Hoạch định tài chính là gì? Vai trò của hoạch định tài chính doanh nghiệp

22/03/2021
4790

Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đều phải lập kế hoạch hoạch định tài chính giúp các nhà quản trị ra quyết định tốt hơn. Chẳng hạn, ngân sách ngân quỹ cho biết khả năng thiếu hụt tiền mặt trong tương lai. Nếu công ty nhìn thấy trước khả năng thiếu hụt tiền mặt thì họ có thể cải thiện hoạt động thu nợ từ khách hàng, hoặc trì hoãn kế hoạch mua tài sản mới…

Đọc thêm:
>> Review top 3 khóa học Giám đốc tài chính tốt nhất hiện nay

1. Hoạch định tài chính là gì?

Kế hoạch hoạch định tài chính là sự phối trí tất cả các chương trình hành động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian trên cơ sở tiền tệ. Thông qua kế hoạch tài chính, người ta phân bổ và tìm kiếm các nguồn lực cho các chương trình. Kế hoạch tài chính thể hiện tổng hợp mục tiêu của các hoạt động của doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ thông qua các chỉ tiêu như doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng của tài sản… Kế hoạch tài chính như là biện pháp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

hoạch định tài chính

2. Vai trò của hoạch định tài chính doanh nghiệp

Hoạch định là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch tài chính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ. Vì vậy, hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp.

Các kế hoạch của doanh nghiệp xác định mục tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Mọi hoạt động đều cần phải sử dụng các nguồn lực chung của doanh nghiệp. Hoạch định tài chính thông qua hệ thống các ngân sách với khả năng sử dụng đơn vị chung sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu, cụ thể hóa, và tổng hợp việc sử dụng các nguồn lực.

Do vậy, ngân sách cũng được sử dụng cho mục tiêu kiểm soát, trong đó thiết lập các tiêu chuẩn, tiếp nhận các thông tin phản hồi về hiệu suất thực tế và thực hiện các hành động điều chỉnh nếu hiệu suất thực tế lệch nhiều so với hiệu suất kế hoạch.

hoạch định tài chính doanh nghiệp

3. Mục tiêu của hoạch định tài chính

Các ngân sách thường được xây dựng cho các bộ phận trong tổ chức (phòng ban, xí nghiệp, đơn vị…) và cho các hoạt động (bán hàng, sản xuất, nghiên cứu,…). Hệ thống các ngân sách này phục vụ cho kế hoạch tài chính của toàn tổ chức và đem lại cho tổ chức nhiều lợi ích, cụ thể bao gồm:

  • Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch,
  • Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định,
  • Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lí nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu
    chuẩn đánh giá hiệu suất,
  • Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.

Hoạch định tài chính thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai – phát triển định hướng chung cho toàn tổ chức, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách cho tương lai. Khi các nhà quản trị dành thời gian cho việc lập kế hoạch, họ sẽ nhận ra các năng lực của tổ chức và biết được nên sử dụng các nguồn lực của tổ chức vào vị trí nào.

3. Các loại kế hoạch hoạch định tài chính

Hoạch định tài chính là tiến trình xem xét tác động tổng thể các quyết định đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính. Hệ thống kế hoạch này bao gồm:

  • Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ.
  • Ngân sách hàng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh
    doanh…Trong đó, ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất.
  • Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp các luồng thu chi từ các ngân sách trên.

Kế hoạch tài chính được xây dựng phải dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Kế hoạch mục tiêu trong năm của công ty,
  • Các thông tin dự đoán từ các bộ phận Marketing và mua sắm,..
  • Hệ thống các chính sách, hướng dẫn lập kế hoạch….
  • Đặc điểm về dòng dịch chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Hoạch định tài chính là nghiệp vụ quan trọng trong doanh nghiệp. Bản kế hoạch tốt luôn bắt đầu với việc tính toán giá trị ròng và dòng tiền hiện tại của công ty/cá nhân đó, giúp gia tăng cơ hội thực hiện thành công mục tiêu doanh số và chi phí trong định mức.

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 3]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả