Quản trị kinh doanh là gì? Ra trường làm nghề gì?

02/07/2024
13

Bạn có bao giờ tự hỏi quản trị kinh doanh là gì và tại sao ngày càng nhiều người chọn học ngành này? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn và cung cấp cái nhìn toàn diện về ngành quản trị kinh doanh, từ khái niệm cơ bản đến các chuyên ngành và cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

1. Quản trị kinh doanh là gì?

Theo cuốn giáo trình Quản trị kinh doanh (tập 2) được biên soạn bởi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân định nghĩa: 

“Quản trị kinh doanh là tổng hợp các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, kiểm tra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hiệu quả nhất nhằm xác định và thực hiện các mục tiêu cụ thể đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp”

Hoạt động quản trị kinh doanh sử dụng các nguồn lực như con người, tài chính và công nghệ để tạo ra giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các hoạt động chính trong quản trị kinh doanh bao gồm thiết lập mục tiêu, phát triển kế hoạch hành động, tổ chức nguồn lực để thực hiện các kế hoạch, lãnh đạo và hướng dẫn nhân viên, cũng như kiểm soát và đánh giá hiệu suất để đảm bảo rằng mục tiêu được đạt được.

Quản trị kinh doanh không chỉ giới hạn trong các công ty và doanh nghiệp lớn mà còn áp dụng cho các tổ chức vừa và nhỏ, các tổ chức phi lợi nhuận và thậm chí cả các cơ quan chính phủ. Nó bao gồm nhiều chức năng khác nhau như từ việc hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, marketing, quản lý nhân sự, đến quản lý sản xuất và vận hành.

Mục tiêu chính của quản trị kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận (ròng), đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, tạo ra giá trị cho cổ đông và khách hàng cũng như là cả những nhân viên bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây là những nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nhà quản trị cần có năng lực về quản lý và lãnh đạo, tầm nhìn và cảm nhận sâu rộng về thị trường cũng như phân tích và giải quyết vấn đề.

Tải ngay: TRỌN BỘ TÀI LIỆU CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

2. Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh là một lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp chuyên sâu, đào tạo về các kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành một doanh nghiệp. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các công cụ và phương pháp để phân tích, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong nhiều loại hình tổ chức khác nhau.

Sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ được trang bị một bộ kỹ năng liên quan tới quản trị doanh nghiệp, bao gồm lập kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, quản trị marketing và bán hàng, quản trị sản xuất vận hành, quản trị nguồn nhân lực và quản lý các dự án.

Với những kỹ năng được xây dựng trong suốt quá trình theo học quản trị kinh doanh, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước tới các tổ chức phi lợi nhuận. Tất cả các vị trí đều nhằm tới mục tiêu lớn nhất, tối đa hoá lợi nhuận của công ty.

3. Ngành quản trị kinh doanh học gì?

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học rộng, sinh viên sẽ được học về hầu hết các khía cạnh của một doanh nghiệp, ngoài ra cũng được trau dồi và phát triển các kỹ năng mềm liên quan tới việc lãnh đạo, phân tích, đạo đức kinh doanh, từ cơ bản cho tới chuyên sâu bao gồm:

  • Kinh tế học: Cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô và vĩ mô, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh.
  • Quản trị tài chính: Hướng dẫn cách quản lý tài chính doanh nghiệp, bao gồm kế toán, phân tích tài chính và quản lý rủi ro.
  • Quản trị Marketing: Giới thiệu các chiến lược và kỹ thuật marketing, từ nghiên cứu thị trường đến quảng cáo và tiếp thị kỹ thuật số, tìm hiểu về khách hàng cũng như các phương pháp về giá, về truyền thông nói chung.
  • Quản trị nguồn nhân lực: Học về tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý nhân sự trong tổ chức.
  • Quản trị sản xuất và vận hành: Tìm hiểu về quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất và các quy trình vận hành.
  • Quản trị chiến lược kinh doanh: Học cách phát triển và triển khai các chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Quản trị doanh nghiệp: Quản trị về công ty, văn phòng và các vấn đề liên quan tới pháp lý, loại hình doanh nghiệp.
  • Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh: Học về quản trị chất lượng và đổi mới trong kinh doanh, cũng như lập các kế hoạch khởi nghiệp.

Song song với các khối kiến thức về chuyên ngành kinh tế và quản trị, bạn cũng sẽ được học về các kỹ năng mềm như:

  • Tư duy hệ thống
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Đàm phán thương lượng
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng
  • Kỹ năng tổ chức
  • Giải quyết vấn đề

Tải miễn phí: BỘ 100+ QUY TRÌNH MẪU QUẢN LÝ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP

4. Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Quản lý doanh nghiệp: Đảm nhận các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao trong các tổ chức, từ doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn lớn.
  • Marketing và bán hàng: Làm việc trong các phòng marketing, bán hàng, nghiên cứu thị trường hoặc quảng cáo.
  • Quản trị tài chính và kế toán: Đảm nhiệm các vai trò như kế toán, kiểm toán, xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn vốn, đầu tư và chiến lược tài chính của trong doanh nghiệp
  • Quản trị nhân sự: Làm việc trong các phòng nhân sự với vai trò tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.
  • Khởi nghiệp: Nhiều sinh viên quản trị kinh doanh chọn khởi nghiệp và tự thành lập doanh nghiệp của riêng mình.

5. Học quản trị kinh doanh bao gồm những chuyên ngành nào?

Ngành quản trị kinh doanh bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, cho phép sinh viên lựa chọn theo sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình. Một số chuyên ngành phổ biến bao gồm:

  • Quản trị tài chính: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp, bao gồm việc huy động vốn, đầu tư vốn, quản lý rủi ro tài chính và phân tích tài chính.
  • Quản trị nhân sự: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý con người trong doanh nghiệp, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và giữ chân nhân viên.
  • Quản trị marketing: Chuyên ngành này tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại và phân phối sản phẩm.
  • Quản trị sản xuất và vận hành: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp, bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý kho bãi.
  • Quản trị kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, bao gồm việc xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên doanh.

Ngoài ra, còn có nhiều chuyên ngành khác của Quản trị kinh doanh như:

  • Quản trị dịch vụ khách hàng
  • Quản trị dự án
  • Quản trị khởi nghiệp
  • Quản trị công
  • Quản trị rủi ro
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Quản trị logistics

6. Ai nên học Quản trị kinh doanh?

Học quản trị kinh doanh là một lựa chọn phổ biến và hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Đây là một ngành học không yêu cầu nặng về tính toán như một số ngành kỹ thuật hay khoa học khác, và độ khó để học cũng không cao, mở ra cơ hội cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, dù ai cũng có thể tham gia vào kinh doanh, nhưng không phải ai cũng có khả năng quản trị giỏi. Điều hành một doanh nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm mà không phải ai cũng có thể dễ dàng đạt được. Để thành công trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, bạn cần có những đặc điểm và sở thích nhất định có thể kể tới như sau:

  • Có tư duy chiến lược: Nếu bạn thích lập kế hoạch và có khả năng nhìn xa trông rộng, quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn phát triển những kỹ năng cần thiết để xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Quản trị kinh doanh yêu cầu nhiều về khả năng giao tiếp và lãnh đạo. Nếu bạn tự tin trong việc thuyết trình, đàm phán và làm việc nhóm, bạn sẽ thấy mình phù hợp với ngành này.
  • Khả năng thích ứng nhanh: Kinh doanh luôn thay đổi và phát triển, đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh chóng. Nếu bạn thích khám phá những ý tưởng mới và không ngại thử thách, quản trị kinh doanh là lựa chọn lý tưởng.
  • Đam mê khởi nghiệp: Nhiều sinh viên chọn học quản trị kinh doanh vì mong muốn tự mình khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp riêng. Ngành học này cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để bắt đầu và quản lý một doanh nghiệp từ khi mới thành lập.
  • Yếu tố xông pha: Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nên có tố chất dấn thân. Đồng thời đòi hỏi sự tháo vát, nhanh nhẹn và hoạt bát. Bởi môi trường kinh tế thay đổi liên tục, nhiều mối đe dọa. Bên cạnh đó là các đối thủ cạnh tranh đang “dòm ngó”. Vì thế, bạn phải xông pha tìm hiểu, không sợ thất bại, dám nghĩ dám làm. Việc này nhằm ứng phó tốt với những vấn đề xảy ra bất ngờ.
  • Tư duy logic tốt: Nói đến buôn bán thì không thể tránh những con số trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Không phải ai cũng có thể làm việc tốt với những con số nên nếu bạn tự nhận thấy mình không thực sự đam mê những số liệu có phần khô khan thì không nên dấn thân. Một dấu hiệu đơn giản giúp bạn có câu trả lời rõ ràng là nếu hồi cấp ba bạn yêu thích các bộ môn như Toán – Lý – Hóa thì khả năng cao là bạn sẽ không ái ngại với hàng loạt số liệu trong lĩnh vực Kinh doanh.

7. Các kỹ năng mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần có khi ra trường

Thời gian trên ghế nhà trường là khoảng thời gian vô cùng quan trọng và cần thiết cho những sinh viên học quản trị kinh doanh. Đây chính là thời điểm để các bạn có thể trau dồi và học hỏi kiến thức, từ đó có được nền tảng tốt và phát triển thuận lợi hơn khi ra trường. Một số kỹ năng có thể kể ra như sau: 

Kỹ năng giao tiếp:

  • Kỹ năng thuyết trình: Trình bày rõ ràng và thuyết phục ý tưởng trước nhóm hoặc ban lãnh đạo.
  • Kỹ năng đàm phán: Đàm phán hiệu quả với các thành viên trong nhóm cho tới khách hàng, đối tác và nhà cung cấp.

Kỹ năng quản lý thời gian:

  • Lập kế hoạch: Xây dựng và quản lý kế hoạch công việc một cách khoa học.
  • Ưu tiên công việc: Biết cách xác định ưu tiên và quản lý công việc theo mức độ quan trọng.

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề:

  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng dữ liệu để phân tích tình hình kinh doanh và đưa ra các quyết định dựa trên số liệu cụ thể.
  • Giải quyết vấn đề: Xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả.

Kỹ năng làm việc nhóm:

  • Hợp tác: Khả năng làm việc cùng đội nhóm để đạt được mục tiêu chung.
  • Lắng nghe: Biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Kỹ năng quản lý dự án:

  • Lập kế hoạch dự án: Thiết lập và quản lý các dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
  • Kiểm soát rủi ro: Nhận diện và quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

Kiến thức về công nghệ thông tin:

  • Sử dụng các phần mềm quản lý: Thành thạo các phần mềm quản lý doanh nghiệp như ERP, CRM.
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, Power BI, hoặc Tableau.

Kiến thức về kinh tế và thị trường:

  • Hiểu biết kinh tế: Nắm vững các khái niệm kinh tế cơ bản và cách thức thị trường hoạt động.
  • Phân tích thị trường: Khả năng phân tích và dự báo xu hướng thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Kỹ năng tài chính:

  • Quản lý ngân sách: Hiểu biết về cách lập kế hoạch và quản lý ngân sách.
  • Đánh giá tài chính: Đánh giá tình hình tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

Kỹ năng Marketing:

  • Chiến lược Marketing: Hiểu biết về các chiến lược marketing và cách áp dụng chúng.
  • Tiếp thị kỹ thuật số: Thành thạo các kỹ năng marketing kỹ thuật số, bao gồm SEO, SEM, và quảng cáo trực tuyến.

Tải miễn phí trọn bộ ebook: GIẢI PHÁP TỐI ƯU VẬN HÀNH & XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CHO CEO

8. Cơ hội việc làm của sinh viên học Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học có nhu cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngày càng cần những nhà quản trị kinh doanh giỏi để dẫn dắt và quản lý hiệu quả.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có các cơ hội việc làm như sau:

Thứ nhất, làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước. Họ có thể đảm nhận các vị trí từ nhân viên đến quản lý cấp cao trong các lĩnh vực như marketing, tài chính, nhân sự, sản xuất, bán hàng.

Thứ hai, khởi nghiệp: Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh hoàn toàn có khả năng tự khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp của riêng mình. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, Việt Nam đã có hơn 137.000 doanh nghiệp mới được thành lập, cho thấy xu hướng khởi nghiệp ngày càng phổ biến và là cơ hội lớn cho những ai đam mê kinh doanh​​.

Thứ ba, làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ: Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế và các cơ quan chính phủ cũng là những nơi có nhu cầu cao về nhân lực quản trị kinh doanh. Các vị trí như quản lý dự án, tư vấn phát triển, quản lý tài chính trong các tổ chức này đều cần đến những người có nền tảng về quản trị kinh doanh.

Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy: Sinh viên học Quản trị kinh doanh có thể chọn con đường học lên cao học và tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng. Đây là cơ hội để họ không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

9. Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?

Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh rất đa dạng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn,… Đây là một trong những công việc đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, khi bạn tích lũy càng nhiều thì mức lương cũng sẽ tăng lên theo thời gian.

Theo các nguồn như VietnamWorks hay là TopCV, mức lương trung bình của ngành Quản trị kinh doanh hiện nay dao động từ 6 – 40 triệu đồng/tháng, cụ thể một vài vị trí trong ngành như sau:

  • Nhân viên kinh doanh: Theo thống kê từ VietnamWorks, mức lương khởi điểm cho vị trí nhân viên kinh doanh mới tốt nghiệp dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên kinh doanh: Đối với những chuyên viên có kinh nghiệm từ 2-5 năm, mức lương trung bình dao động từ 10 – 20 triệu đồng/tháng​​.
  • Chuyên viên Marketing: Theo TopCV, những chuyên viên có kinh nghiệm từ 1-4 năm có mức lương dao động từ 9 – 18 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên tuyển dụng nhân sự: theo thống kê từ những khảo sát về mức lương, hiện nay lương của chuyên viên tuyển dụng trên thị trường trung bình khoảng 10 triệu VND/tháng.
  • Chuyên viên tài chính: chuyên viên tài chính có mức lương được khảo sát dao động từ 14 – 18 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý cấp trung: Những người ở vị trí quản lý cấp trung (trưởng phòng, phó phòng) có mức lương trung bình từ 20 – 40 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp​​.

Mức lương trung bình cho những người có bằng cử nhân quản trị kinh doanh thường dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Sau đó tuỳ thuộc vào khả năng của bạn mà mức sẽ tăng dần lên.

10. Xu hướng quản trị trong tương lai

Trong những năm gần đây, thời đại công nghiệp 4.0 đã khiến cho cả thế giới thay đổi, công nghệ và trí tuệ nhân tạo lên ngôi, khiến cho những xu hướng quản trị cũng dần phải thích ứng và thay đổi theo thị trường. Dưới đây là một số xu hướng quản trị nổi bật trong tương lai mà sinh viên quản trị kinh doanh cần nắm bắt:

Internet of Things (IoT)

  • Internet of Things (IoT) là công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau, đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp. Theo báo cáo của Statista, đến năm 2025, số lượng thiết bị IoT trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 75 tỷ​​. Việc áp dụng IoT giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý kho bãi, và cải thiện dịch vụ khách hàng.
  • Ứng dụng IoT trong quản lý sản xuất: Các thiết bị IoT giúp giám sát và quản lý máy móc, thiết bị trong thời gian thực, giảm thiểu sự cố và tăng hiệu suất làm việc. Ví dụ, các cảm biến IoT có thể theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, và hiệu suất của các máy móc trong nhà máy, giúp ngăn ngừa hỏng hóc và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Remote Working

  • Làm việc từ xa (remote working) là hình thức làm việc mà nhân viên không cần phải có mặt tại văn phòng của công ty mà có thể làm việc từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet. Đây đã và đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Theo một khảo sát của Gartner, 82% các công ty có kế hoạch cho phép nhân viên làm việc từ xa ít nhất một phần thời gian sau đại dịch​​. Remote working không chỉ giúp tiết kiệm chi phí văn phòng mà còn tăng cường sự linh hoạt và cân bằng công việc-cuộc sống cho nhân viên.
  • Công nghệ hỗ trợ remote working: Các công cụ như Zoom, Microsoft Teams, và Slack đã trở thành nền tảng quan trọng cho làm việc từ xa, giúp các nhóm làm việc từ mọi nơi trên thế giới kết nối và hợp tác một cách hiệu quả.

Artificial Intelligence (AI)

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến việc tạo ra các hệ thống máy tính có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thông minh như con người. Đây chính là một công cụ mang tính đột phá, từ khi xuất hiện đã làm thay đổi cả nền công nghiệp. Nó đã khiến cho rất nhiều các lĩnh vực như kế toán, quản trị nhân sự thay đổi rất nhiều, trợ giúp cho những nhà quản trị có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp hơn.

>> Xem thêm: 10 ứng dụng AI phổ biến nhất cho doanh nghiệp 2024

  • Sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP
    • Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP là hệ thống phần mềm tích hợp các quy trình kinh doanh chính của một tổ chức vào một hệ thống duy nhất. ERP giúp quản lý và tự động hóa nhiều hoạt động khác nhau như kế toán, mua hàng, sản xuất, quản lý kho, bán hàng, và quản lý nhân sự. Phần mềm này giúp tối ưu hóa vận hành là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững. Ngay từ khi mới bắt đầu, việc áp dụng các công cụ quản trị và công nghệ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Hiện nay, MISA AMIS là một trong những nền tảng ERP toàn diện được các doanh nghiệp Việt lựa chọn để quản lý tổng thể mọi hoạt động từ Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Quản trị nguồn nhân lực cho đến Quản lý điều hành:

Đăng ký ngay

  • Phân hệ Tài chính – Kế toán: Giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách hiệu quả, từ kế toán (Chi phí, Doanh thu, Công nợ, Mua hàng, Bán hàng, Kho,…) cho đến Hóa đơn điện tử, Thuế,…
  • Phân hệ Marketing – Bán hàng: Doanh nghiệp dễ dàng quản lý mối quan hệ với khách hàng theo suốt vòng đời (thu hút – nuôi dưỡng – chuyển đổi) nhằm nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
  • Phân hệ quản lý nhân sự: Quản trị nhân sự toàn diện từ tuyển dụng, chấm công, tính lương cho đến quản lý mục tiêu, đánh giá, BHXH, thuế TNCN,…
  • Phân hệ Văn phòng số: Tối ưu hóa toàn bộ hoạt động vận hành, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí nhờ tối ưu quản lý quy trình, công việc, phê duyệt mọi lúc mọi nơi, số hóa quản lý tài sản/phòng họp/văn bản,…

Các xu hướng quản trị trên không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng khắc nghiệt. Việc nắm bắt và áp dụng những xu hướng này sẽ giúp các nhà quản trị chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

11. Nên học ngành Quản trị kinh doanh ở đâu?

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Học Quản trị kinh doanh ở đâu thì hiệu quả? Đây là một ngành học khó, yêu cầu hiểu biết rộng và người dạy cần có kinh nghiệm chuyên môn cũng như giảng dạy vững chắc. Vậy nên các trường Đại học uy tín trên địa bàn cả nước sẽ là nơi phù hợp để có thể học tập và trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, học viên cũng có thể học Quản trị kinh doanh trực tuyến. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian để đến trường. Tuy nhiên, khi học trực tuyến, cá nhân mỗi người cần có ý thức tự giác, kỷ luật cao độ và nỗ lực học tập để có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Một số nền tảng học Quản trị kinh doanh uy tín phải kể đến như:

Các trường Đại học, Cao đẳng uy tín trong nước:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Đây là một trong những trường đại học hàng đầu về kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam. Chương trình đào tạo tại NEU được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  • Đại học Ngoại thương (FTU): Nổi tiếng với các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh và kinh tế quốc tế, FTU cung cấp môi trường học tập năng động và chuyên nghiệp.
  • Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU): Khoa Quản trị Kinh doanh của VNU luôn nằm trong top đầu về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực này.
  • Đại học Tài chính – Marketing (UFM): Đây là trường đại học chuyên đào tạo về tài chính, marketing và quản trị kinh doanh với chương trình học được cập nhật liên tục để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Các chương trình đào tạo quốc tế:

  • BBA của Harvard Business School: Chương trình BBA của Harvard được công nhận là một trong những chương trình hàng đầu thế giới, cung cấp kiến thức sâu rộng và thực tiễn về quản trị kinh doanh.
  • BBA của Wharton School, University of Pennsylvania: Với phương pháp giảng dạy hiện đại và đội ngũ giảng viên hàng đầu, Wharton là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn học tập trong môi trường kinh tếquản lý đẳng cấp quốc tế.
  • BBA của London Business School: Chương trình BBA của London Business School được biết đến với chất lượng đào tạo cao và mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp thế giới, tạo cơ hội lớn cho việc phát triển sự nghiệp.

Các nền tảng học trực tuyến:

  • Coursera: Nền tảng này cung cấp nhiều khóa học quản trị kinh doanh từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Wharton, INSEAD, và University of Illinois.
  • edX: Tương tự như Coursera, edX cung cấp các khóa học trực tuyến chất lượng cao từ các trường đại học danh tiếng như MIT, Harvard, và Berkeley.
  • Udemy: Đây là nền tảng học trực tuyến với nhiều khóa học quản trị kinh doanh do các chuyên gia và giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Udemy cung cấp các khóa học linh hoạt về thời gian và chi phí, phù hợp cho những ai muốn học tập thêm kỹ năng và kiến thức quản trị kinh doanh.

Việc lựa chọn nơi học phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân, hoàn cảnh và sở thích của mỗi người. Dù lựa chọn học tập tại trường đại học, tham gia các chương trình đào tạo quốc tế, hay học trực tuyến, điều quan trọng là phải luôn duy trì ý thức tự giác, kỷ luật cao và nỗ lực học tập để đạt được kết quả tốt nhất.

12. Một số câu hỏi thường gặp về ngành Quản trị kinh doanh

Học quản trị kinh doanh thi khối nào? Ngành Quản trị kinh doanh hiện nay được tuyển sinh từ nhiều khối thi khác nhau, tùy thuộc vào từng trường đại học. Thông thường, các khối thi phổ biến để vào ngành này bao gồm:

  • Khối A: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A1: Toán, Lý, Anh.
  • Khối D1: Toán, Văn, Anh.
  • Khối C: Văn, Sử, Địa (ít phổ biến hơn).

Tùy vào năng lực và sở thích của bản thân, các bạn thí sinh có thể chọn khối thi phù hợp để đăng ký vào ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học.

Học quản trị kinh doanh tìm kiếm kinh nghiệm ở đâu? Như thế nào? Tìm kiếm và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn là một phần quan trọng giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Dưới đây là một số cách để sinh viên có thể tìm kiếm kinh nghiệm:

  • Tham gia các chương trình thực tập:
    • Chương trình thực tập tại doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia thường có các chương trình thực tập dành cho sinh viên. Đây là cơ hội tốt để sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp và học hỏi từ những người đi trước. Công ty MISA chính là một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp các giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp. Sinh viên có thể tham gia các chương trình thực tập tại MISA để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Các vị trí thực tập tại MISA thường đa dạng, từ quản lý tài chính, nhân sự đến marketing và bán hàng.
    • Thực tập tại các công ty khởi nghiệp: Làm việc tại các startup giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quy trình khởi nghiệp, quản lý dự án, và cách ứng phó với những thách thức trong kinh doanh. Môi trường làm việc tại các công ty khởi nghiệp thường năng động và đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo.
  • Học từ các khóa học trực tuyến và hội thảo:
    • Khóa học trực tuyến: Tham gia các khóa học trực tuyến trên các nền tảng như Coursera, edX, và Udemy để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý.
    • Hội thảo và sự kiện: Tham gia các hội thảo, sự kiện và khóa đào tạo do các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức giúp sinh viên cập nhật kiến thức mới và mở rộng mối quan hệ trong ngành.

Việc kết hợp giữa học tập tại trường và tích lũy kinh nghiệm thực tế qua các hoạt động và chương trình thực tập sẽ giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh phát triển toàn diện, sẵn sàng cho con đường sự nghiệp sau này.

13. Kết luận

Với cuộc cách mạng 4.0, với công nghệ thay đổi nhanh chóng, tác động đến mọi khía cạnh của đời sống kinh doanh. Các doanh nghiệp giờ đây cần những chuyên gia Quản trị kinh doanh có khả năng nắm bắt và ứng dụng công nghệ mới để tối ưu hóa hoạt động của mình. Vì vậy, học Quản trị kinh doanh không chỉ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mà còn giúp bạn trở thành những nhà lãnh đạo tiên phong trong tương lai.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả