Đừng quên những công việc kế toán phải làm cuối năm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán 2021

21/01/2021
1177

Tết Nguyên đán sắp đến gần và kỳ nghỉ này kéo dài tận 7 ngày nên để không bị gián đoạn thì doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến những công việc kế toán phải làm cuối năm 2020 để đảm bảo tuân thủ đúng mọi quy định pháp luật và có những ngày Tết vui vẻ không phải lo lắng về công việc.

1. Đối chiếu công nợ

Đây là công việc cần thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến cuối năm mới thực hiện. Vào thời điểm cuối năm 2020, kế toán cần đối chiếu lại các công nợ để tìm ra sự chênh lệch (nếu có) và xử lý kịp thời để tránh rủi ro về thuế.

Thông thường nguyên nhân gây ra sự chênh lệch công nợ chủ yếu là do hạch toán thiếu. Khi ấy, kế toán cần xem lại chứng từ và hạch toán lại cho đúng thực tế.

2. Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định

Có hẳn quy định pháp luật về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và đây là một trong những công việc kế toán phải làm cuối năm nay. Một số nguyên tắc bất di bất dịch là:

  • Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trích lập 30%
  • Nợ từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm trích lập 70%;
  • Nợ từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%.

Bên cạnh đó, việc hạch toán đúng vào Nợ TK 642/Có TK 229 cũng là vấn đề mà kế toán cần lưu tâm. Hoặc sử dụng mẫu hồ sơ trích lập dự phòng tại TT 48/2019.

3. Kiểm kê tài sản

Ở một số doanh nghiệp, công việc kiểm kê tài sản là của bộ phận hành chính nhưng đó lại là một hạng mục mà kế toán phải kê khai.

Nguyên tắc là kiểm kê vào ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên để chủ động công việc doanh nghiệp có thể thực hiện trước hoặc sau rồi điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ.

4. Xác định hàng tồn kho (HTK) hư hỏng, giảm giá trị

Đối với những công việc kế toán phải làm cuối năm này, cần chú ý đến hạch toán Nợ 632/Có 229 trên báo cáo tài chính.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định chính xác số lượng hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị. Và cần lưu ý trong bảng trích lập thì xác định hàng tồn kho giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết Tài khoản.

Bên cạnh đó hồ sơ trích lập dự phòng hàng tồn kho phải tuân thủ theo TT 48 nếu không doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

5. Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

Mặc dù bất cứ lúc nào doanh nghiệp cũng cần kiểm tra con số chênh lệch giữa sổ sách với kiểm kê để xử lý kịp thời nhưng vào thời điểm cuối năm gửi các tờ khai thuế thì công việc này càng quan trọng hơn nữa.

6. Kiểm tra số dư tiền mặt

Các doanh nghiệp đều có thói quen dự phòng tiền mặt để chủ động trong mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay. Do đó cuối năm doanh nghiệp cũng cần xem lại chỉ số này để có điều chỉnh phù hợp.

7. Trích trước các khoản chi phí phải trả

Những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, thì doanh nghiệp cần trích trước các khoản này. Bút toán cần thực hiện đó là: Nợ TK 6xx/Có TK 335

8. Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm

Nếu doanh nghiệp có tiền gửi tiết kiệm thì công việc của kế toán đó là thực hiện hạch toán lãi dự thu với bút toán nợ TK 1388/Có TK 515

9. Chạy phân bổ khấu hao

Với TK 242, nếu doanh nghiệp thống nhất phân bổ hàng tháng thì cần phải chạy phân bổ tài khoản này của tháng 12. Đây là một công việc cuối năm của kế toán rất quan trọng.

10. Đăng ký mã số thuế cá nhân

Với những ai chưa đăng ký thì công việc này cần thiết phải thực hiện trong thời điểm này. Lưu ý rằng: cá nhân cứ trú hay không cư trú (Với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài, kế toán xem thêm TT 111); điều kiện ủy quyền quyết toán.

Cá nhân không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán là những người làm 2 nơi hay có nơi vãng lai tuy nhiên nơi vãng lai chưa khấu trừ 10% hoặc tổng thu nhập bình quân nơi vãng lai trên 10 triệu/tháng.

11. Đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ

Trước khi thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ như tiền, công nợ thì kế toàn cần lưu ý rằng không đánh giá các khoản ứng trước như dư có TK 131 và dư nợ TK 331.

Lý giải cho quy định này đó là vì các khoản này ứng trước thì sau đó sẽ không bằng tiền mà là bằng hàng hóa và dịch vụ.

12. Nộp tờ khai thuế tháng 12/2020 hoặc quý IV/2020

Hạn ngày 20/01 nếu khai tháng, ngày 30/01/2021 nếu kê theo quý: Thuế GTGT, TNCN, Báo tình hình sử dụng hóa đơn v.v…

13. Kết chuyển kết quả kinh doanh

Đây là những công việc kế toán cần phải làm cuối năm 2020, đầu năm 2021 cực kỳ quan trọng. Với công việc này thì sử dụng TK 911 với các bút toán như sau:

  • Nợ 511,515,711/Có 911
  • Nợ 911/Có 632,635,641,642,811

Riêng phần dư sòn sót lại trên TK 911 thì sẽ được kết chuyển về tài khoản 421.

14. Xác định thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế khác

Các khoản như: cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế khác hay thu nhập từ đánh giá chênh lệch tỷ giá, … được xác định là thu nhập miễn thuế, các khoản giảm trừ thu nhập tính thuế. Với những khoản này có một lưu ý cho kế toán đó là nên lưu file excel lại hay có thể ghi rõ trong thuyết minh báo cáo tài chính để tiện theo dõi.

15. Quyết toán thuế TNDN

Hạn 90 ngày kể từ năm kết thúc năm tài chính, lưu ý đối với công ty có vốn FDI/đại chúng/niêm yết phải có Báo cáo kiểm toán. Hạch toán thuế: Nợ 821/Có 3334

Bên cạnh các vấn đề trên, những công việc kế toán cần phải làm cuối năm 2020 đầu năm 2021 rất quan trọng đó là: Quyết toán thuế TNCN (hạn 90 ngày kể từ năm kết thúc năm tài chính); Làm Báo cáo Tài chính cho năm 2020; Nộp các loại thuế sau khi trừ đi các khoản thuế đã tạm nộp trước; Nộp các loại báo cáo, Thống kê khác nộp cho các cơ quan liên quan; Rà soát lại sổ sách, …

Đối với 1 số doanh nghiệp đặc thù hoặc tùy thuộc vào quy định của công ty mà kế toán sẽ còn Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khác nữa.

Năm 2020 nhà nước ra nhiều chính sách mới, do đó mà khi bước sang năm 2021 kế toán cũng có những công việc mới cần thực hiện đó là: Từ 01/01/2021 khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực. Vì vậy, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động. Lưu ý rằng, bảng lương cần ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung cũng như số tiền bị khấu trừ (nếu có) …

Tóm lại, những công việc kế toán cần phải làm cuối năm 2020 khá nhiều nên nếu không có checklist hay kế hoạch thì doanh nghiệp rất dễ sẽ bỏ sót công việc. Những thông tin trong bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích với anh chị kế toán viên trong thời điểm cận kề năm mới Tân Sửu.

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả