Chuyển đổi số ngành Xây dựng: Lộ trình chi tiết và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

02/10/2023
699

Chuyển đổi số ngành Xây dựng: Lộ trình chi tiết và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới và được Việt Nam quan tâm đẩy mạnh. Dưới sự thúc đẩy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số ngành Xây dựng chính là quá trình các doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thực tế, ngành Xây dựng cũng đã bước vào quá trình chuyển đổi số từ sớm. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn đang loay hoay bởi nhiều rào cản dẫn đến mất động lực. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Xây dựng những thông tin cần thiết để từng bước thực hiện chuyển đổi số thành công. 

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp xây dựng cần định hướng đúng đắn và lộ trình cụ thểTẢI NGAY BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN CHO DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1. Thế nào là chuyển đổi số ngành Xây dựng?

Chuyển đổi số ngành Xây dựng là quá trình sử dụng các phần mềm, công cụ kỹ thuật số để tối ưu hóa, cải thiện và quản lý tất cả các khía cạnh doanh nghiệp Xây dựng từ thiết kế đến thi công và quản lý dự án.

Mục tiêu chính của chuyển đổi số trong lĩnh vực Xây dựng là tăng năng suất, giảm thất thoát và tối ưu hóa quản lý dự án.

2. Tại sao doanh nghiệp Xây dựng phải chuyển đổi số

Theo nghiên cứu của McKinsey, năng suất ngành Xây dựng trong 20 năm qua trung bình chỉ tăng 1%. Ở ngành sản xuất, con số này là 3,6%, còn mức trung bình toàn cầu là 2,8%. Ngành Xây dựng cũng xếp thứ 2 từ cuối lên trong việc chuyển đổi số, chỉ xếp trên ngành nông nghiệp).

Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu đối với ngành xây dựng

Với việc năng suất chững lại, chi phí hoạt động tăng, các công ty Xây dựng bắt buộc phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Nếu không nhanh chóng tái cấu trúc tổ chức, cập nhật kỹ thuật mới, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị đào thải trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Dưới đây là những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho ngành Xây dựng:

  • Tăng năng suất: Ứng dụng công nghệ số giúp tăng cường năng suất lao động thông qua tự động hóa nhiều quy trình xây dựng. Máy móc và robot có thể thực hiện các công việc một cách nhanh chóng và chính xác hơn, giảm thiểu thời gian cần thiết cho các tác vụ thủ công.
  • Quản lý dự án hiệu quả hơn: Phần mềm quản lý dự án giúp theo dõi tiến độ công việc, lên kế hoạch và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp đảm bảo dự án được hoàn thành đúng hạn và trong phạm vi ngân sách.
  • Tối ưu hóa thiết kế: Mô phỏng 3D và hệ thống quản lý thông tin xây dựng (BIM) cho phép các nhà thiết kế tối ưu hóa thiết kế trước khi bắt đầu xây dựng thực tế. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và lỗi trong thiết kế, cũng như tạo ra các công trình chất lượng cao hơn.
  • Tăng tính linh hoạt: Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp Xây dựng thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong dự án hoặc yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có khả năng thay đổi thiết kế hoặc lịch trình một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cụ thể.
  • Giảm thất thoát và lãng phí: Sử dụng công nghệ số hóa giúp quản lý tài nguyên và nguồn lực một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu thất thoát vật liệu và thời gian làm việc không hiệu quả.
  • An toàn lao động: Công nghệ số hóa, cảm biến và hệ thống giám sát có thể được sử dụng để theo dõi, cải thiện an toàn lao động trên công trường xây dựng, giảm nguy cơ tai nạn và thương tích.
  • Quản lý tài chính hiệu quả: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý các khía cạnh tài chính của dự án một cách chặt chẽ từ ngân sách đến thanh toán và hạch toán.
  • Cải thiện quan hệ khách hàng: Sử dụng công nghệ số hóa để cung cấp thông tin dự án và tương tác với khách hàng có thể giúp cải thiện quan hệ và tạo sự tin tưởng.

Mời anh chị lắng nghe chia sẻ của anh Huy – Quản lý Phòng Kỹ thuật thi công – Công ty CP thiết bị Minh Đức, Minh Đức Group về những thay đổi sau khi ứng dụng giải pháp công nghệ vào quản lý công việc, quy trình tại văn phòng và công trường:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỐI SỐ CHO DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

3. Chuyển đổi số ngành Xây dựng đang diễn ra như thế nào? 

Ngày 31/7/2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 1004/QĐ-BXD về việc phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”. Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Xây dựng bao gồm những mục tiêu rất cụ thể.

chuyển đổi số ngành xây dựng đã đạt được những kết quả tích cực

Sau 3 năm thực hiện, ngành Xây dựng đã đạt được những kết quả tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như: 

  • Đưa vào ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
  • sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy.
  • Tích hợp phần mềm một cửa điện tử và Cổng Dịch vụ công để giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Xây dựng. 
  • Hoàn thành xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng phiên bản 2.1.
  • Xây dựng các hệ thống thông tin, báo cáo kết nối với hệ thống báo cáo của Chính phủ; các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng. 

Tuy nhiên, chuyển đổi số của ngành Xây dựng vẫn đang trong giai đoạn tạo lập dữ liệu số, hoàn chỉnh các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và hướng tới cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, việc kết nối, chia sẻ tài nguyên dữ liệu số ngành Xây dựng với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan chậm được triển khai.

Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết cho công ty xây dựng. Tải ngay!

4. Thách thức mà doanh nghiệp xây dựng đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số

4.1. Các dự án phức tạp, khó khăn khi áp dụng công nghệ hàng loạt

Mỗi dự án xây dựng đều có những yêu cầu và mức độ phức tạp khác nhau. Chính vì vậy, việc áp dụng hàng loạt công nghệ vào các hoạt động khá khó khăn. Các doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh sao cho phù hợp với từng dự án. Điều này khiến cho quá trình chuyển đổi số trở nên tốn kém, khó triển khai.

4.2. Tỷ lệ nghỉ việc cao, năng lực công nghệ của lao động khá hạn chế

chuyển đổi số ngành xây dựng gặp khó khăn khi tỷ lệ nghỉ việc của công nhân cao

Thực tế, lực lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng có độ tuổi trung bình khá cao, năng lực ứng dụng công nghệ cũng gặp một số hạn chế nhất định.

Thêm nữa, xây dựng là ngành có tỷ lệ thay đổi nhân sự hoặc thôi việc cao. Thường các dự án khác nhau, các nhà thầu sẽ sử dụng một nhóm lao động khác nhau.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho việc đào tạo, triển khai công nghệ một cách phổ biến trong nhân viên trở nên khó khăn.

4.3. Chi phí có hạn

Theo “Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2021”, có đến 60,1% doanh nghiệp gặp rào cản liên quan đến chi phí đầu tư trong việc triển khai & duy trì các giải pháp số.

Đối với doanh nghiệp xây dựng, chuyển đổi số đòi hỏi phải có sự đầu tư vào thiết bị, phần mềm cũng như đào tạo. Quá trình này không đem đến hiệu quả lập tức đồng thời có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chuyển đổi số chậm và thiếu quyết liệt hơn. 

4.4. Thiếu các giải pháp công nghệ toàn diện

chuyển đổi số ngành xây dựng gặp khó do thiếu các giải pháp toàn diện

Doanh nghiệp xây dựng có rất nhiều bài toán cần giải quyết trong quá trình chuyển đổi số từ kiểm soát tiến độ thi công, tài chính, vật liệu, chất lượng cho đến các nghiệp vụ chấm công, tính lương,…

Thực tế, hiện nay trên thị trường, không nhiều nền tảng có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của doanh nghiệp. Và khi lựa chọn các phần mềm rời rạc, doanh nghiệp sẽ gặp phải tình trạng dữ liệu phân mảnh, công việc chồng chéo,…

THAM KHẢO NGAY MISA AMIS – BỘ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN – NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ

4.5. Văn hóa của ngành

Hầu hết các công ty xây dựng vẫn đang quen với các thức làm việc truyền thống. Bởi vậy, đứng trước các làm mới, công nhân và đội ngũ nhân viên thường cảm thấy ngại học hỏi, ngại thay đổi, không chấp nhận rủi ro. 

5. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành xây dựng

5.1. Tập trung vào an toàn lao động

Các phần mềm quy trình làm việc mới cho phép doanh nghiệp quản lý dự án dễ dàng hơn và cải thiện điều kiện an toàn cho nhân viên. 

Các công nhân hiện nay có thể xem xét và thực hiện khảo sát an toàn ngay tại hiện trường thông qua ứng dụng, đồng thời báo cáo các nguy cơ về an toàn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Với khả năng ghi lại lịch sử và theo dõi các cuộc kiểm tra an toàn theo thời gian thực, thời gian phản ứng của doanh nghiệp trở nên nhanh hơn, công trường được xây dựng an toàn hơn.

5.2 Tự động hóa

tự động hóa là xu hướng chuyển đổi số của ngành xây dựng

Tỷ lệ công nhân nghỉ việc cao là vấn đề đau đầu của các công ty xây dựng. Do đó, việc sử dụng công nghệ để tăng cường tự động hóa giúp doanh nghiệp thực hiện nhiều việc hơn với một lực lượng lao động nhỏ hơn. 

Các công cụ mới đang tạo ra sự hiệu quả hơn trong quá trình thiết kế ngày càng phức tạp. Các công việc thiết kế cho một dự án cụ thể có thể được tự động thực hiện bằng các công cụ thiết kế tạo hình. Trong lĩnh vực thi công, các công cụ tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) cho phép các công ty loại bỏ các điểm trở ngại, duy trì tiến độ.

5.3. Tăng cường sự cộng tác

Các công ty xây dựng thường giám sát một loạt các dự án ở các giai đoạn khác nhau. Với những thách thức đó, sự hợp tác là chìa khóa có thể dẫn đến thành công nhanh nhất. 

Chuyển đổi số có thể giúp doanh nghiệp quản lý đội nhóm tại chỗ, đồng bộ hóa tiến độ giữa các phòng ban, thay đổi đơn đặt hàng đồng thời giải quyết các vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

Giao tiếp trong thời gian thực với các thành viên trong nhóm sẽ giúp gắn kết, kết nối quy trình của doanh nghiệp.

5.4. Tận dụng ứng dụng di động

Với ứng dụng di động, công nhân tại hiện trường có thể chấm công, báo cáo chi phí, thu thập dữ liệu tại công trường và báo cáo tiến độ tức thời.

Các ứng dụng này đang giúp cho quá trình xây dựng trở nên dễ dàng và an toàn hơn còn các nhà quản lý có thể tổ chức, kiểm soát các hoạt động vận hành, giữ các dự án luôn hoạt động đúng thời hạn.

5.5. Quản lý dữ liệu tập trung, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

Các công ty xây dựng cũng gặp vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải đó là dữ liệu phân mảnh. Việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, bảng tính khiến đội ngũ tốn rất nhiều thời gian và không hiệu quả. 

Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp triển khai hệ thống có khả năng tập trung dữ liệu của tất cả các bộ phận. Đồng thời, các thành viên trong doanh nghiệp có thể truy cập vào cùng hệ thống dữ liệu. 

Điều này sẽ giúp giảm bớt các tác vụ thao tác thủ công, cho phép đội nhóm tập trung vào các công việc quan trọng. Hơn hết, đội ngũ quản lý có thể theo dõi toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo và đưa ra các quyết định chính xác hơn. 

5.6. Tập trung vào đường cơ sở dự án

Lên lịch chính xác cho thời gian xây dựng là một hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành công của một dự án. Và công nghệ có thể giúp doanh nghiệp vạch ra con đường nhanh nhất để hoàn thành một dự án bằng cách cập nhật các chỉ số lập lịch trình ngay cả khi dự án tiến triển.

Bằng cách tối ưu hóa quy trình vốn tốn thời gian, dự đoán chính xác lịch trình, tiến độ, các rủi ro và thách thức tiềm ẩn của một dự án có thể được xác định dễ dàng hơn.

5.7. Kết nối toàn doanh nghiệp

Chức năng chuyển lời nói thành văn bản, camera HD tại chỗ theo dõi tiến độ dự án cho phép nhân viên cung cấp báo cáo tiến độ tức thời. 

Phần mềm quản lý giá thầu đang giúp quản lý cập nhật dự án sắp tới, kết nối với khách hàng tiềm năng và theo dõi phản hồi. 

Các nền tảng trực tuyến cho phép doanh nghiệp tổ chức các cuộc họp diễn ra mọi lúc, mọi nơi. 

Chính vì vậy, việc kết nối toàn doanh nghiệp trở thành xu hướng quan trọng của chuyển đổi số.

THAM KHẢO NGAY MISA AMIS – BỘ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN – NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ

6. Lộ trình đổi số ngành xây dựng

Lộ trình chuyển đổi số ngành xây dựng sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản: Sẵn sàng, tăng trưởng, đột phá.

Cụ thể, ở từng giai đoạn, doanh nghiệp có thể chuyển đổi số theo từng bước như sau:

6.1. Giai đoạn Sẵn sàng (Chuyển đổi số cơ bản)

Mục tiêu của giai đoạn chuyển đổi số cơ bản của ngành xây dựng là hoạt động hiệu quả, tối ưu nguồn lực.

Mục tiêu giai đoạn này là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tối ưu nguồn lực.

Kết quả cần đạt

  • Xây dựng được môi trường cộng tác và kết nối mọi người giữa phòng\ban với công trường
  • Phê duyệt và lưu chuyển thông tin, tài liệu nội bộ online
  • Lập, giao kế hoạch thi công online
  • Xây dựng được kho hồ sơ tài liệu, kỹ thuật dùng chung cho toàn doanh nghiệp
  • Dashboard đơn giản phục vụ điều hành, giao việc, nhắc việc
  • Điều hành một phần trên các thiết bị di động

Giải pháp

  • CDE – môi trường dữ liệu dùng chung: Tạo môi trường cộng tác và kết nối trong doanh nghiệp, điều hành một phần trên các thiết bị di động. Công cụ tạo ra một nền tảng số chung cho doanh nghiệp giúp đội ngũ, các đối tác của doanh nghiệp có thể kết nối, trao đổi với nhau mọi lúc, mọi nơi.
  • Hệ thống phê duyệt, lưu chuyển hồ sơ, tài liệu online: Hệ thống giúp doanh nghiệp chuyển việc lưu chuyển, phê duyệt từ thủ công lên số hóa. Điều này giúp doanh nghiệp bước đầu thiết lập quy trình và phê duyệt online các nghiệp vụ nội bộ đơn giản.
  • Công cụ lập kế hoạch thi công: Hỗ trợ lập kế hoạch thi công online, offline. Bộ phận kế hoạch thi công có thể tạo ra các bảng kế hoạch thi công tích hợp: tiến độ, dự toán, kế hoạch cung ứng nguyên\vật liệu, tài chính,…
  • Công cụ lập dự toán: Lập dự toán theo đơn giá định mức của nhà nước hoặc của đơn vị. Công cụ sẽ giúp đơn vị lập các bảng dự toán công trình hoặc dự toán dự thầu.
  • BIM Modeling: Ứng dụng các mô hình 2D, 3D trong thiết kế, thi công tại công trường. Phần mềm cho phép các model 2d, 3d để hình dung, thống nhất giữa các bộ phận và thực hiện kết nối giữa thiết kế – thi công qua mô hình. 
  • Hệ thống thiết lập tự động hóa quy trình: Hệ thống cho phép thiết lập các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.  
  • Quản lý công trường: Hệ thống quản lý toàn bộ các nghiệp vụ trên công trường, kết nối online với nền tảng số của doanh nghiệp để cập nhật tiến độ triển khai.
  • Hệ thống quản lý an toàn lao động: Hệ thống quản lý thực hiện an toàn lao động trên công trường.
  • Hệ thống báo cáo tổng hợp, thống kê công việc thực hiện: Hệ thống báo cáo, thống kê tổng hợp công việc thực hiện theo thời gian, theo nhân sự. Doanh nghiệp bước đầu xây dựng một hệ báo cáo quản trị cho doanh nghiệp giúp các bộ phận có thể theo dõi, giám sát và điều hành.

6.2. Giai đoạn Tăng trưởng (Chuyển đổi số nâng cao)

Mục tiêu chuyển đổi số ngành xây dựng ở giai đoạn tăng trưởng là nâng cao năng suất và phát triển.

Mục tiêu hướng đến ở giai đoạn này là tự động hóa giúp nâng cao năng suất và phát triển.

Kết quả cần đạt

  • Xây dựng được các module nghiệp vụ chi tiết như đấu thầu, hợp đồng, thanh – quyết toán,…
  • Lập, phê duyệt, lưu chuyển hồ sơ tài liệu hoàn toàn online
  • Kết nối với hệ thống nghiệp vụ của đối tác
  • Điều hành hoàn toàn trên các thiết bị di động
  • Dashboard điều hành theo nghiệp vụ chi tiết, theo cơ cấu tổ chức

Giải pháp 

  • Hệ thống đấu thầu: Hệ thống quản lý toàn bộ công tác đấu thầu, giúp đội ngũ phu trách quản lý toàn bộ tiến trình đấu thầu của doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý hợp đồng: Quản lý toàn bộ các hợp đồng đầu ra, hợp đồng đầu vào của doanh nghiệp. Hệ thống giúp bộ phận quản lý hợp đồng quản lý toàn bộ các hợp đồng đầu ra, đầu vào và tiến độ thực hiện các hợp đồng của doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý, điều hành dự án: Quản lý, điều hành toàn bộ các dự án của đơn vị.
  • Hệ thống quản lý nhà cung ứng\thầu phụ: Giúp bộ phận quản lý hợp đồng, đấu thầu quản lý toàn bộ các nhà thầu\nhà cung ứng đã hợp tác với doanh nghiệp và lịch sử hợp tác của họ.
  • Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (kế hoạch, cung ứng, kho): Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (kế hoạch, cung ứng, kho).
  • Hệ thống báo cáo tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ của doanh nghiệp theo RPA (Robotics Processing Automation): Giúp doanh nghiệp điều hành, theo dõi, phân tích toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên số liệu theo thời gian thực, mọi lúc mọi nơi.

6.3. Giai đoạn Đột phá (Chuyển đổi số toàn diện)

Mục tiêu hướng tới của chuyển đổi số ngành xây dựng sáng tạo sản phẩm/dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.

Mục tiêu hướng tới của giai đoạn này sáng tạo sản phẩm/dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.

Kết quả cần đạt

  • Tận dụng được trợ lý ảo vào công việc
  • Khai thác dữ liệu bên trong và bên ngoài
  • Tổng hợp, Phân tích, dự đoán và quyết định dựa trên dữ liệu

Giải pháp 

  • Ứng dụng Blockchain trong việc phê duyệt, lưu chuyển theo quy trình: Tự động hoàn toàn trong quá trình luân chuyển, phê duyệt online trên hệ thống, giúp các chủ thể tham gia trong dự án có thể kết nối, phê duyệt trực tiếp trên mạng. Dữ liệu được lưu trữ, phân phối, đảm bảo an toàn trên mạng lưới.
  • Ứng dụng AI và phân tích dữ liệu lớn trong việc dự đoàn và ra quyết định: Tự động đưa ra các phân tích, dự đoán dựa trên số liệu.
  • BIM Hub: Các đối tác có thể kết nối thẳng vào mô hình BIM. Các chủ thể tương tác, điều hành, thiết kế, thi công trực tiếp trên mô hình 3D.

7. Giải pháp chuyển đổi số toàn diện và tối ưu cho ngành xây dựng

Hỗ trợ giải quyết triệt để những thách thức đang gặp phải, MISA AMIS là nền tảng chuyển đổi số toàn diện và tối ưu cho doanh nghiệp xây dựng.

sơ đồ quản trị tổng thể misa amis

Với hơn 40+ ứng dụng trong nền tảng, MISA AMIS đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số cho các doanh nghiệp xây dựng ở mọi quy mô với chi phí tối ưu, phù hợp với mọi đối tượng lao động và có thể áp dụng vào toàn bộ các dự án.

  • Quản lý tài chính – kế toán: Kiểm soát công nợ đến hạn, quá hạn theo từng hợp đồng/dự án; quản lý chi phí theo khoản mục chi phí, công trình, hợp đồng; quản lý doanh thu theo nhân viên kinh doanh,…
  • Quản lý công nhân, nhân viên: Chấm công theo ca, kíp làm, vị trí; tự động tính lương theo các hệ số, chế độ phụ cấp khác nhau; quản lý hồ sơ, thông tin nhân sự; quản lý tuyển dụng, đào tạo,…
  • Quản lý chuỗi cung ứng/thầu phụ: Quản lý tình trạng nguyên vật liệu để lên kế hoạch nhập; quản lý nhà cung cứng; công nợ với nhà cung ứng,…
  • Quản lý đấu thầu, hợp đồng: Hệ thống phê duyệt, lưu chuyển hợp đồng, hồ sơ, tài liệu online; ký tài liệu/hợp đồng từ xa,…
  • Quản lý công việc, dự án: Công cụ lập kế hoạch thi công; kế hoạch công việc, kiểm soát tiến độ dự án; tự động nhắc việc, cảnh báo; báo cáo hiệu suất; kiểm soát chất lượng,…
  • Quản lý quy trình: Thiết lập quy trình tự động phối hợp giữa các phòng ban như quy trình như tạm ứng, kiểm nghiệm sản phẩm, mua hàng hóa,…
  • Quản lý tài sản, thiết bị: Quản lý các tài sản, thiết bị tại văn phòng và công trường,…

Dùng ngay miễn phí

Thay vì sử dụng các phần mềm riêng lẻ, thiếu sự kết nối, khiến cho dữ liệu phân mảnh, với MISA AMIS, doanh nghiệp xây dựng có thể chuyển đổi số toàn diện trên một nền tảng duy nhất. Điều đặc biệt, các ứng dụng trên nền tảng được liên kết chặt chẽ với nhau và có khả năng kết nối với các phần mềm bên ngoài nền tảng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đạt được các lợi thế như:

  • Toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp được hội tụ trên một nền tảng duy nhất. Các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời, chính xác dựa trên dữ liệu.
  • Tự động hóa quy trình phối hợp liên phòng ban, đội ngũ dễ dàng gia tăng năng suất lao động.
  • Hơn 40+ ứng dụng trong hệ sinh thái, doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số ở cả hiện tại và tương lai.
  • Triển khai dễ dàng, nhanh chóng với chi phí hợp lý.
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, kể cả đội ngũ công nhân cũng có thể ứng dụng hiệu quả các phần mềm.

8. Kết luận

Dù muốn hay không, chuyển đổi số cũng là yêu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp xây dựng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động và duy trì khả năng cạnh tranh. Hy vọng, bài viết đã đem đến cho bạn đọc những thông tin giá trị để quá trình chuyển đổi số trong ngành xây dựng diễn ra hiệu quả hơn.

Nếu doanh nghiệp xây dựng đang cần tìm một nền tảng chuyển đổi số toàn diện với chi phí tối ưu, hãy đăng ký để đội ngũ chuyên gia MISA AMIS tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhất nhé.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả