Thị trường tiêu dùng là một phần quan trọng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân. Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang trải qua một giai đoạn nhiều chuyển biến, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, năm 2025 hứa hẹn sẽ chứng kiến những xu hướng tiêu dùng nổi bật, định hình cách mà người tiêu dùng tương tác với sản phẩm và dịch vụ.
Để nắm bắt cơ hội trong bối cảnh này, các doanh nghiệp không chỉ cần hiểu rõ những xu hướng mới mà còn phải chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Việc này không chỉ giúp họ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, chinh phục người tiêu dùng Việt.
1. Thị trường tiêu dùng là gì?
Thị trường tiêu dùng là thị trường trong đó các cá nhân mua sản phẩm hoặc dịch vụ cho mục đích sử dụng cá nhân của họ. Đây là một phần của nền kinh tế, nơi mà hàng hóa và dịch vụ được bán cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình để sử dụng cá nhân, không phải để sản xuất hoặc bán lại. Thị trường này phản ánh nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân.
Thị trường tiêu dùng chủ yếu gồm các sản phẩm người tiêu dùng cuối cùng sử dụng. Sản phẩm này có vai trò là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm để sử dụng cho bản thân, họ trở thành một phần của thị trường tiêu dùng.
2. Phân loại thị trường tiêu dùng
2.1. Theo đặc điểm sản phẩm
- Hàng tiêu dùng nhanh (Fast-Moving Consumer Goods – FMCG): Bao gồm thực phẩm, đồ uống, hàng gia dụng, các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Đây là nhóm sản phẩm có nhu cầu sử dụng hàng ngày, giá trị thấp, và thời gian mua ngắn.
- Hàng lâu bền (Durable Goods): Các sản phẩm có giá trị cao và tuổi thọ dài như ô tô, đồ điện tử, nội thất. Thời gian cân nhắc và mua hàng lâu hơn, có tính đầu tư và sử dụng lâu dài.
- Dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ như giải trí, du lịch, tài chính, y tế. Người tiêu dùng thường dựa vào trải nghiệm cá nhân và đánh giá chất lượng.
2.2. Theo loại hàng hóa
- Hàng hóa thiết yếu: Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản, bao gồm thực phẩm, đồ uống, quần áo, và vật dụng gia đình. Đây là nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng không thể thiếu.
- Hàng hóa không thiết yếu: Các sản phẩm phục vụ nhu cầu nâng cao như điện thoại, đồ điện tử, du lịch, và các dịch vụ giải trí. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu vào các mặt hàng này khi thu nhập và đời sống được cải thiện.
2.3. Theo tần suất tiêu dùng
- Hàng hóa tiêu dùng thường xuyên: Các sản phẩm mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần, chẳng hạn như thực phẩm, nước uống, và các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Đây là nhóm sản phẩm có vòng đời ngắn và được tiêu dùng liên tục.
- Hàng hóa tiêu dùng không thường xuyên: Những sản phẩm có giá trị lớn hoặc sử dụng lâu dài như ô tô, đồ nội thất, và thiết bị gia dụng. Người tiêu dùng thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm.
2.4. Theo giá trị
- Hàng hóa giá rẻ – bình dân: Các sản phẩm có giá thấp hoặc giá bình dân, dễ tiếp cận như đồ dùng hàng ngày hoặc hàng khuyến mãi, phù hợp với phần đa đối tượng người tiêu dùng.
- Hàng hóa cao cấp: Sản phẩm có giá trị cao, thường là các mặt hàng thương hiệu nổi tiếng hoặc độc quyền như trang sức, thiết bị công nghệ cao, hoặc thời trang cao cấp. Nhóm hàng này thường nhắm đến các khách hàng có thu nhập cao.
2.5. Theo phương thức tiêu dùng
- Tiêu dùng cá nhân: Mua sắm cho nhu cầu cá nhân, thường là các sản phẩm phục vụ sở thích hoặc phong cách sống riêng như quần áo cá nhân, điện thoại, và thiết bị cá nhân.
- Tiêu dùng gia đình: Sản phẩm phục vụ cho cả gia đình, bao gồm thực phẩm, đồ gia dụng, và đồ nội thất. Các quyết định mua hàng này thường dựa trên nhu cầu chung và lợi ích của gia đình.
2.6. Theo địa lý
- Thị trường nội địa: Tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa và giúp phát triển kinh tế địa phương.
- Thị trường quốc tế: Các sản phẩm nhập khẩu hoặc dịch vụ có yếu tố nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng nội địa.
3. Sự chuyển dịch tại thị trường tiêu dùng Việt Nam 2025
3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng đáng kể
Thị trường hàng hóa toàn cầu đang trải qua những biến động đáng kể do ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội. Những biến động này cũng tác động đến nền kinh tế Việt Nam, một quốc gia với nền kinh tế đang nỗ lực hội nhập và giải quyết các vấn đề nội tại.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở tăng nóng. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 14,2%…
3.2. Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 11 thế giới
Theo báo cáo của World Data Lab, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 11 thế giới vào năm 2030, với 80 triệu người tiêu dùng (tăng 34% so với năm 2024). Với dân số 100 triệu người, Việt Nam dự kiến sẽ nằm trong nhóm 5 thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất châu Á, với thu nhập đầu người trên 20 USD/ngày tính theo sức mua ngang giá không đổi trong giai đoạn 2021-2030. Trước triển vọng đầy thách thức này, thị trường tiêu dùng Việt Nam vẫn được đánh giá là rất tiềm năng.
3.3. GDP bình quân đầu người Việt Nam sẽ tiệm cận mức 5.000 USD/người vào năm 2025
Theo báo cáo mới đây của VnDirect, tổ chức này dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tiệm cận mức 5.000 USD/người vào năm 2025, đánh dấu điểm khởi đầu của giai đoạn bùng nổ tiêu dùng ở Việt Nam. VnDirect cũng kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm tới và dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 6,9%.
3.4. Sự gia tăng mạnh của tầng lớp tiêu dùng
Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI), bỏ lỡ Châu Á là có thể bỏ lỡ mất một nửa bức tranh toàn cầu, với cơ hội tăng trưởng tiêu dùng trị giá 10 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Việt Nam có vị thế rất tốt để trở thành một động lực đáng kể dẫn dắt câu chuyện tiêu dùng của Châu Á bước sang một chương mới.
Nghiên cứu của MGI cũng cho biết, trong thập kỷ tiếp theo, tầng lớp tiêu dùng của Việt Nam có thể được bổ sung thêm 37 triệu người – là những người tiêu dùng tối thiểu 11 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua (PPP). Đây là một sự thay đổi lớn. Năm 2000, chưa đầy 10% dân số Việt Nam nằm trong tầng lớp tiêu dùng, nhưng đến nay con số này đã tăng lên 40%. Đến năm 2030, con số này có thể đạt gần 75%. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt gia nhập tầng lớp trung lưu.
Sức tiêu thụ mới đang nổi lên mạnh mẽ không chỉ từ những người lần đầu gia nhập tầng lớp tiêu dùng, mà còn do thu nhập của tầng lớp tiêu dùng nói chung có xu hướng tăng vọt trong biểu đồ kim tự tháp thu nhập. Hai tầng cao nhất của tầng lớp tiêu dùng (gồm những người chi tối thiểu 30 USD/ngày) đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất, và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam ở năm 2030.
Đô thị hóa là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng thu nhập. Dân số đô thị của Việt Nam dự kiến tăng vọt thêm 10 triệu người trong một thập kỷ tới khi tỷ trọng dân sô đô thị tăng từ 37% năm 2020 lên 44% năm 2030.4 Các thành phố nhiều khả năng sẽ là đầu tàu tăng trưởng của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng tăng trưởng tiêu dùng trong thập kỷ tới.
Câu chuyện đô thị hóa của Việt Nam thường xoay quanh các thành phố đông dân như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi thành phố này hiện có hơn 10 triệu dân và tập trung phần lớn tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng trong thập kỷ tới, các nguồn tiêu thụ đô thị nhiều khả năng sẽ lan rộng sang các thành phố nhỏ hơn, gồm Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng – nơi tầng lớp trung lưu đang trên đà gia tăng.
Như vậy, có thể thấy, sự mở rộng của tầng lớp tiêu dùng tại Việt Nam đang và sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
3.5. Quy mô nền kinh tế số Việt Nam vượt 52 tỷ USD năm 2025, mua sắm trực tuyến và chi tiêu quốc tế tiếp tục bùng phát
Kết quả khảo sát nhu cầu của hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam được PwC công bố năm 2023 khẳng định, người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, tăng trưởng chi tiêu quốc tế của người tiêu dùng Việt Nam đi lên khá nhanh so với chi tiêu trong nước.
Trước đó, báo cáo “Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới” do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPDgroup công bố cũng cho thấy Việt Nam là quốc gia hàng đầu khu vực Đông Nam Á về mua hàng trực tuyến xuyên biên giới. Số lượng trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm/người. Người Việt yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.
Cụ thể, 73% người tiêu dùng Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử; 59% từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên website quốc tế. Một số người ưu thích mua hàng từ các website nước ngoài do giá thành rẻ hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn…
Giai đoạn từ năm 2022 – 2025, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm và dự báo đạt 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Từ thời điểm hiện tại đến năm 2040, khoảng 95% các giao dịch mua sắm dự kiến sẽ thông qua thương mại điện tử.
3.6. Người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn
Theo báo cáo Khảo sát người tiêu dùng 2024 của PwC, tương tự như tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước phục hồi. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, việc tăng giá lương thực, năng lượng, nhà ở và các chi phí thiết yếu khác được xem là rủi ro lớn nhất của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2025. Trong khi đó, biến động kinh tế vĩ mô được xếp ở vị trí thứ hai.
Nhìn chung, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn. Họ sẽ cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu như các mặt hàng xa xỉ, sản phẩm giải trí, sách/báo, ưu tiên các sản phẩm/dịch vụ thiết yếu như nhu yếu phẩm, quần áo và chăm sóc sức khỏe.
Khảo sát của PwC cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam dự kiến sẽ chi tiêu nhiều hơn cho Nhu yếu phẩm (63%), Quần áo (52%) và Chăm sóc sức khỏe (48%). Giảm chi tiêu với các nhóm Hàng xa xỉ (33%), Đồ chơi (27%), Sách – báo – phim – trò chơi điện tử (22%)…
3.7. Tầng lớp tiêu dùng đang chuyển mình với 5 thay đổi nhân khẩu học
Theo báo cáo “Tương lai Châu Á: Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt Nam” của McKinsey & Company, tổ chức này cho biết, tầng lớp tiêu dùng Việt Nam hiện đang chuyển mình với nhiều thay đổi về nhân khẩu học.
Mặc dù tầng lớp tiêu dùng ngày càng lớn mạnh và tốc độ đô thị hóa gia tăng là những yếu tố chính dẫn dắt tăng trưởng của Việt Nam, song lịch sử cũng đang viết nên một chương mới vượt xa hơn yếu tố quy mô và thu nhập gia tăng. Những thay đổi to lớn về nhân khẩu học và sự thâm nhập của công nghệ số nhiều khả năng sẽ củng cố hơn nữa tính đa dạng của các thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, gợi mở những thay đổi đôi khi đáng ngạc nhiên về thị hiếu và hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, báo cáo trên chỉ ra 5 thay đổi về nhân khẩu học của người Việt như sau:
– Quy mô hộ gia đình đang thu hẹp
– Người cao tuổi chiếm tỷ trọng tiêu dùng cao hơn trước đây
– Công dân thế hệ số đang trở thành một động lực ngày càng lớn trong bức tranh tiêu dùng Việt Nam
– Trao quyền kinh tế cho phụ nữ mở ra một cơ hội to lớn
– Sự trỗi dậy của người tiêu dùng tại các thành phố nhỏ và ngoại ô
Để có thể phát triển hưng thịnh trên thị trường tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc những xu hướng phản chiếu thực tiễn kinh tế xã hội không ngừng thay đổi của đất nước. Và những thay đổi trong nhân khẩu học nêu trên cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng tiêu dùng của người Việt.
3.8. Thay đổi về hành vi đang hiện đại hóa và đa dạng hóa môi trường tiêu dùng
Báo cáo của McKinsey & Company nói trên cũng cho biết, ngoài những thay đổi nhân khẩu học, thị trường tiêu dùng Việt Nam đang trải qua những thay đổi to lớn về hành vi khi thu nhập gia tăng và đổi mới mô hình kinh doanh và công nghệ được đẩy mạnh. Có thể thấy rõ điều này qua 5 thay đổi sau:
– Tác động của số hóa đến các kênh phân phối
– Gia tăng sử dụng các hệ sinh thái tương tác trực tiếp với người tiêu dùng
– Ưu tiên ngày càng lớn dành cho các thương hiệu trong nước
– Quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm thể hiện “lối sống có ý thức”
– Giảm chênh lệch giữa các vùng miền, bao gồm sự phân chia Bắc – Nam truyền thống.
3.9. Xu hướng tiêu dùng bền vững
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội. Họ có ý thức hơn về các vấn đề môi trường, như ô nhiễm, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên. Điều này dẫn đến việc họ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, như hàng hóa hữu cơ, sản phẩm tái chế và các thương hiệu có cam kết bảo vệ môi trường.
Xu hướng tiêu dùng bền vững còn thể hiện qua việc người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang lối sống tối giản hơn, ưu tiên chất lượng sản phẩm thay vì số lượng. Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất bền vững.
Với sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội, thông tin về sản phẩm bền vững ngày càng dễ dàng tiếp cận. Người tiêu dùng có thể nhanh chóng tìm hiểu về nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất và tác động đến môi trường, từ đó đưa ra quyết định tiêu dùng thông minh hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển bền vững, như giảm thuế cho sản phẩm xanh và thực hiện các chương trình tuyên truyền về tiêu dùng bền vững.
3.10. Chuyển dịch chi tiêu vào dịch vụ tại nhà
Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chuyển dịch chi tiêu vào các dịch vụ tại nhà, một xu hướng nổi bật phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen sống. Một số lý do chính cho sự chuyển dịch này bao gồm:
Tác động của đại dịch COVID-19
Đại dịch đã khiến nhiều người phải thực hiện giãn cách xã hội, dẫn đến việc họ tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ngay tại nhà. Các dịch vụ như giao hàng thực phẩm, dọn dẹp nhà cửa, và chăm sóc sức khỏe đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Thay đổi trong lối sống
Với nhịp sống ngày càng bận rộn, nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên tiết kiệm thời gian và công sức. Họ sẵn sàng chi tiền cho các dịch vụ giúp giảm bớt gánh nặng công việc gia đình, như dịch vụ giặt ủi, nấu ăn, hay chăm sóc trẻ em. Sự gia tăng của các ứng dụng công nghệ kết nối cung cấp dịch vụ cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và lựa chọn.
Tăng cường nhu cầu về chất lượng cuộc sống
Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng cuộc sống, bao gồm cả sự thoải mái và tiện nghi tại nhà. Họ không chỉ tìm kiếm các sản phẩm mà còn mong muốn trải nghiệm dịch vụ tốt, từ việc tận hưởng bữa ăn ngon do đầu bếp chuyên nghiệp nấu tại nhà đến việc thư giãn với dịch vụ spa tại nhà.
Sự phát triển của công nghệ
Công nghệ số đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ tại nhà. Các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động giúp người tiêu dùng dễ dàng đặt hàng, theo dõi và thanh toán cho các dịch vụ mà họ mong muốn, tạo ra trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng.
Đón đầu xu hướng tiêu dùng với MISA AMIS
Đừng bỏ lỡ cơ hội đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển bền vững với MISA AMIS. Việc ứng dụng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, đặc biệt là phân hệ AMIS CRM trong nền tảng này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các xu hướng tiêu dùng và những thay đổi trên thị trường tiêu dùng Việt Nam, mà còn tạo điều kiện để xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả.
Cập nhật liên tục dữ liệu thị trường
MISA AMIS tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, giúp doanh nghiệp theo dõi những biến động thị trường và thay đổi trong hành vi tiêu dùng một cách nhanh chóng và chính xác.
Phân tích và dự báo xu hướng tiêu dùng
Với khả năng phân tích dữ liệu chuyên sâu từ MISA AMIS CRM, doanh nghiệp có thể nhận diện các xu hướng tiêu dùng tiềm năng, dự đoán nhu cầu khách hàng, từ đó tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả
MISA AMIS CRM cung cấp công cụ quản lý khách hàng toàn diện, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng tỷ lệ giữ chân và tạo dựng lòng trung thành, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu.
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh
Nhờ hệ thống quản trị hợp nhất, các bộ phận trong doanh nghiệp có thể hoạt động liên kết, tối ưu hóa quy trình làm việc và ra quyết định dựa trên thông tin đồng bộ, tăng cường hiệu suất và giảm chi phí vận hành.
Nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững
Việc nắm bắt nhanh xu hướng và thay đổi linh hoạt giúp doanh nghiệp giữ vị thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời hướng đến các mục tiêu phát triển dài hạn bền vững.
Hỗ trợ ra quyết định chiến lược
MISA AMIS cung cấp báo cáo và phân tích chi tiết, giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu, tránh rủi ro, tập trung vào các yếu tố tăng trưởng quan trọng.
Khám phá quy trình tối ưu vận hành doanh nghiệp
4. Kết luận
Có thể thấy, thị trường tiêu dùng Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với nhiều xu hướng mới mẻ và thú vị. Việc nắm bắt và hiểu rõ những xu hướng này không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển bền vững trong tương lai. Để chinh phục người tiêu dùng Việt, các doanh nghiệp cần nắm bắt và thích ứng với các thay đổi này, đồng thời linh hoạt trong chiến lược marketing, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và không ngừng đổi mới sáng tạo. Chỉ khi hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của thị trường, doanh nghiệp mới có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, từ đó xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh và chiếm lĩnh thị trường.