Hàng hóa bổ sung là gì? Đặc điểm, cách sử dụng và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

13/10/2023
3265

Hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế là hai khái niệm quan trọng trong kinh doanh. Khi hiểu rõ về các loại hàng hóa này, doanh nghiệp sẽ xây dựng được chiến lược hoạt động phù hợp để đạt mục tiêu lợi nhuận. Hãy cùng MISA tìm hiểu hàng hóa bổ sung là gì, đặc điểm và cách sử dụng đối với doanh nghiệp trong nội dung sau đây.

Hàng hóa bổ sung là gì? 

Hàng hóa bổ sung (Complementary Goods) là những hàng hóa, dịch vụ có xu hướng được người tiêu dùng sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị và công dụng của hàng hóa đó hoặc tăng giá trị cho người tiêu dùng. 

Ví dụ, khi mua một chiếc điện thoại di động, các phụ kiện như tai nghe,, sạc dự phòng, hoặc bàn phím ngoại vi có thể được coi là hàng hóa bổ sung. Những phụ kiện này không bắt buộc nhưng cung cấp tiện ích và trải nghiệm sử dụng tốt hơn cho người dùng.

Hàng hóa bổ sung là gì?

Các loại hàng hóa bổ sung phổ biến hiện nay

Hàng hóa bổ sung rất đa dạng tùy vào mỗi lĩnh vực kinh doanh, trên thị trường hiện nay bạn có thể chia ra thành 5 loại phổ biến:

  • Phụ kiện: Đây là những sản phẩm bổ sung cung cấp tiện ích và bảo vệ thiết bị điện tử như ốp lưng, pin dự phòng, cáp sạc, chuột, …
  • Dịch vụ bảo hành và bảo trì: Đây là những dịch vụ cung cấp sau khi khách hàng đã mua sản phẩm chính nhằm mục đích bảo vệ, duy trì hoạt động ổn định của sản phẩm, ví dụ như dịch vụ bảo trì định kỳ, hỗ trợ sửa kỹ thuật, …
  • Gói sản phẩm: Đây là những sản phẩm được kết hợp thành các gói sản phẩm nhằm tăng tính hấp dẫn và giá trị cho khách hàng, ví dụ như một bộ trang điểm sẽ đi kèm với túi đựng, một mô hình lắp ghép sẽ đi kèm với sách hướng dẫn và sticker trang trí, …
  • Dịch vụ hỗ trợ và đào tạo: Đây là những sản phẩm phục vụ việc hướng dẫn/ đào tạo khách hàng sử dụng sản phẩm chính một cách hiệu quả, ví dụ như sách hướng dẫn, video tư vấn kỹ thuật, …
  • Sản phẩm bảo vệ và vệ sinh: Đây là những sản phẩm phổ biến trong lĩnh vực y tế, thực phẩm như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, …
Một số loại hàng hóa bổ sung

Xem Thêm: Hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa thanh toán có được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ hay không ?

Cách chiến lược triển khai hàng hóa bổ sung trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp dựa vào đặc điểm của hàng hóa bổ sung để tăng doanh thu bằng cách bán thêm hàng hóa ngoài sản phẩm chính. Các chiến lược được doanh nghiệp sử dụng để giúp gia tăng doanh số từ hàng hóa bổ sung bao gồm: 

  • Sắp xếp và trưng bày các hàng hóa liên quan gần nhau: Chiến lược này sẽ làm khách hàng có thêm nhiều lựa chọn khi mua sản phẩm. Ví dụ: Các sản phẩm về gia vị nêm nếm sẽ được bày bán kế bên quầy thịt.
  • Bán gói sản phẩm: Chiến lược này thường được thấy dưới dạng kết hợp combo hoặc set sản phẩm. Ví dụ: Combo món nướng tại nhà hàng, combo sản phẩm gội xả tóc,… 
  • Kích thích nhu cầu của sản phẩm A bằng cách giảm giá của sản phẩm B: Chiến lược này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất máy chơi game và lập trình phần mềm game, khi doanh nghiệp tiến hành giảm giá bán một máy chơi game sẽ gia tăng lượng khách hàng mua vào, doanh nghiệp cũng tiến hành sản xuất thêm các phần mềm game liên kết với máy chơi game, khi đó khách hàng có nhu cầu mua game để chơi nhiều hơn, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu bán các sản phẩm game mà công ty phát hành. 
  • Sản xuất hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Nổi bật nhất cho chiến dịch này chính là Apple – doanh nghiệp đã cải tiến các phụ kiện có khả năng tương thích cao với các sản phẩm chính như tai nghe Airpod với iPhone, iPad, từ đó khách hàng khi mua điện thoại (sản phẩm chính) sẽ lựa chọn mua thêm các sản phẩm bổ sung đi kèm như Airpod, iPad, … 

Hàng hóa thay thế là gì? 

Hàng hóa thay thế (Substitute Products) là hàng hóa có thể thay thế hàng hóa khác khi chúng tương tự về mục đích sử dụng (hoặc tiêu dùng). Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc kém hơn hàng hóa mà nó thay thế.

Hàng hóa thay thế là hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau, nghĩa là có mặt sản phẩm này sẽ không có mặt sản phẩm khác trong giỏ hàng của người tiêu dùng.

Ví dụ về 2 hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung: Đối với rạp chiếu phim, khi mua bắp rang bơ trong rạp chiếu phim, đa số người ta sẽ mua kèm với nước pepsi hoặc coca. Vậy bắp và nước chính là hàng hóa bổ sung cho nhau. Ngày khác đến rạp phim và giá bắp được điều chỉnh tăng cao, khách hàng sẽ cân nhắc mua sản phẩm khác như snack, bánh tráng trộn, … Khi đó bắp và snack là hàng hóa thay thế lẫn nhau. 

Thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, việc tìm hiểu về các hàng hóa thay thế tiềm ẩn là rất quan trọng trong chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp không nghiên cứu và có giải pháp hợp lý, lợi nhuận từ sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Ví dụ như một công ty chuyên sản xuất máy chơi game cầm tay kết nối với tivi nhưng không cập nhật kịp thời rằng thị trường trò chơi điện tử đang phát triển mạnh mẽ, khả năng bị mất thị phần trong lĩnh vực game là rất cao.

Phân biệt hàng bổ sung và hàng thay thế 

Hàng hóa bổ sung và hoàn hóa thay thế có thể phân biệt dựa vào: 

  • Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa luôn đi cùng nhau và bổ trợ nhau về chức năng, mục đích sử dụng.
  • Hàng hóa thay thế là người tiêu dùng có thể chọn hàng hóa này thay vì hàng hóa kia, chúng có thể không cùng lúc xuất hiện trong giỏ hàng của người tiêu dùng.

Về MQH

  • HH bổ sung có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau
  • HH thay thế có mối quan hệ cạnh tranh lẫn nhau

Hy vọng bài đọc trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi hàng hóa bổ sung là gì? Trong doanh nghiệp, việc phân tích, đánh giá và phát triển các sản phẩm, dịch vụ bổ sung là một cách tuyệt vời để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên đừng quên nghiên cứu và phát hiện những hàng hóa thay thế tiềm ẩn để kịp thời đưa ra chiến lược ứng phó hợp lý, đảm bảo không bị mất thị phần và tiếp tục gia tăng doanh thu.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả