Ma trận EFE là gì? Các bước xây dựng ma trận EFE

23/04/2022
5889

Ma trận EFE là một công cụ phân tích các yếu tố ngoại vi được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy, ma trận EFE là gì? Làm thế nào để xây dựng một ma trận EFE hiệu quả? Nếu bạn đang có những thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

1. Ma trận EFE là gì?

Điều đầu tiên bạn cần làm rõ chính là khái niệm ma trận EFE là gì (viết tắt từ External Factor Evaluation Matrix).

Hiểu đơn giản, EFE là ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi.

Ma trận EFE là gì?
Ma trận EFE là gì?

Ma trận EFE là mô hình cho phép bạn phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp dựa trên các cấp độ khác nhau. Chúng bao gồm các yếu tố môi trường ngành, môi trường vĩ mô và môi trường thế giới.

2. Tại sao ma trận EFE lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về tầm quan trọng của ma trận EFE là gì không? Đây là một công cụ thiết yếu cho các doanh nghiệp, cung cấp cái nhìn rõ ràng và có hệ thống về những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Dưới đây là những vai trò quan trọng mà ma trận EFE mang lại.

2.1. Khám phá cơ hội và thách thức

Ma trận EFE giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài. Bằng cách phân tích các yếu tố như xu hướng thị trường, sự biến động kinh tế, thay đổi trong quy định pháp luật và tiến bộ công nghệ, doanh nghiệp có thể phát hiện những cơ hội mới để khai thác và những thách thức cần phải vượt qua. Việc nhận diện rõ ràng các yếu tố này cho phép doanh nghiệp xây dựng các chiến lược hợp lý nhằm tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu rủi ro, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Những vai trò quan trọng của ma trận EFE
Một số vai trò quan trọng của ma trận EFE

2.2. Đánh giá chiến lược hiện tại

Ma trận EFE cung cấp cái nhìn tổng quan về tác động của các yếu tố bên ngoài đến doanh nghiệp, đồng thời đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược đang thực hiện. Bằng cách so sánh mức độ quan trọng của từng yếu tố bên ngoài với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, các điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược có thể được xác định. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoặc cải thiện các chiến lược để phù hợp hơn với bối cảnh bên ngoài, tăng cường hiệu quả hoạt động trong quá trình ra quyết định.

2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh

Việc phân tích và đánh giá các yếu tố bên ngoài thông qua ma trận EFE giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với những biến đổi của thị trường. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chiến lược và hoạt động của mình để duy trì hoặc cải thiện vị thế cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có khả năng tạo sự khác biệt so với đối thủ bằng cách chủ động đối phó với các yếu tố bên ngoài.

>> Đọc ngay: Hội nhập là gì? Doanh nghiệp làm thế nào để bứt phá trong thời kỳ hội nhập?

3. Các bước xây dựng ma trận EFE

Sau khi hiểu rõ ma trận EFE là gì có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, chắc chắn nhà quản lý nào cũng đặt câu hỏi: Nên việc xây dựng ma trận này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu 4 bước xây dựng ma trận EFE dưới đây:

3.1. Xác định các yếu tố quan trọng

Ở bước đầu tiên, bạn cần liệt kê ít nhất 10 yếu tố có vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Danh sách này phải dựa trên những đánh giá với số liệu được nghiên cứu một cách kỹ càng, thận trọng. Cùng với đó, những thách thức, cơ hội tiềm năng đối với ngành nghề kinh doanh hiện tại của công ty cũng không thể bỏ qua.

Các bước xây dựng ma trận EFE
Xác định các yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp giúp triển khai ma trận EFE hiệu quả

3.2. Ấn định chỉ số tầm quan trọng

Sau khi đã có cho mình bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng, bạn sẽ đánh giá tầm quan trọng của những yếu tố này theo thang điểm từ 0 đến 1. Nó có nghĩa là không quan trọng đến rất quan trọng.

Việc đánh giá phải được tiến hành một cách khách quan, căn cứ vào số liệu thực tế. Vì tính chất quan trọng của giai đoạn này, doanh nghiệp nên thực hiện làm theo hình thức hội đồng. Khi có sự đóng góp của nhiều người thì kết quả đạt được sẽ khách quan hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần so sánh số liệu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành cho dù bạn đang thất thế hay chiến thắng. Trong đó, yếu tố nào khiến doanh nghiệp thất bại trước đối thủ cần phải được đánh giá thận trọng.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố có thể khác nhau hoặc trùng nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng, tổng chỉ số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1.

3.3. Đánh giá tác động (hệ số phản ứng)

Ở bước tiếp theo, bạn cần đánh giá tác động của từng yếu tố đến doanh nghiệp. Có những yếu tố tác động mạnh mẽ ở doanh nghiệp này, nhưng lại yếu thế hơn đối với doanh nghiệp khác.

Do đó, việc đánh giá chính xác mức độ tác động của từng yếu tố đến doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Mức độ tác động sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4 tương ứng với ý nghĩa như sau:

  • Tác động ở mức độ ít: 1 điểm
  • Tác động ở mức độ trung bình: 2 điểm
  • Tác động ở mức độ trên trung bình: 3 điểm
  • Tác động ở mức độ mạnh: 4 điểm

3.4. Tính điểm và đưa ra tổng điểm

Sau khi rút ra những chỉ số quan trọng và hệ số phản ứng của từng yếu tố, doanh nghiệp sẽ tổng hợp chúng vào một bảng điểm. Kết quả được tính bằng cách nhân hai chỉ số vừa tìm được ở bước 2 và bước 3 lại với nhau.

MISA xin giới thiệu phần mềm MISA AMIS – Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất, cải tiến quy trình làm việc và nâng cao sức cạnh tranh. Nền tảng MISA AMIS hợp nhất tất cả dữ liệu trên một nền tảng, liên kết mọi hoạt động Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Quản trị nhân sự và Quản lý điều hành tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp.

Đăng ký dùng thử

4. Ví dụ về cách tính điểm trong ma trận EFE

Tổng điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng yếu tố trong ma trận EFE. Cao nhất là 4 điểm, thấp nhất là 1 điểm. Giá trị của tổng điểm này cho phép ta đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp trước những cơ hội và thách thức ở hiện tại.

Cụ thể, đánh giá ma trận EFE như sau:

  • Tổng điểm ma trận bằng 4: Điều này cho thấy doanh nghiệp đang thích ứng rất tốt với môi trường hiện tại và bên ngoài.
  • Tổng điểm ma trận bằng 2.5: Con số này chứng tỏ công ty thích nghi ở mức độ trung bình.
  • Tổng điểm ma trận bằng 1: Công ty đang phản ứng ở mức yếu. Mặt khác, nó cho thấy những chiến lược mà doanh nghiệp đang triển khai không nắm bắt được những cơ hội ở thời điểm hiện tại. Có thể bạn chỉ đang né tránh mối đe dọa từ môi trường ngoài.

Một ma trận có thể biểu hiện nhiều mức độ và tính chất khác nhau của các tác động đối với môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, vì đây là phương pháp cho điểm nên sẽ luôn tồn tại yếu tố chủ quan.

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ này, doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng giữa các phương pháp chuyên gia khi phân tích và cho điểm mỗi khi ứng dụng ma trận EFE.

Ví dụ về ma trận EFE của Công ty ABC

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số Tính điểm
Sự hỗ trợ từ chính phủ cho phát triển công nghệ 0,12 4 0,48
Cải cách thuế 0,1 4 0,4
Tăng chi phí bảo hiểm 0,08 3 0,24
Công nghệ phát triển mạnh 0,15 4 0,6
Tăng lãi suất 0,07 2 0,14
Sự dịch chuyển dân số từ thành phố lớn đến khu vực nông thôn 0,11 4 0,44
Thay đổi hành vi tiêu dùng sang kỹ thuật số 0,14 4 0,56
Tăng sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động 0,09 3 0,27
Thị trường mới nổi 0,12 4 0,48
Cạnh tranh quốc tế gia tăng 0,12 3 0,36
Các sáng kiến xanh 0,1 4 0,4
Cạnh tranh khốc liệt hơn 0,08 2 0,16

Tổng điểm: 4,53

Với tổng điểm 4,53, công ty này cho thấy chiến lược của họ phản ứng rất tốt với các yếu tố bên ngoài. Công ty đã tận dụng tối đa các cơ hội như xu thế phát triển công nghệ, hỗ trợ từ chính phủ,… Họ cũng ứng phó nhanh chóng với sự cạnh tranh quốc tế và thay đổi hành vi tiêu dùng.

>> Xem thêm: Nhu cầu thị trường là gì? Các phương pháp dự báo nhu cầu thị trường chính xác nhất

5. Khác biệt giữa ma trận EFE và IFE

Ma trận EFE là gì và IFE là gì luôn khiến nhà quản lý băn khoản. Thực tế, đây là hai ma trận khác nhau hoàn toàn. Bạn cần phân biệt chúng một cách rõ ràng khi tiến hành xây dựng ma trận và đánh giá hiệu quả.

Xét về ý nghĩa, IFE là ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ trong chiến lược kinh doanh và những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Dựa vào thông tin ma trận này cung cấp, các nhà quản trị có thể xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận được những điểm mạnh – yếu của chiến lược. Nhờ vậy, doanh nghiệp biết cách tận dụng tối đa lợi thế và chuẩn bị nội lực để đương đầu với thử thách.

Trong khi đó, EFE là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Công cụ này giúp doanh nghiệp phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp với các cấp độ khác nhau. Điều này cho phép doanh nghiệp nhận định được yếu tố nào là thuận lợi, yếu tố nào là khó khăn. Nhờ đó, nhà lãnh đạo có bước chuẩn bị, thích ứng một cách linh hoạt và phù hợp.

6.Kết luận

Trên đây là một số thông tin về ma trận EFE là gì cũng như giải đáp những thắc mắc về các bước xây dựng ma trận EFE. Tùy vào tình hình thực tế và đặc thù hoạt động, các doanh nghiệp sẽ triển khai EFE sao cho hợp lý.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc áp dụng ma trận này vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hãy theo dõi các bài viết mới nhất của MISA AMIS nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những kiến thức về quản lý điều hành, quản trị doanh nghiệp chuyên sâu nhất!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả