Tổng quan chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

17/04/2023
4916

Với mục tiêu tăng doanh thu, mở rộng quy mô và phát triển thị trường, các công ty thường lựa chọn thành lập các chi nhánh để giúp tăng năng suất làm việc cũng như phát triển thương hiệu của mình. Cùng MISA tìm hiểu về hai loại hình hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

1. Tổng quan hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Hình 1: 2 loại hình chi nhánh

1.1 Khái niệm hai loại hình chi nhánh

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh có bộ máy kế toán được tổ chức riêng biệt, hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo như một công ty.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là chi nhánh không có bộ máy kế toán riêng mà sổ sách, chứng từ được gửi về công ty để hạch toán chung.

1.2 Điểm chung của hai loại hình

– Đều thuộc công ty và không có tư cách pháp nhân;

– Các hoạt động của chi nhánh đều theo sắp xếp và ủy quyền của công ty;

– Vốn kinh doanh và bộ máy nhân sự ban đầu của chi nhánh là do công ty tổ chức và cấp kinh phí hoạt động;

– Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh thuộc về công ty;

– Cuối năm bắt buộc lập báo cáo tài chính hợp nhất với công ty (theo quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC);

– Khi doanh nghiệp giải thể thì chi nhánh phải chấm dứt hoạt động (theo quy định tại Khoản 4 Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

2. Phân biệt giữa hai loại hình chi nhánh khi kê khai thuế

 2.1 Các khác biệt cơ bản

Đặc điểm CN hạch toán độc lập CN hạch toán phụ thuộc
Con dấu riêng Có Tùy vào công ty quyết định
Mã số thuế riêng Có MST 13 số Chi nhánh trực tiếp khai thuế và bán hàng: Có MST 13 số

Nếu không: Ghi MST của trụ sở chính

Hóa đơn Có Tùy vào công ty quyết định
Tài khoản ngân hàng Có Tùy vào công ty quyết định
Bộ phận kế toán Có bộ máy kế toán riêng biệt, hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo như một công ty. Kế toán chi nhánh là một phần của bộ phận kế toán công ty.

Sổ sách, chứng từ phải chuyển về công ty để hạch toán chung.

Bộ phận kế toán cần thực hiện rất nhiều loại thuế bắt buộc với mỗi loại hình doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây chỉ đề cập ba loại thuế chính là thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và lệ phí môn bài.

2.2 Khác biệt về hạch toán các loại thuế

2.2.1 Tại Chi nhánh hạch toán độc lập

– Thuế GTGT: chi nhánh theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra và đầu vào, khai thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh (theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC hiệu lực từ ngày 01/01/2022 thay thế cho Thông tư 156/2013/TT-BTC).

– Thuế TNDN: chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.

– Thuế TNCN:

+ Với cá nhân ký hợp đồng trực tiếp chi nhánh: chi nhánh kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh;

+ Với cá nhân ký hợp đồng với công ty và được cử tới chi nhánh làm việc: công ty sẽ kê khai và nộp thuế cho người lao động tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty.

– Lệ phí môn bài: chi nhánh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh (theo quy định tại Điều 5 Thông tư 65/2020/TT-BTC và khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).

2.2.2 Tại Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Thuế GTGT:

Cần lưu ý các vấn đề liên quan quy định cho các chi nhánh phụ thuộc là cơ sở sản xuất, chi nhánh phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn như sau:

– Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất: Người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.

 (quy định tại điểm d, khoản 3, điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính)

– Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn: Sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.

(quy định tại khoản 4, điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Thuế TNDN: 

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, chi nhánh chỉ có trách nhiệm chuyển chứng từ sổ sách về công ty để công ty khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh của chi nhánh 

Đối với chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh: thực hiện phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế TNDN đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (quy định tại điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Từ 01/01/2022 Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực quy định đối với các công ty hoạt động kinh doanh xổ số điện toán, chuyển nhượng bất động sản, chi nhánh là cơ sở sản xuất, nhà máy thủy điện và chi nhánh có địa điểm khác tỉnh với công ty thì công ty sẽ kê khai thuế và phân bổ thuế phải nộp cho từng chi nhánh.

Thuế TNCN: 

Nếu chi nhánh chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động thì chi nhánh kê khai nộp thuế.  

Đối với các chi nhánh phụ huộc khác tỉnh: Lưu ý Phân bổ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; Khai thuế, nộp thuế (quy định tại điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính)

Lệ phí môn bài:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 65/2020/TT-BTC, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14

+ Với chi nhánh cùng tỉnh với trụ sở chính: công ty nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của trụ sở chính.

+ Với chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính: chi nhánh thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh

3. Ưu điểm và nhược điểm

3.1. Chi nhánh hạch toán độc lập:

Ưu điểm: 

Chứng từ, sổ sách được quản lý rõ ràng;

Dễ dàng theo dõi doanh thu chi phí và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm: 

Chi nhánh phải tự kê khai và nộp thuế, lập báo cáo như một doanh nghiệp;

Phát sinh thêm các chi phí cho bộ máy kế toán.

Với các đặc điểm nêu trên, loại hình chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất xây lắp, v.v…; các kế hoạch của doanh nghiệp được sắp xếp lên lịch trong thời gian dài; giao dịch chứng từ nhiều. Doanh nghiệp có yêu cầu cần theo dõi kết quả kinh doanh nhanh chóng kịp thời.

3.2. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Ưu điểm: 

Thủ tục hành chính và công việc kế toán đơn giản hơn.

Nhược điểm: 

Sổ sách chứng từ đôi khi không được quản lý rõ ràng, gây khó khăn cho công ty khi làm báo cáo;

Do mọi hạch toán và hoạt động chi nhánh phải báo cáo và chuyển về công ty nên trong trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh sẽ gây khó khăn trong việc chuyển chứng từ, sổ sách; nguy cơ khai thuế chậm trễ có thể xảy ra.

Ngược lại, loại hình chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ phù hợp với các doanh nghiệp ít hoạt động sản xuất, giao dịch chứng từ không rườm rà, khó khăn trong việc di chuyển hoặc chủ yếu là các giao dịch trực tuyến dễ dàng trong việc quản lý. Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động mảng dịch vụ, vận chuyển hay bưu chính viễn thông, v.v…

MISA AMIS hy vọng bài viết trên đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hai loại hình chi nhánh. Từ đó, tùy vào mục đích quản trị và quy mô mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình chi nhánh phù hợp để đạt được mục tiêu phát triển và tăng trưởng trong tương lai. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều hướng đến việc có nhiều chi nhánh trên địa bàn cả nước để phục vụ cho việc phát triển quy mô kinh doanh. Hiểu được nhu cầu của các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trong việc ghi chép kế toán, MISA phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ nghiệp vụ, tính năng ưu việt – hỗ trợ tối ưu cho kế toán, chủ doanh nghiệp, cụ thể:

KẾ TOÁN

Tổng hợp số liệu tức thời, dễ dàng kiểm soát tài chính của từng chi nhánh, trên toàn hệ thống để phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các vấn đề, phát huy tốt vai trò tham mưu cho Ban lãnh đạo

Thuận lợi khi muốn làm thêm hoặc tra cứu, cung cấp số liệu cho Ban lãnh đạo ngay cả khi không có mặt tại cơ quan

Tự động hóa tối đa các nghiệp vụ như nhập hóa đơn đầu vào, giao dịch ngân hàng, tổng hợp số liệu từ các chi nhánh giúp tiết kiệm thời gian, công sức

BAN GIÁM ĐỐC:

Dễ dàng nắm bắt mọi chỉ số tài chính tức thời, chính xác của toàn hệ thống/từng chi nhánh mọi lúc, mọi nơi trên máy tính, mobile mà không cần có mặt tại công ty

Trụ sở chính có thể dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính của các chi nhánh để phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các vấn đề

Phần mềm đã tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng khác trong MISA AMIS, tích hợp sẵn với các ứng dụng bên ngoài phổ biến và cung cấp sẵn API với bên thứ ba giúp Hội tụ dữ liệu cho điều hành

Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.

Dùng thử miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả