. Công thức tính GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người thường được sử dụng cùng với GDP để đo lường sức khỏe kinh tế và sự thịnh vượng chung của một quốc gia hoặc là thước đo cạnh tranh để so sánh nền kinh tế của các quốc gia. GDP bình quân đầu người là một trong những căn cứ để tính chỉ số phát triển con người.

GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. GDP bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ, cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.

Công thức tính GDP bình quân đầu người bằng Đồng Việt Nam (VND):

                                                                                 GDP trong năm (VND)

GDP bình quân đầu người (VND/người ) =        ———————————————-

                                                                                Dân số trung bình trong cùng năm

 

gdp tại việt nam từ 2000 đến 2023
GDP bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2000 – 2023 (đơn vị tính: nghìn đồng) – nguồn dữ liệu: VietstockFinance

GDP bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) hoặc tỷ giá sức mua tương đương.

Công thức tính

GDP bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ
Công thức tính GDP bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ

Trong đó, tỷ giá của Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tỷ giá sức mua tương đương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Tổng cục Thống kê tính toán căn cứ vào số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng thế giới.

6. Những yếu tố ảnh hưởng tới GDP

Chỉ số GDP bị tác động bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có 03 yếu tố cơ bản ảnh hưởng nhiều nhất, đó là:

những yếu tố ảnh hưởng gdp
Những yếu tố ảnh hưởng tới GDP

6.1. Dân số

Dân số chính là nguồn cung cấp lao động để có thể tạo ra sản phẩm vật chất của cải và cũng là đối tượng tiêu thụ các thành phẩm được tạo ra đó. Dân số và GDP là hai đại lượng không thể tách rời nhau. Và là một thành phần không thể thiếu nếu muốn tính GDP bình quân đầu người.

6.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, các cơ sở kinh doanh…

Đây chính là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất vì FDI sẽ bao gồm cả tiền bạc, vật chất, cơ sở hạ tầng, phương tiện sản xuất và các hoạt động xã hội liên quan. Từ đó cho thấy FDI sẽ có những mặt tác động đến việc tính toán chỉ số GDP.

6.3. Lạm phát

Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, đồng thời phản ánh sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Quá trình kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát ở mức độ chấp nhận được.

Trường hợp lạm phát tăng cao quá mức cho phép sẽ gây ra sự ngộ nhận cho sự tăng trưởng GDP, điều này dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy, mỗi quốc gia luôn phải có các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát hiệu quả.

7. GDP của Việt Nam qua các năm và xu hướng tương lai

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 xếp thứ 34 trên toàn thế giới theo bảng xếp hạng của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR).

Theo nhận định của CEBR, với GDP tăng 5,05%, lạm phát 3,25%, kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng mạnh, lạm phát duy trì ở mức thấp. Điều này cho thấy Việt Nam chưa phải đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát như nhiều quốc gia khác. 

Trong giai đoạn từ 2002 – 2023, Việt Nam là nước có mức tăng GDP nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, tăng gấp hơn 10 lần. Năm 2002, quy mô GDP Việt Nam chỉ đạt khoảng 44,56 tỷ USD. Tính chung 20 năm qua, các quốc gia còn lại trong khu vực đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn so với Việt Nam: Myanmar tăng hơn 9 lần, Lào tăng hơn 8 lần, Campuchia tăng hơn 7 lần, Indonesia tăng hơn 6 lần, Philippines tăng hơn 5 lần, Singapore tăng gấp 4,83 lần, Thái Lan tăng gấp 4,33 lần, Malaysia tăng gấp 4,25 lần và Brunei tăng gấp 2,77 lần.

quy mô gdp theo giá hiện hành
Quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành từ năm 2000 – 2023 – nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Năm 2024, CEBR dự báo, quy mô GDP Việt Nam dự kiến ở vị trí 33 trên Bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table – WELT), tăng 1 bậc so với năm 2023, với quy mô GDP theo giá hiện hành dự kiến đạt 462 tỷ USD.

Đáng chú ý, theo nhận định của CEBR, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh trong tương lai. Cụ thể, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD. 

Đến năm 2038, với quy mô GDP dự kiến đạt 1.559 tỷ USD, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 21, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD), Philippines (1.536 tỷ USD) để lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Theo CEBR, với ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỷ trọng hàng Việt xuất sang Mỹ tăng gần 2% từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang vào năm 2018.

Bên cạnh đó, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng đang tăng mạnh những năm gần đây. CEBR cho rằng, Việt Nam là quốc gia được mong chờ sẽ cải thiện thứ hạng nhờ định vị lại vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, cải cách nội bộ, tăng năng suất lao động, đầu tư công và tư.

Về tốc độ tăng GDP hàng năm tại Việt Nam, CEBR dự báo trung bình đạt 6,7% trong giai đoạn 2024-2028. Con số này sẽ là 6,4% trong 9 năm tiếp theo, giai đoạn 2029 – 2038.

8. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP của Việt Nam

Kinh tế số được định nghĩa là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin – viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Để thúc đẩy kinh tế số, ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%…

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phát triển kinh tế số vừa là cơ hội, vừa là thách thức để Việt Nam có thể tận dụng những lợi thế, từ đó phát triển bứt phá trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, với toàn nền kinh tế, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020 – 2023 lần lượt là 12,66%, 12,88% 12,63% và 12,33%, trong đó tính trung bình, ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,42% (chiếm 60,19%), số hóa các ngành khác đóng góp 4,91% (chiếm 39,81%).

giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP Việt Nam
Bảng kết quả đo lường đóng góp giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP Việt Nam qua các năm 2020 – 2023 – nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, chỉ tiêu đặt ra trong lĩnh vực kinh tế số năm 2024 với tổng doanh thu đạt 40 tỷ USD. Tỷ lệ đóng góp của tổng các cấu phần kinh tế số vào GDP đạt từ 19%-20%. Định hướng đến năm 2025, kinh tế số chiếm trên 20% GDP cả nước, tăng trưởng từ 20% – 25%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng GDP. 

Để thực hiện được mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào nền kinh tế số của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng quy mô GDP chung, Công ty Cổ phần MISA đã đưa ra bộ giải pháp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây là nền tảng số Make in Vietnam đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh là giải pháp đổi mới sáng tạo toàn diện.

Nền tảng MISA AMIS là giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) giải quyết được 3 bài toán khó trong quá trình chuyển đổi số. Thứ nhất là doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa khó tiếp cận các giải pháp ERP toàn diện do chi phí rất cao trong khi tính năng quá dư thừa, không thể sử dụng hết.

Thứ hai là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ứng dụng giải pháp chuyển đổi số rời rạc, không kết nối với nhau và không kết nối với các hệ thống bên ngoài khác khiến dữ liệu phân mảnh, phải nhập liệu nhiều lần gây tốn thời gian và nhân lực.

Thứ ba là khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay đổi, nhưng khi thay thế thì khó có thể kế thừa dữ liệu lịch sử rất quan trọng ở ứng dụng cũ.

Dùng thử miễn phí

Để giải được các bài toán, nền tảng MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số đáp ứng theo 3 yếu tố: Dễ triển khai, vận hành; nhanh có hiệu quả; chi phí triển khai hợp lý. Qua đó, giúp doanh nghiệp đổi mới phương thức quản trị, nắm bắt cơ hội để tăng trưởng và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức.

Để bảo đảm dễ triển khai, nền tảng MISA AMIS được thiết kế phù hợp với đặc thù của SMEs tại Việt Nam, có thể theo sát doanh nghiệp trong hành trình phát triển mà không cần phải thay đổi nền tảng và dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian đào tạo cho nhân viên. Bên cạnh đó, MISA AMIS được nghiên cứu phù hợp hệ thống tài chính – kế toán – thuế và các thông tư, nghị định, luật tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai với độ tương thích cao, nhanh đem lại kết quả.

Hiện MISA AMIS đang được hơn 250.000 doanh nghiệp tin dùng. Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất này có 4 phân hệ bao gồm: Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự và Văn phòng số, được phân chia thành các ứng dụng nhỏ, phù hợp với mọi nhu cầu theo quy mô, ngành nghề và triển khai được theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.

Trải nghiệm ngay phần mềm MISA AMIS tại đây:


9. Kết luận

Kinh tế số đã và đang chứng minh vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP tại Việt Nam, không chỉ thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối mà còn bằng cách mở rộng các cơ hội kinh doanh và thị trường mới cho các doanh nghiệp.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và chuyển đổi số, nền kinh tế số không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển kinh tế số sẽ là chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật trong tương lai.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả