Tài sản ròng là gì? Cách tính và phân loại chi tiết

13/05/2023
6787

Tài sản ròng là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp luôn cần nắm rõ cách tính và giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp mình để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Hãy cùng tìm hiểu tài sản ròng, cách tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp trong bài viết sau đây.

1. Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là tổng tài sản mà doanh nghiệp có sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả. Thông thường, doanh nghiệp coi tài sản ròng như như vốn cổ đông hay tài sản thuần. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp hiện có tài sản trị giá 100 triệu, nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp là 40 triệu thì giá trị tài sản ròng mà doanh nghiệp sở hữu là 60 triệu.

Tài sản ròng của doanh nghiệp có thể âm hoặc dương, hoàn toàn không nhất thiết phải dương. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp có tổng tài sản là 60 triệu, nghĩa vụ nợ phải trả là 100 triệu, lúc này giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp là -40 triệu.

Tài sản ròng của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới dạng vật chất như tài sản cố định, bất động sản, tiền hoặc biểu hiện dưới dạng phi vật chất như các khoản đầu tư, quyền sở hữu…

Trên thực tế bất kỳ ai từ cá nhân, tổ chức cho đến một quốc gia đều có tài sản ròng (net worth) chứ không chỉ nguyên doanh nghiệp mới có thuật ngữ này. Bởi vậy, đây có lẽ là một thuật ngữ phổ biến và không quá khó hiểu.

2. Công thức tính giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp

Công thức:

Giá trị tài sản ròng 

= Tổng tài sản – 

Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản: là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
  • Nợ phải trả: là nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp
  • Tổng tài sản và nợ phải trả lấy tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

3. Phân loại tài sản ròng

3.1 Tài sản ròng cá nhân

Tài sản ròng của cá nhân là tổng tài sản mà cá nhân đó sở hữu trừ đi các khoản nợ của chính họ. Vì tài sản ròng chỉ tính đến hệ thống tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt được nên bằng cấp, chứng chỉ giáo dục, chứng chỉ ngoại ngữ là tài sản không được tính đến, chúng chỉ ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của mỗi cá nhân mà không được tính vào giá trị tài sản ròng của họ.

Ví dụ tài sản ròng của cá nhân bao gồm:

  • Tiền mặt;
  • Tiền gửi ngân hàng: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn;
  • Trang sức; đá quý
  • Các khoản tiền đã được đầu tư;

Nợ của cá nhân phải trả bao gồm:

  • Nợ đảm bảo (nợ thế chấp tài sản);
  • Nợ không có đảm bảo (vay tiêu dùng, vay cá nhân, …)

3.2 Tài sản ròng trong chứng khoán

Tài sản ròng trong chứng khoán được hiểu là giá trị của toàn bộ các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc quyền sở hữu của tổ chức trừ đi giá trị của tất cả các nghĩa vụ nợ của đơn vị đó.

3.3 Tài sản ròng của nhà thầu

Tương tự các loại tài sản ròng khác, tài sản ròng của nhà thầu là toàn bộ tài sản mà nhà thầu sở hữu trừ đi giá trị của các nghĩa vụ nợ của nhà thầu đó.

Ngoài tài sản ròng doanh nghiệp và những thuật ngữ kể trên, “tài sản ròng của chính phủ” và “tài sản ròng của quốc gia” là hai thuật ngữ về tài sản ròng phổ biến nhất. Tài sản ròng của chính phủ là tổng tài sản mà chính phủ một nước sở hữu sở hữu trừ đi các khoản nợ của nước đó. Các chỉ số về tài sản và nghĩa vụ nợ có thể xem tại Báo cáo tài chính, cụ thể là Bảng cân đối kế toán lập cho chính phủ. Tài sản ròng của chính phủ thể hiện tiềm lực tài chính của chính phủ quốc gia.

Tài sản ròng của quốc gia là tổng giá trị ròng những cá nhân; doanh nghiệp tại quốc gia đó và tài sản ròng của chính phủ. Tài sản ròng của quốc gia cho thấy sức mạnh tài chính của quốc gia đó, đánh giá sức mạnh tài chính mạnh hay yếu.

4. Ý nghĩa

Như đã nhắc ở trên thì tài sản ròng là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng (Net worth) tại mỗi doanh nghiệp chính là giá trị sổ sách, vốn chủ sở hữu riêng. Giá trị này được tính toán và biểu hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là bảng cân đối kế toán.

  • Giá trị tài sản ròng là thước đo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc tính toán giá trị tài sản ròng giúp doanh nghiệp xác định tình hình tài chính của mình từ đó có các quyết định phù hợp, kịp thời.
  • Giá trị tài sản ròng âm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc quản lý công nợ chưa tốt dẫn đến khoản lỗ lũy kế vượt quá số vốn của chủ sở hữu và các cổ công. Lúc này, doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và cần có những thay đổi để vực dậy hoặc có thể đi đến bờ vực phá sản.
  • Các chủ đầu tư hoặc ngân hàng, những đối tượng bên ngoài đánh giá giá trị tài sản ròng để đánh giá tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có đánh giá tốt thì các chủ đầu tư hoặc ngân hàng mới có thể quyết định cho vay hoặc đầu tư được.
  • Căn cứ vào tài sản ròng và các chỉ số tài chính doanh nghiệp khác sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm rõ về tình hình, mức độ nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp để có giải pháp, kế hoạch xử lý phù hợp.

Tài sản ròng hay các chỉ số tài chính doanh nghiệp đều là những yếu tố cần được quan tâm theo thời gian thực nên một trong những yêu cầu cấp thiết tại các doanh nghiệp hiện nay là khả năng cung cấp các thông tin tài chính một cách nhanh chóng, chính xác. Lúc này, những phần mềm kế toán thông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS với tính năng cung cấp các chỉ số tài chính tức thời giúp chủ doanh nghiệp nhạy bén hơn trong kinh doanh sẽ là giải pháp phù hợp.


Xem chi tiết tại: Phần mềm kế toán hỗ trợ cung cấp những chỉ tiêu tài chính nào?

5. Tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

“Bảng cân đối kế toán” là một báo cáo quan trọng của hệ thống các Báo cáo tài chính, cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình Tài Sản – Nguồn Vốn của doanh nghiệp tại thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ. 

Trên bảng cân đối kế toán không thể hiện trực tiếp tài sản ròng mà phải tính toán dựa trên công thức đã nêu ở mục 2 và các thông tin lấy từ báo cáo tài chính này.

  • Tính tổng tài sản của doanh nghiệp
    • Tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tương đương tiền; Đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho
    • Tài sản dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định; Bất động sản đầu tư; Tài sản dở dang dài hạn; Đầu tư tài chính dài hạn; Tài sản dài hạn khác
  • Tính tổng nợ phải trả của doanh nghiệp: Nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn:
    • Phải trả người bán ngắn và dài hạn; 
    • Người mua trả tiền trước ngắn và dài hạn; 
    • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; 
    • Phải trả người lao động; 
    • Chi phí phải trả ngắn và dài hạn; 
    • Phải trả nội bộ ngắn và dài hạn; 
    • Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; 
    • Doanh thu chưa thực hiện ngắn và dài hạn; 
    • Phải trả ngắn và dài hạn khác; 
    • Vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn; 
    • Dự phòng phải trả ngắn và dài hạn; 
    • Quỹ khen thưởng phúc lợi; Quỹ bình ổn giá; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
    • Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ
    • Trái phiếu chuyển đổi; Cổ phiếu ưu đãi; 
    • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao chưa chắc đã có lãi vì vậy cần phải quan tâm thêm các chỉ số tài chính khác như tài sản ròng. Thêm vào đó, tài sản ròng còn nhắc nhở chúng ta việc quản lý thu chi và các khoản công nợ của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đối với kế toán nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. 

Áp dụng công nghệ vào quá trình quản lý tài sản và công nợ doanh nghiệp là điều cần thiết. Có thể lựa chọn các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ công tác quản lý tài sản công nợ của doanh nghiệp

Nếu phụ thuộc vào cách làm thủ công là kế toán tự tổng hợp và báo cáo, CEO/chủ DN không thể nắm bắt các số liệu một cách liên tục, nhanh chóng, thậm chí số liệu thủ công sai sót có thể gây ra những quyết định sai lầm. Cách giải quyết dễ dàng nhất là lựa chọn những phần mềm kế toán chuyên sâu như AMIS Kế toán, MISA SME, có khả năng cung cấp các số liệu tài chính một cách tự động và chính xác.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp nhanh số liệu tổng quan giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ tiêu tài chính quan trọng như:

  • Số dư tiền: Chủ doanh nghiệp nắm rõ tình hình số dư tiền hiện tại của doanh nghiệp như thế nào để thực hiện các quyết định chi tiêu hợp lý phù hợp với ngân sách thực có.
  • Doanh thu, chi phí: Theo dõi trên từng sản phẩm, đơn vị; theo dõi tình hình tăng trưởng lợi nhuận giữa các tháng.
  • Công nợ: Cho phép doanh nghiệp theo dõi, báo cáo chi tiết công nợ, hạn nợ theo từng khách hàng, hóa đơn, nhân viên để đốc thúc thu hồi công nợ kịp thời
  • Tồn kho: Cho phép theo dõi chi tiết và tổng thể xuất nhập tồn trên một kho hoặc nhiều kho, đồng thời cung cấp tính năng tồn kho tối thiểu giúp cảnh báo doanh nghiệp nhập hàng khi số lượng đến mức tối thiểu
  • ….
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký sử dụng miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm.

Tác giả tổng hợp: Phương Thanh

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả