Mức lương cơ sở là gì? Phân biệt mức lương tối thiểu và mức lương cơ sở vùng

06/09/2023
119

Mức lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở của năm 2023 hiện là bao nhiêu? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để làm rõ hơn những nội dung kể trên.

1. Mức lương cơ sở là gì?

Mức lương cơ sở là mức lương được sử dụng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trước khi tính thêm bất kỳ khoản thưởng, động viên hoặc các trợ cấp nào khác. 

Lương cơ sở là mức lương thấp nhất, tạo nên cơ chế minh bạch, chính xác và công khai trong chế độ trả lương, giúp người lao động có thể tìm hiểu rõ hơn về chế độ của mình. Mức lương cơ sở thường được sử dụng làm căn cứ để tính toán tiền lương bổ sung. Các khoản lương bổ sung này có thể bao gồm các khoản thưởng hàng tháng, khen thưởng về hiệu suất, trợ cấp gia đình, hay bất kỳ khoản phụ cấp nào khác mà người lao động có thể được hưởng dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí công việc…

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP mức lương cơ sở đang được áp dụng cho các nhóm đối tượng chính dưới đây:

  • Cán bộ, công chức làm việc từ cấp xã đến cấp trung ương
  • Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010
  • Người làm việc trong các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập và đang làm việc theo chế độ hợp đồng.
  • Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

>> Đọc thêm: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2. Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở

Căn cứ theo khoản 1, điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở được dùng để làm căn cứ:

  • Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định 
  • Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật
  • Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Lưu ý rằng nguyên tắc này có thể thay đổi theo thời gian và dựa trên quy định của chính phủ và cơ quan chức năng. Việc tuân theo các quy định pháp luật và thỏa thuận lao động là rất quan trọng nhằm đảm bảo  cho người lao động được trả đúng và đủ theo quy định của pháp luật.

mức lương cơ sở là gì

3. Mức lương cơ sở năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1, điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Khoản 2, điều 3) quy định tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023.

Do đó, trong năm 2023 sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng , bao gồm:

+ Từ ngày 01/01/2023 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;

+ Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy so với mức lương cơ sở được quy định gần đây nhất là 1,49 triệu đồng (áp dụng từ 01/07/2019) thì mức lương cơ sở mới trong năm 2023 đã được tăng lên 20,8%.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất 2023

4. Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng

Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng sẽ có những điểm khác biệt, hãy cùng theo dõi tại bảng dưới đây:

Tiêu chí Lương cơ sở Lương tối thiểu vùng
Định nghĩa Là mức lương thấp nhất để làm căn cứ xây dựng bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định  Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng/giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng/giờ.
Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Đối tượng hưởng – Cán bộ, công chức làm việc từ cấp xã đến cấp trung ương

– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010

– Người làm việc trong các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập và đang làm việc theo chế độ hợp đồng.

– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam

– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

–  Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định

Mức lương 1,49 triệu đồng/tháng đến hết 30/6/2023

1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023

Vùng 1: 4,68 triệu đồng/tháng

Vùng 2: 4,16 triệu đồng/tháng

Vùng 3: 3,64 triệu đồng/tháng

Vùng 4: 3,25 triệu đồng/tháng

Ảnh hưởng Lương cơ sở tăng => lương cán bộ, công chức, viên chức… tăng theo Lương tối thiểu vùng tăng => người lao động có mức lương thấp hơn tối thiểu vùng được tăng theo quy định mới.

Người lao động có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng từ việc tăng lương tối thiểu vùng.

 

Trên đây là những nội dung liên quan đến mức lương cơ sở tại Việt Nam cũng như sự khác biệt giữa mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng. Hiện nay, MISA AMIS phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng tiện ích hỗ trợ cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp:

  • Tự động hạch toán từ Hóa đơn, Bảng kê ngân hàng… tiết kiệm tối đa thời gian nhập liệu.
  • Đầy đủ các phần hành công nợ, tiền lương, nghiệp vụ kho…Tự động tổng hợp báo cáo thuế, báo cáo tài chính, tự động đối chiếu phát hiện sai sót.
  • Kết nối: Tổng cục thuế, Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện lợi

Ngoài ra, phần mềm MISA AMIS kế toán còn nằm trong hệ sinh thái kết nối với phần mềm tính lương, hỗ trợ tối đa cho công tác tính lương:

  • Tối đa hiệu suất của HR tiền lương: 
  • Khai báo chính sách lương, phụ cấp, khấu trừ;
  • Tự động tính lương với công thức gợi ý sẵn hoặc tùy chỉnh công thức tính như Excel
  • Tự động tính các khoản khấu trừ theo quy định trên hồ sơ & quy định của Nhà nước; 
  • Quản lý tình hình chi trả lương, theo dõi công nợ lương, báo cáo phân tích thu nhập, phúc lợi (bằng tiền mặt)
  • Ban lãnh đạo kiểm soát tốt mọi chính sách & quy chế lương: Theo dõi tình hình chi trả lương toàn diện; Xây dựng chính sách thu nhập, đãi ngộ tương ứng cho từng vị trí, năng suất, thâm niên; Điều chỉnh lương, thưởng, chế độ đãi ngộ từng kỳ giúp cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và nhu cầu của nhân viên

Tham khảo sử dụng thử 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để gấp đôi hiệu quả công tác kế toán – tài chính trong doanh nghiệp.

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả