Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, Quỹ bình ổn giá là công cụ tài chính quan trọng giúp kiểm soát và ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ. Để ghi nhận và quản lý quỹ này đúng chuẩn, doanh nghiệp cần nắm rõ cách sử dụng Tài khoản 357 trong hệ thống kế toán. . Bài viết dưới đây MISA AMIS sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về Tài khoản 357, từ nguyên tắc, và nghiệp vụ hạch toán tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá theo Thông tư 200
1. Tài khoản 357 là gì?
Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá được sử dụng để phản ánh tình hình biến động và giá trị Quỹ bình ổn giá tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp được phép trích lập Quỹ bình ổn giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động bổ sung thêm vào tên của Quỹ này phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình, ví dụ như Quỹ bình ổn giá xăng, dầu..
Đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được doanh nghiệp trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích bình ổn giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
2. Nguyên tắc kế toán của Tài khoản 357
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của tài khoản 357 (quỹ bình ổn giá) được quy định như sau:
- Doanh nghiệp phải trích lập, sử dụng và quyết toán Quỹ bình ổn giá theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ sử dụng tài khoản này nếu pháp luật yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Quỹ bình ổn giá khi trích lập được tính vào giá vốn hàng bán, khi sử dụng Quỹ cho mục đích bình ổn giá, doanh nghiệp được ghi giảm giá vốn hàng bán
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 357- Quỹ bình ổn giá
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Thông tư 200/2014/TT-BTC ,kết cấu và nội dung tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Số quỹ bình ổn giá đã sử dụng
- Bên Có: Số trích lập quỹ bình ổn giá vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Số dư bên Có: Số quỹ bình ổn giá hiện còn của doanh nghiệp cuối kỳ.
4. Phương pháp hạch toán kế toán quỹ bình ổn giá
Khi trích lập Quỹ bình ổn giá:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 357 – Quỹ bình ổn giá
Khi sử dụng Quỹ bình ổn giá:
Nợ TK 357 – Quỹ bình ổn giá
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
5. Những quy định về quỹ bình ổn giá
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính ngoài cân đối ngân sách nhà nước, chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP, Quỹ bình ổn giá là một công cụ tài chính quan trọng nhằm ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Việc trích lập và sử dụng quỹ này phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, cụ thể như sau:
- Quỹ được lập đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP.
- Quỹ bình ổn giá chỉ được sử dụng quỹ cho đúng hàng hóa, dịch vụ đã được phê duyệt. Trong trường hợp cần thay đổi hoặc bổ sung mặt hàng được lập quỹ, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét và quyết định.
- Quỹ được lập từ các nguồn theo khoản 3 Điều 17 của Luật Giá 2012 – bao gồm các khoản trích từ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Mức trích lập và sử dụng quỹ phụ thuộc vào đặc thù sản xuất – kinh doanh của từng mặt hàng, đảm bảo khả năng điều chỉnh linh hoạt theo biến động giá thị trường.
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng thuộc diện bình ổn giá phải thực hiện đầy đủ quy định về trích lập, sử dụng và quản lý quỹ theo quy định.
- Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì trong việc ban hành hướng dẫn chi tiết về cơ chế hình thành và sử dụng quỹ theo từng nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 177/2013/NĐ-CP.
Kết luận
Việc hiểu và hạch toán đúng Tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính minh bạch mà còn đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, đặc biệt với các ngành hàng thuộc diện quản lý giá. Tuy nhiên, trong thực tế vận hành, việc theo dõi các khoản trích lập, sử dụng quỹ, và cập nhật các quy định mới thường gây khó khăn cho bộ phận kế toán.
Để tối ưu quy trình kế toán và giảm thiểu rủi ro sai sót, doanh nghiệp nên ứng dụng phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ quản lý tài chính toàn diện dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số tính năng nổi bật của phần mềm kế toán online MISA AMIS:
- Tự động nhập liệu hóa đơn mua hàng, bán hàng, nhập khẩu dữ liệu từ excel giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót
- Đồng bộ dữ liệu với hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, phần mềm bán hàng giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu.
- Hỗ trợ lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo sử dụng quỹ theo đúng mẫu và đúng hạn.
- Theo dõi chi tiết các khoản trích lập – sử dụng quỹ, phục vụ kiểm tra và quyết toán nhanh chóng.
Nhanh tay đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí MISA AMIS – phần mềm kế toán online giúp tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp
