Hội nhập là gì? Doanh nghiệp làm thế nào để bứt phá trong thời kỳ hội nhập?

09/09/2024
65

Hội nhập hiện đã trở thành một xu thế tất yếu mà các quốc gia và doanh nghiệp không thể nằm ngoài vòng quay này. Việc hội nhập giúp các quốc gia, doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn lực và công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức mà các doanh nghiệp phải vượt qua để không bị tụt hậu cũng và phát triển bền vững.

Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm hội nhập là gì, tầm quan trọng, các nguyên tắc cơ bản, đồng thời phân tích rõ tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và đưa ra những chiến lược, giải pháp cho các doanh nghiệp Việt để có thể tận dụng cơ hội nhằm tăng trưởng, bứt phá trong quá trình hội nhập. 

1. Hội nhập là gì?

Hội nhập là gì? Định nghĩa về hội nhập

Theo từ điển tiếng Việt, hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy, thường nói về quan hệ giữa các quốc gia, và thường được hiểu là hội nhập quốc tế.

Nói cách khác, hội nhập hay hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau, thông qua việc các chủ thể ấy tham gia vào các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế.

Mục đích của hội nhập là khiến cho mỗi chủ thể đó có cơ hội phát triển, từ đó tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống – kinh tế – xã hội.

Bản chất của hội nhập chính là một quá trình phát triển tất yếu, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường đã trở thành động lực quan trọng có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập. 

2. Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế

Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế.

– Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nguồn lao động

+ Mở rộng thị trường, tăng cơ hội kinh doanh.

+ Nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn.

+ Tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

+ Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

+ Tạo điều kiện cho việc luân chuyển lao động giữa các quốc gia, giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước, bổ sung nguồn nhân lực cho các quốc gia thiếu hụt lao động.

– Thúc đẩy giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục

+ Tiếp nhận và lan tỏa các giá trị văn hóa, tri thức.

+ Tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xóa bỏ định kiến.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học.

– Tăng cường an ninh, quốc phòng và ảnh hưởng chính trị

+ Phòng ngừa các xung đột, bảo vệ lợi ích quốc gia.

+ Nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

+ Được tiếp cận các cơ chế, quy định chung.

– Góp phần giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu về biến đổi khí hậu, môi trường, nhân quyền…

+ Tạo cơ chế hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng sạch, công nghệ xanh.

+ Thúc đẩy hợp tác liên quốc gia trong bảo vệ môi trường, huy động nguồn lực quốc tế để xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường.

+ Hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia trong bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền.

TẢI MIỄN PHÍ: Ebook Trọn bộ Tài liệu Chuyển Đổi Số A-Z đầy đủ nhất dành cho mọi ngành nghề

3. Các nguyên tắc cơ bản trong hội nhập quốc tế

Các nguyên tắc của hội nhập quốc tế.

– Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các quốc gia tham gia vào đời sống quốc tế và việc ngày càng nhiều những vấn đề quốc gia đặt dưới sự điều chỉnh quốc tế. Chủ quyền không làm cho quốc gia tách biệt hoàn toàn với Cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các quốc gia tồn tại trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở để trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ổn định, hội nhập và tiến bộ.

– Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc cấm đe dọa dùng vũ lực 

Quá trình dân chủ hoá đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. 

– Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Trong thực tế, tranh chấp luôn tiềm ẩn và phát sinh bất cứ lúc nào do những quan điểm trái ngược, mâu thuẫn nhau của các chủ thể khi tham gia hội nhập và không thể thống nhất, thỏa thuận được với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

– Nguyên tắc không can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác 

Công việc nội bộ của quốc gia là các công việc thuộc thẩm quyền quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và các phương diện khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế…. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, công việc nội bộ thuộc thẩm quyền của quốc gia và sự tham gia của cộng đồng quốc tế không tồn tại riêng biệt mà có sự đan xen lẫn nhau. 

Ví dụ như công việc do quốc gia tiến hành tuy nhiên được pháp luật quốc tế điều chỉnh qua những quy tắc chung thì không thể nói rằng đó là việc nội bộ của quốc gia mà từ chối sự tham gia của cộng đồng quốc tế được.

TẢI NGAY: EBOOK VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP THỜI BÃO

4. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm qua

Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (Đông Timor thời điểm đó chưa kết nạp).

ASEAN bao gồm diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% tổng diện tích đất của Trái đất, và có số dân khoảng 600 triệu người, 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN là ba lần lớn hơn so với đất. Trong năm 2010, kết hợp GDP danh nghĩa tại ASEAN đã phát triển thành 1,8 nghìn tỷ USD. Dự kiến đến năm 2030 thực thể này sẽ đứng thứ 4 trên thế giới. Vào ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community- AEC).

Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực

Một là, Việt Nam là thành viên sáng lập của Diễn đàn hợp tác Á – Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM). 

Diễn đàn hợp tác Á – Âu còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu, được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok. ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 5 nước Châu A khác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mông Cổ.

Đây là một tập hợp của 42 quốc gia thành viên, bao gồm 2,5 tỷ dân khoảng 38% dân số thế giới; tổng GDP khoảng 25.000 tỉ USD, khoảng 42% GDP toàn cầu.

Việt Nam tham gia diễn đàn ASEM với tư cách là thành viên sáng lập. Năm 2004, nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội. 

Hai là, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Tháng 11/1989, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Cooperation, gọi tắt là APEC) được thành lập tại Canberra, theo sáng kiến Australia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

Tháng 11/1998, Việt Nam gia nhập APEC. Hiện nay, APEC có 21 nền kinh tế thành viên ở Châu Á, châu Mỹ và Châu Đại Dương. Tổng số dân của các thành viên APEC là 2,67 tỷ dân khoảng 41% dân số thế giới; tổng GDP khoảng 31,6 ngàn tỉ USD, khoảng 57% GDP toàn cầu, tổng giá trị thương mại khoảng 5,5 ngàn tỉ USD, khoảng 50% thương mại thế giới.

Năm 2006, nước ta đăng cai tổ chức năm APEC và đã tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 vào tháng 11/2006.

Ba là, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới. 

Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. WTO được thành lập 1/1/1995 sau khi kết thức vòng đàm phán Uruguay (1986-1994) của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), ký kết vào 7/1947. Hiện nay, WTO chiếm trên 95% thương mại toàn cầu, bao gồm tất cả các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển, chậm phát triển trên thế giới.

Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO từ tháng 1/1995 và bắt đầu tham gia đàm phán gia nhập từ tháng 7/1998. Trong quá trình đàm phán, chúng ta đã tiến hành đàm phán đa phương và kết thúc song phương với 28 đối tác có yêu cầu.

Bốn là, ký kết các thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do. 

Sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam cũng đã chủ động tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, gọi tắt là AFTA. Từ 1/1/1996, Hiệp định AFTA giữa Việt Nam và ASEAN có hiệu lực. Ngày 31/12/2015, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đã ký hiệp định thành lập cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột chính: cộng đồng chính trị – an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa – xã hội.

Là thành viên ASEAN, Việt Nam tham gia các hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Hàn quốc.

Năm 2015 Việt Nam đã ký kết các hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, đó là:

+ Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Liên minh thuế quan (gồm 3 nước Nga, Belarus, Kazakhstan)

+ Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (gồm 28 nước).

+ Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc.

+ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước châu Mỹ và châu Đại dương, châu Á.

Năm 2016, ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU).

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy thông qua việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, CPTPP (năm 2016), EVFTA (năm 2020), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP, năm 2020), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Anh và Bắc Ireland (UKVFTA, năm 2020). 

Đến đầu năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 FTA đang đàm phán (FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA FTA),  FTA Việt Nam – Israel). Có thể thấy, việc ký kết các FTA chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại ở cả châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm qua.
Một cảnh trong Diễn đàn Xuất khẩu 2024 với chủ đề “Kết nối Chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công thương tổ chức.

>> Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì? Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay

Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác chiến lược toàn diện với nhiều nước trên thế giới

Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác chiến lược toàn diện là các cụm từ chỉ quan hệ ngoại giao giữa 2 nước với nhau xuất hiện sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Quan hệ từ đối tác song phương, đối tác khu vực tới đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện xuất hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, thế đối đầu hai cực không còn.

Tính tới hiện nay, Việt Nam có 7 đối tác chiến lược toàn diện; 18 đối tác chiến lược (bao gồm cả 7 đối tác chiến lược toàn diện) và 12 đối tác toàn diện. 

7 quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam hiện nay bao gồm: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Australia (2024).

Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với toàn bộ 9/9 nước thành viên (không tính Việt Nam) với 5 nước là đối tác chiến lược và 2 nước là đối tác toàn diện; 2 nước còn lại là Campuchia và Lào là Quan hệ đặc biệt.

Đến nay, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành việc xác lập vị trí trong chính sách đối ngoại của các nước lớn và các nước láng giềng, tạo cơ sở quan trọng đưa quan hệ của Việt Nam với các đối tác phát triển ổn định, thiết thực và hiệu quả trong trung và dài hạn.

Qua đó, đã nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quan hệ bình đẳng với các đối tác, làm gia tăng xu hướng hợp tác và cam kết chính trị ở các cấp cao nhất, tôn trọng lựa chọn thể chế chính trị của nước ta. Việt Nam đã có một hệ thống các đối tác gần gũi, gắn chặt, lợi ích đan xen trên mọi tầng nấc, từ láng giềng đến khu vực Đông Nam Á, Châu Á và rộng hơn ở tầm toàn cầu, đóng góp quan trọng vào việc phát triển đất nước.

5. Doanh nghiệp làm thế nào để bứt phá trong thời kỳ hội nhập?

Doanh nghiệp làm thế nào để bứt phá trong thời kỳ hội nhập?

– Nâng cao năng lực cạnh tranh

+ Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư để nâng cao chất lượng, tính năng, độ bền của sản phẩm/dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động: Cần tối ưu hóa các quy trình, áp dụng công nghệ mới, cải thiện năng suất lao động để giảm chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận.

+ Giảm chi phí: Doanh nghiệp cần tìm cách tiết kiệm chi phí bằng cách đàm phán giá tốt hơn với nhà cung cấp, tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý tài chính hiệu quả…

+ Đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo: Việc ứng dụng các công nghệ mới, số hóa quy trình, và liên tục cải tiến sản phẩm sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng.

+ Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và nâng cao kỹ năng nhân viên là then chốt để tăng năng suất lao động và sáng tạo.

– Tập trung vào thị trường mục tiêu

+ Xác định rõ các thị trường trọng điểm: Doanh nghiệp cần phân tích và lựa chọn các thị trường mục tiêu phù hợp với năng lực và lợi thế cạnh tranh của mình.

+ Hiểu sâu về nhu cầu và thói quen tiêu dùng của thị trường: Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hành vi, sở thích, và nhu cầu của từng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị và cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp hơn.

+ Hiểu rõ về văn hóa và quy định của thị trường: Doanh nghiệp cần nắm bắt các đặc trưng về văn hóa, pháp luật, và quy định của từng thị trường để có thể thích ứng tốt hơn.

+ Xây dựng kênh phân phối và tiếp thị phù hợp: Việc lựa chọn và phát triển các kênh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

– Đề cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng

+ Xây dựng cấu trúc tổ chức linh hoạt: Doanh nghiệp cần có sự phân cấp, ủy quyền, và quy trình ra quyết định nhanh chóng để có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường.

+ Thiết lập quy trình quản lý linh hoạt: Các quy trình quản lý vận hành, sản xuất, marketing… cần được xây dựng với tính linh hoạt cao để có thể điều chỉnh kịp thời.

+ Nâng cao khả năng dự báo và phản ứng: Doanh nghiệp cần có hệ thống theo dõi, dự báo xu hướng thị trường và khả năng phản ứng nhanh chóng.

+ Chủ động cập nhật, học hỏi và đổi mới: Các nhà quản trị – điều hành doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, học hỏi các xu hướng mới, công nghệ mới và liên tục cải tiến sản phẩm, quy trình để thích ứng.

– Tận dụng các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do

+ Nắm bắt và tận dụng các ưu đãi về thuế quan: Các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP… thường mang lại những ưu đãi về thuế quan giúp doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu và tăng sức cạnh tranh.

+ Mở rộng tiếp cận thị trường: Các hiệp định này mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới, rộng hơn.

+ Tận dụng các chính sách hỗ trợ: Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tận dụng các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài từ các hiệp định.

– Xây dựng năng lực quản trị và nguồn nhân lực quốc tế

+ Thu hút và phát triển nhân tài quản lý quốc tế: Doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng, đào tạo, và giữ chân các nhà quản lý có kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế.

+ Nâng cao kỹ năng nhân viên: Việc đào tạo nhân viên về ngoại ngữ, giao tiếp liên văn hóa, và kỹ năng quản lý dự án quốc tế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn trong quá trình mở rộng ra thị trường nước ngoài.

+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp quốc tế: Các tổ chức, doanh nghiệp cần hình thành một môi trường làm việc đa văn hóa, tôn trọng sự khác biệt, và khuyến khích nhân viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp muốn tận dụng cơ hội để tăng trưởng và bứt phá, hoặc không muốn bị đào thải thì cần phải nâng cao năng lực quản trị và áp dụng công nghệ hơn bao giờ hết. Một trong những ứng dụng giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị để bứt phá trong thời kỳ hội nhập được người dùng đánh giá cao hiện nay là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS giúp các doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa hoạt động nội bộ mà còn nhanh chóng thích ứng với những thay đổi từ môi trường kinh doanh toàn cầu. 

Dùng thử miễn phí

– Tối ưu hóa quy trình nội bộ

MISA AMIS cung cấp một hệ thống quản trị hợp nhất, tích hợp các bộ phận từ kế toán, nhân sự, đến bán hàng và marketing. Nhờ đó, các quy trình được tự động hóa và tối ưu hóa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót trong vận hành. Điều này tạo điều kiện để doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động tạo giá trị cao hơn, nâng cao năng suất lao động và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

– Nâng cao khả năng ra quyết định

MISA AMIS cung cấp các báo cáo phân tích dữ liệu chi tiết và chính xác, từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về tình hình hoạt động. Khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác và kịp thời giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược, tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao thương quốc tế. 

– Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ cả trong và ngoài nước. MISA AMIS giúp doanh nghiệp chuẩn hóa các quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tăng cường khả năng tương tác và hợp tác với các đối tác toàn cầu. Nhờ vậy, doanh nghiệp không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn mở rộng thị trường, tận dụng các cơ hội từ sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, MISA AMIS cung cấp cho doanh nghiệp khả năng quản lý tài chính và kế toán một cách chính xác và minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm soát các giao dịch quốc tế. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác trong báo cáo tài chính mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến thanh toán quốc tế, tăng cường sự tin cậy với đối tác và khách hàng toàn cầu.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS ngay tại đây.

6. Kết luận

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu và là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và nguồn lực mới. Để bứt phá và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược toàn diện, đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và tập trung vào khách hàng. Chỉ khi nắm bắt được xu hướng và linh hoạt thích ứng, các doanh nghiệp mới có thể tận dụng tối đa cơ hội và vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả