Phần mềm quản lý logistics là gì? 7 phần mềm logistics có mã nguồn mở và miễn phí tốt nhất

29/12/2023
564

Với xu hướng toàn cầu hóa, doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường và tiếp cận với những tệp khách hàng mới. Tuy nhiên, điều này đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho các doanh nghiệp trong việc quản lý hoạt động logistics để có thể vận chuyển hàng hóa đến khách hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 

Mặc dù có nhiều thách thức nhưng với sự trợ giúp của các phần mềm quản lý logistics, những khó khăn đó dễ dàng được giải quyết để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dùng cuối. 

1. Những thách thức trong ngành logistics

Ngành logistics đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Dưới đây là một số thách thức chính:

  • Chi phí nhiên liệu và vận chuyển: Chi phí vận chuyển có thể tăng đối với người gửi hàng do giá nhiên liệu cao hơn. Người quản lý dịch vụ logistics cần một số chiến lược để đối phó với tình trạng này. 
  • Xử lý quy trình quản lý dữ liệu: Người quản lý phải xử lý lượng lớn dữ liệu và rất khó khăn trong việc kiểm tra chéo bản đồ lộ trình, xử lý hóa đơn nhiên liệu cũng như đảm bảo an toàn cho đội xe, nhân viên một cách thủ công.
  • Cải thiện quy trình kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ rất khó dẫn đầu trong ngành nếu không đầu tư vào những công nghệ mới để tối ưu quy trình kinh doanh và duy trì tính cạnh tranh.
  • Quản lý nhân lực và thiếu hụt tài xế: Quản lý lực lượng lao động (bao gồm cả tuyển dụng và giữ chân) là một nhiệm vụ đầy thách thức trong ngành logistics. Nó đòi hỏi một người quản lý có năng lực, một nền tảng để giao tiếp chất lượng và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng hơn.
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Khách hàng muốn nhận thông báo theo thời gian thực, vận chuyển nhanh hơn và thông tin liên quan đến hành trình giao hàng. Ngành logistics cần phải làm hài lòng khách hàng của mình.
  • Kiểm soát và hiển thị hàng tồn kho: Kiểm soát và hiển thị tồn kho chính xác là nhiệm vụ đầy thách thức đối với mọi doanh nghiệp thương mại điện tử và bán lẻ. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình kinh doanh (hàng tồn kho không đủ để đáp ứng nhu cầu), tăng chi phí lưu trữ (hàng tồn kho nhiều so với dự tính). 
  • Dịch vụ tùy chỉnh và phân khúc nhà cung cấp/khách hàng: Đơn vị logistics phải giao hàng đúng hẹn và cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh cho các nhà cung cấp, khách hàng khác nhau về các gói, giá cả.
  • Hậu cần ngược (Reverse Logistics): Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ngày nay sử dụng chiến lược hậu cần ngược có thể gặp khó khăn và tốn kém nếu thiếu sự hỗ trợ phù hợp.

Có rất nhiều thách thức trong ngành logistics. Phần mềm quản lý logistic có thể đáp ứng nhu cầu chuỗi cung ứng và logistics của doanh nghiệp một cách hiệu quả để đối phó với những thách thức.

Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý kho bãi (WMS) được đánh giá tốt nhất

2. Phần mềm quản lý logistics là gì?

Logistics có nghĩa là dòng hàng hóa từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ của khách hàng hoặc doanh nghiệp. 

Phần mềm quản lý logistics là giải pháp công nghệ được thiết kế nhằm hợp lý hóa, tối ưu hóa các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng và hoạt động logistics. Nó giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các nhiệm vụ như kiểm soát hàng tồn kho, lập kế hoạch vận chuyển, theo dõi đơn hàng và quản lý kho hàng. 

Bằng cách tự động hóa các quy trình và cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực, phần mềm quản lý logistics cho phép các công ty giảm chi phí, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể.

3. Các tính năng của phần mềm quản lý logistics

Phần mềm quản lý logistics bao gồm nhiều tính năng đa dạng giúp tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng và logistics. Dưới đây là các tính năng chính của loại phần mềm này:

  • Quản lý vận tải: Phần mềm quản lý logistic có chức năng lập kế hoạch điều phối, lựa chọn hãng vận chuyển tự động (để quyết định phương thức vận chuyển thông minh nhất cho mỗi lần giao hàng), tối ưu hóa lộ trình, hợp nhất lô hàng và theo dõi hàng hóa theo thời gian thực.
  • Kiểm soát chi phí và lập hóa đơn: Phần mềm logistics cho phép theo dõi và quản lý các chi phí liên quan đến hoạt động logistics, tự động hóa quá trình tạo và gửi hóa đơn, đồng thời tích hợp với hệ thống kế toán để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. 
  • Quản lý rủi ro: Hệ thống quản lý logistics đơn giản hóa việc quản lý tai nạn hoặc thiên tai, yêu cầu bảo hiểm, mất hàng hóa và các sự cố khác. Phần mềm cung cấp cơ sở để xác định các khu vực có nguy cơ nhằm giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như một hệ thống thích hợp để phân tích lịch sử lái xe.
  • Phân tích chuỗi cung ứng: Phần mềm cung cấp cái nhìn về hoạt động chuỗi cung ứng, từ nhập kho đến vận chuyển và giao hàng. Nó cho phép doanh nghiệp phân tích hiệu suất, tìm ra cơ hội cải tiến, hỗ trợ ra quyết định chiến lược và tối ưu hóa quy trình.
  • Giải pháp di động: Các công ty logistic có thể có cái nhìn tổng quan rõ ràng về quy hoạt động kinh doanh nhờ các giải pháp di động. Các bản cập nhật theo thời gian thực được phân phối trên thiết bị di động giúp cung cấp thông tin quan trọng cho tất cả các bên liên quan.
  • Quản lý hàng tồn kho: Khía cạnh quan trọng của logistics là tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể lưu trữ hàng hóa, nguyên liệu thô và vật tư, từ đó giúp luân chuyển hàng hóa thích hợp.
  • Cổng truy cập web của khách hàng: Các công ty 3PL có thể xem lịch sử sản phẩm, số liệu tồn kho và các bản ghi chuyển từ xa bằng ngay cả khi họ ở ngoài cơ sở nhờ chức năng của cổng web khách hàng.
  • Tích hợp với phần mềm kế toán: Hệ thống logistics kết nối thông tin liền mạch giữa quản lý vận chuyển hàng hóa và thanh toán bằng cách xử lý báo giá, chi phí, thanh toán, lập hóa đơn, khoản phải thu và thậm chí cả giao dịch tiền tệ.
  • Quản lý kho hàng: Tự động và tối ưu hóa các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và xử lý hàng hóa trong kho như: theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực, quản lý vị trí hàng trong kho, tối ưu hóa việc sắp xếp và lấy hàng, cũng như tự động hóa quy trình nhập và xuất hàng,…

Tham khảo: Top phần mềm giúp quản lý doanh nghiệp quả quả 2024

4. Tại sao phần mềm quản lý logistics lại cần thiết với doanh nghiệp?

Hệ thống quản lý logistics đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết mọi vấn đề về chuỗi cung ứng và giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Hãy cùng điểm qua những điểm được đề cập dưới đây để hiểu tầm quan trọng của phần mềm logistic:

  • Nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng: Phần mềm giúp tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng, từ quản lý kho hàng, vận chuyển, đến phân phối hàng hóa, giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tự động hóa các quy trình giúp giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan thay vì quản lý logistics thủ công, từ nhập liệu đến theo dõi hàng hóa.
  • Tăng cường khả năng phân tích và ra quyết định: Phần mềm cung cấp dữ liệu và báo cáo phân tích, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất và tìm ra cơ hội cải thiện.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng giúp đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn và đúng chất lượng, tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
  • Tuân thủ quy định: Phần mềm giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn trong ngành, từ an toàn hàng hóa đến quy định hải quan.
  • Quản lý dữ liệu hiệu quả: Tích hợp và quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn, giúp tạo ra thông tin chính xác và cập nhật cho mọi khía cạnh của logistics.
  • Phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi: Phần mềm cung cấp khả năng phản ứng nhanh với các thay đổi trong nhu cầu thị trường hoặc các vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Xem thêm: Phân tích ma trận SWOT của công ty logistics Việt Nam

