Kiến thức 5 sai lầm kinh điển nhất cần tránh trong làm việc nhóm

Trong các môn thể thao tập thể, đội chiến thắng thường có đội hình tốt hơn, các thành viên hỗ trợ nhau, huấn luyện viên dẫn dắt, chỉ bảo.

Vậy những đội nhóm này có xuất hiện một cách thần kỳ không? Không! Đó là kết quả của tinh thần đồng đội, sự ăn ý, kinh nghiệm, kỹ năng và sự rèn luyện liên tục.

Điều này cũng hoàn toàn đúng trong hoạt động kinh doanh. Một đội nhóm tốt không những phải đảm bảo tất cả những nhân tố cần thiết mà còn phải tránh được 5 thất bại kinh điển sau đây:

1- Thất bại trong xây dựng tính tương thích trong nhóm

Sự tương thích thường không được chú ý đến khi xây dựng một nhóm. Đa số mọi người có xu hướng ghép những người có kỹ năng và kinh nghiệm tốt vào với nhau và hy vọng họ tạo ra kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa con người với con người, sự ăn ý và động lực mới là đòn bẩy đích thực. Để xây được sự tương thích trong đội nhóm, người lãnh đạo nên sử dụng các công cụ đánh giá để hiểu về tính cách, bản chất hành vi và khuynh hướng làm việc của từng cá nhân.

2 –Thất bại trong xác lập mục tiêu

Khi chưa xác lập mục tiêu rõ ràng, nhóm sẽ không có hoạt động cụ thể để thực hiện. Khi trong tay bạn là một nhóm những người có quan điểm khác nhau, họ có xu hướng thảo luận lan man. Việc lập mục tiêu giúp các cá nhân tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể nhờ đó mang lại hiệu quả làm việc. Hãy chắc rằng các mục tiêu của nhóm được truyền đạt rõ ràng đến mọi thành viên và mọi người biết được kết quả cần đạt được.

3 –Thất bại trong quy trình ra quyết định

Công việc của người lãnh đạo là tập trung, khích lệ và đưa ra những quyết định cứng rắn khi cả nhóm không thể thống nhất với nhau. Hãy lập một quy trình tiêu chuẩn giúp đưa ra quyết định khách quan. Để cả nhóm biết khi họ có quyền đưa ra quyết định, và nếu nhóm không đưa ra được một quyết định đồng thuận, người lãnh đạo cần tham gia vào quá trình đó. Nếu không đạt được quyết định, người lãnh đạo phải có khả năng tự quyết định.

4 –Thất bại trong xác lập kỳ vọng

Từ đầu, người lãnh đạo cần đặt ra chính xác những kỳ vọng ở cả nhóm cũng như đối với từng thành viên. Ví dụ, bạn nói với cả nhóm rằng bạn khuyến khích sự hợp tác và mạo hiểm thông minh. Khi nhóm nghe thấy điều này, họ biết rằng mình được kỳ vọng làm việc cùng nhau, được mạo hiểm và thử nghiệm những phương án khác nhau để đạt kết quả tốt hơn.

5 – Thất bại trong việc nắm bắt thông tin

Việc tạo nên một môi trường trong đó các thành viên được góp tiếng nói một cách thoải mái và trung thực rất quan trọng. Thông tin trong đội nhóm cần phải được thông suốt và tôn trọng, như vậy nhóm mới có thể đối thoại trực tiếp với ít bất đồng nhất.

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]