Giải quyết các khó khăn trong việc bán hàng với giải pháp erp

13/04/2019
1857

Giải pháp erp không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong các nghiệp vụ về kế toán – tài chính hay nhân sự, mà còn là công cụ đắc lực giải quyết những khó khăn trong công tác bán hàng.

1. Những khó khăn trong việc bán hàng

a. Khó khăn trong việc kiểm soát các mặt hàng

Mỗi công ty thường sở hữu từ vài đến vài chục sản phẩm, thậm chí là hàng trăm sản phẩm khác nhau. Việc quản lý các mặt hàng này không hề dễ dàng, vì mỗi sản phẩm lại có những mẫu mã, kích thước, màu sắc khác nhau. Số lượng hàng hóa còn bao nhiêu, đã bán đi những mặt hàng, sản phẩm nào,… là điều mà nếu quản lý một cách thủ công, người quản lý khó có thể kiểm soát được chặt chẽ.

b. Khó khăn trong quản lý doanh thu

Khó khăn trong quản lý doanh thu

Với số lượng hàng hóa bán ra không hề nhỏ mỗi ngày, người quản lý bắt buộc phải nắm rõ các thông tin liên quan đến doanh thu của từng sản phẩm. Sản phẩm nào đang bán chạy nhất, sản phẩm nào đang đem lại doanh thu tốt nhất cũng như sản phẩm nào ít được người dùng lựa chọn,… Nắm được tất cả những thông tin này thì người quản lý mới có thể hiểu về nhu cầu của khách hàng để từ đó có những chiến lược bán hàng hiệu quả.

c. Không nắm bắt được hàng còn hay đã hết

Để nắm được một cách nhanh chóng và chính xác về thông tin một sản phẩm còn hay đã hết, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho. Chính vì nguyên nhân có quá nhiều mặt hàng nên việc nắm được số lượng tồn kho của mỗi mặt hàng thực sự là 1 bài toán nan giải.

quản lý hàng tồn kho

Không nắm được tồn kho, khi khách hàng có nhu cầu cần đến sản phẩm mới biết mặt hàng này đã không còn nữa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu cũng như sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp của bạn.

d. Khó khăn trong việc quản lý thông tin khách hàng

Mỗi doanh nghiệp đều có một số lượng khách hàng quen thuộc nhất định. Sẽ ra sao nếu như khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp của bạn, nhưng nhân viên lại không biết được điều này và phục vụ họ như một khách hàng mới?

quản lý thông tin khách hàng

Bên cạnh đó, việc xử lý chậm những thắc mắc, những vấn đề về tình trạng thanh toán, tình trạng giao hàng cũng khiến cho doanh nghiệp của bạn mất điểm trong lòng khách hàng.Khó khăn trong việc quản lý công nợ với các nhà cung cấp.

Việc quản lý tiền hàng, tiền nguyên liệu với các nhà cung cấp cũng là một trong những bài toán khó đặt ra với người quản lý. Doanh nghiệp đã nhập những mặt hàng nào, đơn hàng nào đã thanh toán, đơn nào chưa và cần phải nhập những gì, số lượng bao nhiêu, đơn giá,…. Tất cả những thông tin này nếu không quản lý chặt chẽ sẽ dễ gây nhầm lẫn, thất thoát tiền, thiệt hại tài chính.

2. Giải pháp erp hỗ trợ giúp gì cho doanh nghiệp trong việc quản trị bán hàng?

a. Giúp người quản lý kiểm soát được mọi thông tin bán hàng

Giải pháp erp giúp người quản lý nắm được tình hình bán hàng và theo sát mục tiêu doanh số đã đặt ra. Từ đó, quản lý có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh theo từng sản phẩm, từng thị trường. Những thông tin này giúp cho họ có thể dự báo được doanh số bán hàng trong tương lai và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

quản lý thông tin khách hàng

Công cụ của giải pháp erp còn cung cấp phễu phân tích giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả việc kinh doanh theo từng giai đoạn để đưa ra những quyết định thay đổi kế hoạch bán hàng kịp thời.

a. Giảm tải gánh nặng công việc cho nhân viên kinh doanh

Giải pháp erp sẽ cung cấp công cụ để nhân viên kinh doanh có thể quản trị toàn diện thông tin khách hàng, quản lý danh sách khách hàng một cách tập trung, giúp nhân viên nắm được lịch sử mua hàng của từng khách để phục vụ hiệu quả hơn.

Giải pháp cho phép nhân viên chủ động lập kế hoạch kinh doanh để hoàn thành mục tiêu về doanh số, đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình trong từng giai đoạn để kịp thời có phương pháp đẩy doanh số vào những giai đoạn cuối, tự động hóa các thủ tục bán hàng giúp tiết kiệm thời gian tối đa và tăng năng suất làm việc.

b. Quản lý các cơ hội bán hàng

Quản lý công tác bán hàng theo nhóm, giúp các đội bán hàng dễ dàng chia sẻ dữ liệu khách hàng, tăng hiệu quả làm việc và cơ hội kinh doanh trong doanh nghiệp. Các cơ hội bán hàng theo từng tháng, từng giai đoạn sẽ được tự động tổng hợp và quản lý trên một cơ sở dữ liệu chung, giúp nhân viên dễ dàng kiểm soát và khai thác.

Việc quản lý những cơ hội này còn giúp cho lãnh đạo đánh giá được tình hình hiện tại và triển vọng về doanh số của doanh nghiệp cũng như đánh giá được năng lực, công sức lao động và năng suất làm việc của từng nhân viên.

c. Quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho

kiểm soát hàng tồn kho

Giải pháp erp giúp doanh nghiệp quản lý tồn kho theo số lô, mặt hàng, mẫu mã hay hạn dùng, giúp hạn chế tối đa việc hủy hàng quá hạn, hết hàng mà không biết. Việc quản lý tồn kho được diễn ra trên toàn hệ thống, bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng nhỏ, lẻ,…. để doanh nghiệp có chính sách nhập hàng hợp lý, tránh tồn đọng vốn.

Với những công cụ và tính năng đem lại, giải pháp erp chính là “cánh tay phải” của doanh nghiệp trong việc kinh doanh và chăm sóc khách hàng, giúp doanh nghiệp quản trị việc bán hàng chính xác, hiệu quả, đem lại nguồn doanh thu tốt hơn.

Anh/ Chị có thể để lại email để nhận được các thông tin hữu ích khác hay kinh nghiệm triển khai phần mềm erp tại Việt Nam và trên thế giới!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả