Kế toán cho giám đốc Tổ chức bộ máy kế toán CFO là gì? Phân biệt CFO với kế toán trưởng

CFO là gì? CFO và kế toán trưởng khác nhau như thế nào vẫn luôn là băn khoăn của nhiều kế toán hiện nay. CFO và kế toán trưởng là hai vị trí quan trọng liên quan đến vấn đề quản lý tài chính – kế toán của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vẫn thường xem hai vị trí này là một. Tuy nhiên, hai vị trí này hoàn toàn khác nhau về đặc thù công việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt giữa CFO và kế toán trưởng, đồng thời đưa ra mối liên hệ giữa hai vị trí này.

1. CFO là gì? Vai trò của một CFO

CFO là viết tắt của từ Chief Finance Officer nghĩa là giám đốc tài chính, là vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các công việc như: nghiên cứu, phân tích và xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua việc phân tích tài chính, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đối với các hoạt động kinh doanh được đánh giá không hiệu quả.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ vận dụng các công cụ tài chính để sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp, CFO phải tập trung vào nhiều vai trò và trách nhiệm khác nhau, cụ thể như:

  • CFO là nhà cố vấn chiến lược: CFO chính là cố vấn chiến lược cho các giám đốc điều hành (CEO). Với khả năng bao quát tốt, các CFO sẽ đưa ra các báo cáo số liệu, quản lý chức năng tài chính và phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề giúp doanh nghiệp có các chiến lược hiệu quả, chính xác hơn.
  • CFO là một nhà lãnh đạo: CFO tập trung đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao, đồng thời sử dụng hình tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả, chịu trách nhiệm cân bằng chi phí hợp lý nhất
  • CFO là một nhà ngoại giao: CFO là bộ mặt quyết định khả năng tài chính của công ty. Chính vì vậy, Giám đốc tài chính trở thành vai trò kết nối với các đối tác là khách hàng, nhà cung cấp, ngan hàng nhằm phù hợp với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

II. Phân biệt CFO và kế toán trưởng

Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ các kế toán trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn chức vụ của một giám đốc tài chính. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn thì hai vị trí này sẽ được phân định rõ ràng.

1. Đặc thù công việc của CFO và kế toán trưởng

Nếu như kế toán trưởng là người thực hiện các thống kê và báo cáo tài chính trên giấy thì giám đốc tài chính sẽ người tiến hành hoạch định các chiến lựợc tài chính cụ thể cho doanh nghiệp.

Kế toán trưởng là người sẽ quản lý bộ máy kế toán của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa chi phí. Ngoài ra, kế toán trưởng cũng thường xuyên theo dõi và thực hiện các chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhà cung cấp. Trong khi đó, giám đốc tài chính sẽ thường căn cứ vào các báo cáo của kế toán để phân tích thị trường, đưa ra các dự báo giúp các giám đốc điều hành có cơ sở đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó, kế toán trưởng và CFO sẽ cùng nhau hỗ trợ hoạt động kiểm toán hàng năm, thực hiện các báo cáo quản trị tài chính và các quy trình hoạch định ngân sách, xem xét các điểm yếu trong kiểm soát để giúp doanh nghiệp khắc phục hiệu quả.

Dưới đây là bảng tóm tắc công việc của một kế toán trưởng và giám đốc tài chính

STT Công việc Giám đốc tài chính
Kế toán trưởng
Kế toán
1 Hỗ trợ hoạt động kiểm toán hàng năm X X
2 Thanh toán các khoản phải trả đúng hạn X
3 Thu hồi các khoản phải thu X
4 Nhận chiết khấu các khoản phải trả X
5 Xuất hoá đơn kịp thời X
6 Tính chi phí giá thành X
7 Cân đối số liệu với ngân hàng X
8 Thực hiện các báo cáo quản trị X X
9 Thực hiện các báo cáo tài chính X X
10 Nộp báo cáo thông tin cho uỷ ban giao dịch chứng khoán Nhà nước X X
11 Duy trì các chính sách và thủ tục kế toán X
12 Duy trì hệ thống tài khoản kế toán X
13 Quản lý hoạt động thuê ngoài X
14 Quản lý nhân viên kế toán X
15 Quản lý quy trình hoạch định ngân sách X X
16 Xem xét các yêu cầu cấp vốn X
17 Lập bảng lương X
18 Thực hiện các thực tiễn tối ưu trong hoạt động X
19 Cung cấp các phân tích tài chính X X
20 Triển khai các đánh giá hiệu quả hoạt động X
21 Duy trì các đánh giá hiệu quản hoạt động X
22 Xem xét những điểm yếu trong kiểm soát X X
Tài chính
01 Quản trị dòng tiền và đầu tư ngắn hạn X
02 Xây dựng chiến lược tài chính dài hạn X
03 Xây dựng chiến lược thuế X
04 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro X
05 Đàm phán những thương vụ mua lại X
06 Duy trì quan hệ với ngân hàng X
07 Sắp xếp  hoạt động tài trợ nợ X
08 Quản lý việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư X
09 Đầu tư các quỹ X
10 Đầu tư vào các quỹ lương hưu X
11 Cấp tín dụng cho khách hàng X X
12 Quản trị bảo hiểm & rũi ro X
13 Theo dõi dòng tiền X X
14 Duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư X

| Đọc thêm: Bản tin CFO tháng 2: Nhiều chính sách mới về lao động, tiền lương và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế 2019 đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

2. CFO và kế toán trưởng có mâu thuẫn nhiệm vụ với nhau không?

Mỗi vị trí sẽ có vai trò chuyên biệt khác nhau. Kế toán trưởng sẽ đi sâu chi tiết việc vận hành hệ thống kế toán còn giám đốc tài chính chỉ nắm các thông tin kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính. Hai vị trí này sẽ bổ trợ nhau nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng bộ máy quản lý tài chính – kế toán hiệu quả.

Kế toán trưởng sẽ thực hiện công việc thu thập thông tin từ các hệ thống phòng ban để tạo thành các chỉ số tài chính. Giám đốc tài chính sẽ sử dụng các chỉ số này để kết hợp cùng các phương pháp như định lượng, toán tài chính, ma trận tối ưu chi phí, ma trận tối ưu doanh thu, xác suất các sự kiện chi phí hay doanh thu, chiến lược tài chính để kiểm soát và phân tích tài chính doanh nghiệp.

3. Làm thế nào để kế toán trưởng trở thành CFO?

Kế toán trưởng, trợ lý giám đốc tài chính, phó giám đốc tài chính đều là những vị trí xuất phát điểm cho sự nghiệp của một CFO trong tương lai.

Điểm chung của CFO và kế toán trưởng chính là việc hiểu rõ các nghiệp vụ tài chính – kế toán như hỗ trợ hoạt động kiểm toán, thực hiện các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính, báo cáo giao dịch chứng khoán, quản lý quy trình hoạch định ngân sách, cấp tín dụng cho khách hàng, theo dõi dòng tiền. Tuy nhiên, kế toán trưởng chỉ chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán còn các CFO còn phải chuyên trách về các kỹ nghệ, thủ thuật tài chính.

Xem thêm:
>> Bản tin CFO tháng 2: Nhiều chính sách mới về lao động, tiền lương và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế 2019 đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]