Trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam, VINASA đã công bố tài liệu hướng dẫn và khung hướng dẫn chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hầu hết tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp SMEs (Small and Medium Enterprise: doanh nghiệp vừa và nhỏ) buộc dừng hoạt động. Trước những hệ lụy đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp (Digital Transformation) được coi là những giải pháp then chốt giúp các doanh nghiệp SMEs từ sống sót đến bứt phá.
Trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam DX Summit) vừa qua, VINASA đã công bố tài liệu hướng dẫn và khung hướng dẫn chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs, tiến trình này trở thành một thực tế bắt buộc cho doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển công nghệ số hiện nay.
1. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam
Đến nay, vấn đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp không còn là tầm nhìn, mục tiêu dài hạn mà bắt buộc doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển, tránh tụt hậu trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.
Có thể nói, chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu bởi nó đem lại nhiều giá trị, lợi ích về mọi mặt cho các doanh nghiệp, đây là một từ khóa phổ biến và một vấn đề nóng trong các chương trình nghị sự cấp cao cho đến câu chuyện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thông qua thực tế cho thấy, thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu và sự thay đổi tích cực từ sau đại dịch Covid-19.
- Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
- Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số và ngày càng coi trọng giá trị dữ liệu doanh nghiệp.
- Chuyển đổi số lan tỏa và phủ rộng trên khắp lĩnh vực và mọi ngành nghề.
- Chuyển đổi số xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng dày đặc.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VINASA tại các khối doanh nghiệp, đặc biệt là các khối doanh nghiệp sản xuất và SMEs còn nhiều bất cập, tiến trình này diễn ra chưa được mạnh mẽ như kỳ vọng. Cụ thể:
- Có đến 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để thực hiện tiến trình chuyển đổi số.
- Có tới 72% doanh nghiệp không biết thực hiện và bắt đầu từ đâu.
- 92% doanh nghiệp không biết chuyển đổi số như thế nào.
Theo ông Nguyễn Kim Hùng – Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam cho biết:
- Tỷ lệ doanh nghiệp tại Việt Nam sẵn sàng bắt tay vào chuyển đổi số còn thấp.
- Tỷ lệ doanh nghiệp SMEs thất bại trong chuyển đổi số còn cao.
Một phần lớn các doanh nghiệp không thể thực hiện chuyển đổi số bởi một vài nguyên nhân căn cơ quan trọng đó là: Nguồn nhân lực, thị trường, nguồn vốn.
Trong bối cảnh bất cập này, VINASA đã đưa ra sáng kiến xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và khung hướng dẫn chuyển đổi số. Nhằm hướng dẫn doanh nghiệp đang chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ sẽ biết lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU CHUYỂN ĐỔI SỐ |
2. Thách thức và rào cản của chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam
Phần lớn các doanh nghiệp đều tiếp cận chuyển đổi số nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi số thành công lại rất ít. Vậy thách thức và rào cản trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam là gì?
2.1. Thách thức đối với các doanh nghiệp
- Về công nghệ: Để tiếp cận với quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công, đòi hỏi doanh nghiệp đảm bảo được về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực có trình độ về kỹ thuật công nghệ mới.
- Về vốn đầu tư: Doanh nghiệp cần có tư duy và chiến lược lâu dài để chuyển đổi số. Công cuộc đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Trong cuộc đua chuyển đổi số, nếu doanh nghiệp không chịu áp lực về tài chính nhưng lại hoạt động chuyển đổi số không có sự liên kết với các doanh nghiệp khác sẽ dẫn tới việc gây ra lãng phí lớn.
- Về nhận thức tư duy lãnh đạo doanh nghiệp: Chuyển đổi số cần bắt đầu từ tư duy của người lãnh đạo. Trong bối cảnh hiện nay, tư duy truyền thống không còn phù hợp với doanh nghiệp, lãnh đạo cần thay đổi suy nghĩ và xây dựng những chiến lược kinh doanh công nghệ số một cách hiệu quả, phù hợp với thời đại.
2.2. Rào cản đối với các doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp không nhận ra sự cần thiết và giá trị thực của quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp dẫn tới việc tụt hậu và bị loại khỏi cuộc đua. Ngoài ra, một phần lớn rào cản đối với các doanh nghiệp không dám chuyển đổi số là việc tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp, họ không biết làm thế nào để đưa doanh nghiệp của mình trở thành một doanh nghiệp số hiệu quả.
Qua khảo sát của VCCI và Jetro thực hiện năm 2020 cho thấy rằng: Các doanh nghiệp SMEs còn gặp phải những rào cản trong ứng dụng chuyển đổi số, trong đó, vấn đề về chi phí, thay đổi thói quen và tập quán kinh doanh, chuyển đổi số nửa vời cũng như thiếu nhân lực nội bộ và hạ tầng số… là những yếu tố căn cơ nhất khiến doanh nghiệp không dám chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là một con đường dài, nhưng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh công cuộc số hóa doanh nghiệp, tạo tiền đề vững chắc để chuyển đổi số được hiệu quả và thành công.
DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU CHUYỂN ĐỔI SỐ |
3. Đặc thù trong chuyển đổi số với một số ngành nghề lĩnh vực
Tại diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam 2021, sự kiện chuyển đổi số quy mô lớn nhất tại Việt Nam, đã diễn ra hội nghị tương tác trực tuyến đa chiều và người tham gia về chuyển đổi số ở các lĩnh vực y tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp…
3.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Để chuyển đổi trong lĩnh vực y tế cần xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe dựa trên công nghệ số. Việc ứng dụng công nghệ toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Đặc thù của chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số và tích hợp thông tin dữ liệu, cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.
3.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Chuyển đổi số trong xây dựng tài chính – ngân hàng điện tử và thiết lập nền tảng tài chính kỹ thuật số hiện đại và bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành hải quan, tài chính, chứng khoán. Chuyển đổi số ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng đa dạng hóa kênh phân phối, đổi mới quy trình, tự động hóa, đẩy mạnh hợp tác với các công ty công nghệ tài chính.
Đặc thù lĩnh vực cần mang dịch vụ ngân hàng tài chính đến gần hơn với người dân vùng sâu, vùng xa. Các khu vực xa xôi không thể tiếp cận hoặc được các ngân hàng phục vụ dựa trên những đổi mới như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.
3.3. Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp
Chuyển đổi số phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tập trung vào nông nghiệp thông minh, chính xác, nâng cao tỷ trọng nông nghiệp số trong nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên dữ liệu. Tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn cho các ngành như đất đai, cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
Đặc thù chuyển đổi số nông nghiệp cần xây dựng mạng lưới quan sát và giám sát tích hợp trên không và trên mặt đất cho các hoạt động nông nghiệp. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai cho nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và hỗ trợ chia sẻ thiết bị nông nghiệp thông qua nền tảng kỹ thuật số. Ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số để tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh.
3.4. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông – logistics
Phát triển hệ thống giao thông thông minh tập trung vào hệ thống giao thông đô thị, đường cao tốc và quốc lộ. Chuyển đổi cơ sở hạ tầng hậu cần của bạn (cảng biển, cảng đường thủy nội địa, sân bay, đường sắt, hậu cần, v.v.).
Phát triển nền tảng kết nối giữa người gửi hàng, người vận chuyển và khách hàng, nó phát triển thành hệ thống “một cửa” cho phép người gửi hàng tìm kiếm phương tiện vận chuyển hàng hóa tốt nhất và bảo quản chính xác kho hàng, hỗ trợ đóng gói và đăng ký cũng như hoàn thành việc xử lý các giấy tờ hành chính liên quan.
Chuyển đổi công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý hạ tầng giao thông số, cho phép đăng ký, quản lý phương tiện bằng hồ sơ số, cấp và quản lý số giấy phép lái xe.
Qua diễn đàn, các chuyên gia cũng nêu rõ việc các doanh nghiệp tại các lĩnh vực trên còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số. Cụ thể bà Bùi Thu Thủy – Phó Cục trưởng cục phát triển doanh nghiệp Bộ kế hoạch và đầu tư chia sẻ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số.
Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp thông qua tích hợp và áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.
DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU CHUYỂN ĐỔI SỐ |
4. Đóng góp của MISA trong nỗ lực chuyển đổi số doanh nghiệp
MISA là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc góp phần vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. MISA tiên phong góp sức chuyển đổi số quốc gia với các nền tảng được Bộ TT&TT công nhận là nền tảng số MISA AMIS xuất sắc “Make In Viet Nam”. Doanh nghiệp có 27 năm kinh nghiệm và nằm trong Top 10 doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số.
MISA đã và đang phát triển các nền tảng công nghệ cho nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau, kết nối các doanh nghiệp nhỏ, vừa và các đơn vị dịch vụ với chi phí rất hợp lý. Thông qua các nền tảng sản phẩm của MISA, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể có được dữ liệu tài chính minh bạch và liền mạch, đồng thời có thể dễ dàng tiếp cận và phát triển kinh doanh.
Trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số vào ngày 03/12/2020, MISA vinh dự được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn là đơn vị đồng hành hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Với 27 năm kinh nghiệm xây dựng giải pháp chuyển đổi số, MISA thấu hiểu được những khó khăn và trở ngại của doanh nghiệp. Chính vì thế, MISA luôn nỗ lực hoàn thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả.
Tại diễn đàn Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) Ông Lữ Thành Long – Chủ tịch MISA, Phó chủ tịch VINASA cho biết: “Khi đặt vấn đề xây dựng khung chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, hội đồng xây dựng khung chuyển đổi số của VINASA đã quyết định mục tiêu đầu tiên của mình là phải xây dựng khung chuyển đổi số làm sao để nó thật đơn giản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để khi đọc khung chuyển đổi số thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể biết được rằng mình đang ở đâu trên chặng đường về chuyển đổi số.”
Những năm gần đây, MISA còn ghi dấu ấn với nhiều sản phẩm tập trung về mảng Tài chính, Kinh doanh, Nhân sự và Điều hành. Các nền tảng xuất sắc mà MISA đã thực hiện bao gồm:
- Nền tảng Quản trị Tài chính Nhà nước MISA FinGov
- Nền tảng Giáo dục MISA EMIS
- Nền tảng Quản trị Doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS
- Nền tảng Kế toán Dịch vụ MISA ASP
- … Cùng hàng chục sản phẩm khác.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đội ngũ nhân sự của MISA sẽ luôn sát cánh và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công và tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy quá trình trở thành Quốc gia số.
DOWNLOAD MIỄN PHÍ TÀI LIỆU CHUYỂN ĐỔI SỐ |
5. Danh sách 26 lĩnh vực đã có hướng dẫn và khung chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp cũng như Báo chí Truyền thông tại Việt Nam. Trong đó, Báo Điện tử VTV NEWS đã đưa ra luận điểm và kết luận về bộ Tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực. Bài viết có nêu luận điểm: “Bộ khung hướng dẫn ngoài việc chỉ ra thực trạng và xu hướng của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực sẽ tập trung vào 3 phần chính: khung hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết quy mô doanh nghiệp, cấp độ chuyển đổi số; bộ giải pháp chuyển đổi số ứng với từng quy mô, cấp độ; tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tương ứng. Bên cạnh đó, VINASA cũng đưa ra khuyến nghị đào tạo các kỹ năng số cho nhân sự.”
Theo đó, Báo Điện tử VTV NEWS đưa ra thời gian diễn ra công bố chính thức về sự kiện với 12 phiên hội thảo chuyên đề, 12 phiên hỏi đáp về chuyển đổi số với các chuyên gia, hơn 80 diễn giả và dự kiến có trên 8.000 đại biểu theo dõi trên các nền tảng trực tuyến.
Ngoài ra, cùng với khuôn khổ của diễn đàn, tờ Báo Nhân dân điện tử cũng phân tích và đưa ra dẫn chứng về bộ khung hướng dẫn chuyển đổi số phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam: “Bộ Khung được kết cấu theo 3 phần: khung hướng dẫn chuyển đổi số chi tiết; các mô hình tham chiếu điển hình; và tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tương ứng. Chương trình được xây dựng tham khảo dựa trên chương trình SIRI của Singapore (Smart Industry Readiness Index) đang được các doanh nghiệp Singapore áp dụng phổ biến.”
Tờ Báo nhân dân cũng khẳng định bộ tài liệu sẽ được xây dựng và phát hành công khai miễn phí trên Website riêng của từng chương trình. Bộ tài liệu sẽ giúp các chương trình tập huấn được bàn bản cụ thể cho các doanh nghiệp.
Như vậy, các bộ Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Doanh nghiệp sản xuất sẽ được VINASA công bố chính thức tại Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit) là sự kiện quy mô nhất về Chuyển đổi số tại Việt Nam. 26 tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc 26 lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sản xuất riêng biệt (quy mô nhỏ) đã được hoàn thành: bán lẻ, giáo dục đào tạo, vận tải kho bãi (Logistics), F&B, du lịch khách sạn, vận tải hành khách, may mặc, thủy sản, sắt thép…
Diễn đàn vừa qua không chỉ giúp các doanh nghiệp và các nhà sản xuất Việt Nam giải quyết và thực hiện chuyển đổi số một cách có hệ thống và cụ thể, mà còn được công nhận là một chương trình lớn kết nối trực tiếp các doanh nghiệp.
Chuyển đổi số là cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp hoặc nhà quản trị nên chuẩn bị cho sự thay đổi liên tục và rất khó khăn này. Sự thay đổi tích cực nhanh chóng trong các nền tảng công nghệ đã giúp các chính phủ xác định chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số trong nước, xây dựng và thực hiện các chính sách cụ thể cũng như các nỗ lực chuyển đổi.
Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty Việt Nam đang là thời điểm rất thú vị. MISA tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số doanh nghiệp kịp thời được kỳ vọng sẽ tạo ra thế và lực mới và nâng cao hơn nữa sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển của đất nước.