5. Top 7 phần mềm quản lý logistics miễn phí và có mã nguồn mở tốt nhất

Sau khi xác định được tầm quan trọng của phần mềm quản lý logistic, doanh nghiệp sẽ cần lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh, ngân sách của mình. 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có quy mô nhỏ, chi phí cho công nghệ hạn chế, một hệ thống quản lý logistics với mã nguồn mở và miễn phí có thể sẽ là lựa chọn phù hợp. Đây là các phần mềm có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu, mở rộng tốt và không phụ thuộc vào nhà cung cấp, chi phí thấp hoặc miễn phí,… 

Dưới đây là 7 hệ thống quản lý logistics mã nguồn mở và miễn phí có chất lượng hàng đầu dành cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Quản lý kho bãi trong logistics: Quy trình và 8 chiến lược quản lý tối ưu

5.1. Phần mềm quản lý logistics miễn phí và mã nguồn mở OpenTCS

OpenTCS là phần mềm logistic miễn phí giúp kiểm soát phương tiện hiệu quả. Phần mềm có mã nguồn mở này đóng vai trò là hệ thống quản lý đội xe giúp điều phối các phương tiện tự động một cách dễ dàng. OpenTCS có thể được sử dụng để quản lý các phương tiện tự động hóa khác như robot di động hoặc máy bay bốn cánh.

Trình điều khiển phương tiện của OpenTCS có thể tích hợp với hệ thống quản lý vận tải tự động, cung cấp một giao diện người dùng trực quan để tạo và xem các mô hình logic của các khu vực mà các phương tiện di chuyển.

Điểm nổi bật:

  • Nền tảng độc lập
  • Nhà cung cấp độc lập
  • Trình điều khiển phương tiện có thể tích hợp với phần mềm quản lý vận tải tự động
  • Độc lập với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp xe
  • Các chiến lược có thể thay thế được để định tuyến và lập kế hoạch cho các phương tiện
  • Hệ thống điều khiển linh hoạt, tiện dụng
  • Quản lý khách hàng
  • Theo dõi
  • Quản lý kho

Tham khảo: Top 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp năm 2024

5.2. Phần mềm quản lý logistics có mã nguồn mở OpenLMIS

OpenLMIS là một hệ thống quản logistics nguồn mở mạnh mẽ giúp quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng hàng hóa y tế. Phần mềm này giúp cải thiện độ chính xác, tính kịp thời, khả năng hiển thị của dữ liệu và tăng cường trách nhiệm giải trình.

OpenLMIS thân thiện với người dùng, hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt việc nhập dữ liệu thủ công và tính toán bằng tay. Hệ thống quản lý logistics dựa trên đám mây, cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác và kịp thời cho việc ra quyết định, giúp giảm lượng hàng tồn kho, giảm lãng phí. Nhờ đó, chuỗi cung ứng được vận hành hiệu quả và tổ chức tốt.

Đặc điểm nổi bật:

  • Mã vạch/RFID
  • Quản lý vận chuyển
  • Quản lý vận tải
  • Kiến trúc module có khả năng mở rộng
  • Yêu cầu (Đặt hàng)
  • Báo cáo và phân tích
  • Quản lý hàng tồn kho và local fulfillment
  • Quản lý vắc xin

5.3. Phần mềm quản lý logistics miễn phí và mã nguồn mở Open Door Logistic Studio 

Open Door Logistic Studio là phần mềm quản lý logistics mã nguồn mở phục vụ các đại lý và công ty khởi nghiệp. 

Phần mềm miễn phí này hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu khách hàng theo khu vực địa lý, cung cấp hiệu quả các giải pháp toàn diện end-to-end cho người dùng. 

ODL Studio cung cấp giải pháp hiệu quả cho người dùng trong việc quản lý và thiết kế lãnh thổ bán hàng hoặc giao hàng. Phần mềm này có khả năng lập kế hoạch lộ trình cho đội xe của bạn bằng cách sử dụng bảng tính Excel, giúp quản lý khu vực một cách hiệu quả. ODL Studio có sẵn bản cài đặt cho các máy tính để bàn chạy hệ điều hành Windows, Mac và Linux.

Đặc điểm nổi bật:

  • Thiết kế lãnh thổ
  • Lập bản đồ lãnh thổ
  • Lập kế hoạch đội xe
  • Mã màu
  • Mã hóa địa lý
  • Ghi nhãn
  • Tạo bản đồ
  • Phân tích không gian
  • Quản lý khách hàng
  • Quản lý vận chuyển
  • Theo dõi
  • Quản lý vận tải

5.4. Phần mềm quản lý logistics miễn phí và mã nguồn mở OpenMAINT 

OpenMAINT là hệ thống quản lý logistics mã nguồn mở, được xây dựng dựa trên CMDBuild (môi trường mã nguồn mở để cấu hình các ứng dụng tùy chỉnh cho quản lý tài sản). Phần mềm logistics miễn phí này quản lý việc vận chuyển vật liệu tiêu hao sử dụng cho các hoạt động bảo dưỡng.

OpenMAINT quản lý sổ đăng ký vật tư tiêu hao, ghi chép xử lý tài liệu của vật tư tiêu hao và danh sách các vật liệu liên quan. Phần mềm này được coi là cơ sở dữ liệu của kho hàng và các mặt hàng trong kho. Nó giúp ích trong việc xử lý các vật liệu được sử dụng trong các hoạt động bảo dưỡng.

Đặc điểm nổi bật:

  • Duyệt văn bản và đồ họa
  • File tài liệu
  • Công cụ quy trình làm việc
  • Chức năng nhập và xuất dữ liệu
  • Giao diện người dùng dựa trên web
  • Mã vạch /RFID
  • Dashboard
  • Quản lý vận chuyển
  • Tracking
  • Quản lý vận tải
  • Ghi chép hồ sơ xử lý vật tư tiêu hao
  • In tồn kho vật tư tiêu hao hiện tại
  • Quản lý sổ đăng ký tiêu thụ

5.5. Phần mềm quản lý logistics miễn phí CargoApps

CargoApps là phần mềm quản lý logistics miễn phí giúp số hóa và tự động hóa hoạt động logistics vận tải. Đây là giải pháp vận chuyển nhanh chóng dành cho các nhà giao nhận, vận chuyển, chủ hàng. Giải pháp phần mềm hậu cần này có thể quản lý việc xử lý vận chuyển từ các hãng vận tải nhỏ qua các nhà giao nhận cỡ trung bình đến các chủ hàng cỡ trung bình.

Phần mềm lập kế hoạch, kiểm soát và giám sát hệ thống xử lý đơn hàng. Quy trình quản lý vận tải của doanh nghiệp có thể được chuẩn hóa và tự động hóa bằng phần mềm thân thiện với người dùng CargoApps.

Đặc điểm nổi bật:

  • Mã vạch / RFID
  • Dashboard
  • Tracking
  • Số hóa quản lý vận tải
  • Xử lý các nhà thầu phụ
  • Lập kế hoạch lộ trình xe tải
  • Phân tích doanh số và lộ trình
  • Tính phí lưu thông
  • Số hóa quản lý đơn hàng 
  • Nhận chứng từ giao hàng
  • Quản lý nhà vận chuyển
  • Phân tích chi phí

5.6. ShippingEasy (dùng thử miễn phí 30 ngày)

Shipping Easy là phần mềm quản lý logistics dựa trên đám mây phù hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ. Người dùng có thể tùy chỉnh tem nhãn và phiếu đóng gói để có thể quản lý thương hiệu một cách dễ dàng.

Phần mềm cung cấp tính năng in tem nhãn, phiếu đóng gói và danh sách lấy hàng một cách nhanh chóng. ShippingEasy tự động hóa quá trình vận chuyển một cách hiệu quả. Nó cung cấp báo cáo nâng cao cho người dùng. Phần mềm này cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời và phù hợp với người bán hàng trực tuyến và các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Đặc điểm nổi bật

  • Quản lý Khách Hàng
  • Dashboard
  • Mã Vạch / RFID
  • Quản lý Hóa Đơn
  • Quản lý Đơn Hàng
  • Quản lý Tỷ Giá
  • Quản lý Vận Chuyển
  • Theo Dõi
  • Quản lý Vận Tải
  • Quản lý Kho Hàng
  • Tiếp Thị Khách Hàng
  • Quản lý Hàng Tồn Kho
  • Quản lý Trả Hàng
  • Tùy Chỉnh Nhãn Dán

5.7. Linbis (dùng thử miễn phí 14 ngày)

Linbis là phần mềm logistics dựa trên đám mây, có khả năng tổ chức và vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả. Phần mềm quản lý logistics này giúp các hoạt động logistics của bạn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Các doanh nghiệp có thể quản lý lượng lớn hàng tồn kho và hoạt động với sự hỗ trợ của Linbis. Phần mềm này phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp logistics và chuỗi cung ứng. Các công ty liên quan đến người gửi hàng tới đại lý vận chuyển, logistics bên thứ ba, hãng hàng không và đại lý vận chuyển đường biển có thể sử dụng phần mềm này để tăng năng suất và đạt được lợi nhuận lớn.

Đặc điểm nổi bật:

  • Quản lý Khách Hàng
  • Mã Vạch/RFID
  • Bảng Điều Khiển
  • Quản lý Đơn Hàng
  • Quản lý Vận Chuyển (Hàng không, Mặt đất, và Vận chuyển Đường Biển)
  • Theo Dõi
  • Quản lý Vận Tải
  • Quản lý Kho Hàng
  • Kế Toán
  • Quản lý Nhà Cung Cấp
  • Cross Docking (Chuyển tải nhanh)
  • Quản lý Hàng Tồn Kho

Có thể thấy rằng, đa phần các phần mềm quản lý logistics hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các hoạt động liên quan đến hậu cần như quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý vận tải, tracking quá trình vận chuyển, quản lý nhà cung cấp,… 

Để quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện cũng như tạo ra một hệ thống thông tin liền mạch từ các hoạt động khác nhau của công ty, phần mềm quản lý logistics thường được tích hợp với các hệ thống khác như MISA AMIS.

Với hơn 40+ ứng dụng chuyên biệt được kết nối chặt chẽ với nhau trong một nền tảng, MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các hoạt động Tài chính – Kế toán, Hóa đơn, Bán hàng, Khách hàng, Nhân sự (nhân viên, tài xế, shipper), Công việc & quy trình phối hợp giữa các phòng ban cho đến quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, tài liệu,…

Nhờ đó, toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được hội tụ trên một nền tảng duy nhất. Đặc biệt, MISA AMIS cung cấp cho doanh nghiệp các báo cáo chi tiết và phân tích dữ liệu giúp ra quyết định kinh doanh hiệu quả. Sự tích hợp này góp phần làm thay đổi đáng kể cách thức hoạt động và quản lý trong ngành logistics, đem lại hiệu quả cao và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.

6. Kết luận

Như vậy, việc lựa chọn phần mềm quản lý logistics phù hợp là một yếu tố quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trong thời đại số hóa ngày nay. Với những phần mềm có mã nguồn mở và miễn phí mà chúng tôi đã giới thiệu, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn có thể tận dụng tối đa sự linh hoạt và tính tùy chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả