Quản lý - điều hành Giao tiếp nội bộ & văn hóa doanh nghiệp Nhân viên truyền thông nội bộ làm nhiệm vụ gì trong doanh...

Nhân viên truyền thông nội bộ là vị trí công việc ngày càng được chú trọng tại doanh nghiệp, tổ chức. Với vai trò truyền thông trực tiếp những chỉ đạo, chính sách, thông tin từ ban lãnh đạo tới các cấp nhân viên, truyền tải những thông điệp tích cực trong nội bộ. Đây được coi là vị trí cần để mỗi tổ chức có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, nội bộ gắn kết hơn.

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ NHÂN VIÊN

I. Nhân viên truyền thông nội bộ là ai?

Nhân viên truyền thông nội bộ (còn được gọi là chuyên viên truyền thông nội bộ) là người đảm nhiệm việc cung cấp các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp/tổ chức như chính sách, quy định mới, thông tin tuyển dụng, thay đổi về quy chế, quy trình làm việc, tình hình kinh doanh, sự kiện bán hàng/văn hóa doanh nghiệp,…

Nhân viên truyền thông nội bộ
Nhân viên nội bộ truyền tải thông điệp trong tổ chức

Hiệu quả của công việc truyền thông nội bộ được tính bởi số thành viên trong doanh nghiệp tiếp nhận và nắm được thông tin. Ngoài ra là mức độ hài lòng của nhân viên, các chỉ số phản ánh sự tích cực trong nội bộ…

CTA MGM 02

2. Mô tả công việc của một nhân viên truyền thông nội bộ

Khái niệm về truyền thông nội bộ đã phản ánh phần nào phản ánh nội dung công việc của một chuyên viên truyền thông nội bộ. Để chi tiết hóa các đầu công việc của một người làm tại vị trí này, dưới đây MISA AMIS xin liệt kê mô tả công việc của vị trí này

  • Lên kế hoạch các sự kiện nội bộ trong năm và dự toán ngân sách cho hoạt động truyền thông nội bộ
  • Sáng tạo ý tưởng cho các chương trình nhằm gắn kết nhân viên, xây dựng tinh thần doanh nghiệp theo đúng giá trị cốt lõi và định hướng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi chương trình hướng tới hiệu quả truyền thông theo từng mục tiêu tương ứng với từng giai đoạn.
  • Thực thi: Trực tiếp triển khai, điều phối và kết nối các bộ phận cùng thực hiện các chương trình, sự kiện nội bộ được sự phê duyệt từ Ban Lãnh đạo
  • Chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, viết bài và biên tập nội dung trên các kênh truyền thông nội bộ như website nội bộ, mạng truyền thông nội bộ, các tài khoản mạng xã hội, email,… nâng cao kiến thức về nhận diện, phát triển thương hiệu cho nhân viên công ty.
  • Xây dựng các ấn phẩm truyền thông nội bộ (lên ý tưởng, nội dung, biên tập, thiết kế, phát hành..)
  • Quản lý, tổ chức giám sát các hoạt động đối nội đối ngoại nhằm phát triển, quảng bá thương hiệu, môi trường văn hoá của Công ty.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để gia tăng hiệu quả truyền thông trong, giữa các bộ phận. Chẳng hạn như phối hợp với phòng nhân sự để đăng tin tuyển dụng nội bộ, phát triển thương hiệu tuyển dụng bắt đầu từ chính nội bộ doanh nghiệp
  • Thực hiện các công việc khác dưới sự chỉ đạo của trưởng bộ phận
Một trong những nhiệm vụ của người quản lý là gắn kết đội ngũ nhân viên, nâng cao tinh thần làm việc. Do đó, bất kỳ người đứng đầu nào cũng cần học hỏi để có các kỹ năng quản lý hiệu quả hơn.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ NHÂN VIÊN

III. Nhân viên truyền thông nội bộ cần có tố chất, kỹ năng gì?

Một chuyên viên truyền thông nội bộ giỏi không chỉ cần những kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc. Bản thân những người đảm nhiệm vị trí này cũng cần có những tố chất phù hợp.

1. Tố chất

Về tính cách, tố chất cần có ở một người làm truyền thông nội bộ:

  • Là người hoạt bát, nhanh nhẹn, hoạt ngôn, giàu năng lượng
  • Biết lắng nghe và truyền tải thông điệp tốt, thường là những người hướng ngoại
  • Nhạy bén, trung thực
  • Có tư duy linh hoạt và khả năng đổi mới sáng tạo

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

2. Kỹ năng

Các kỹ năng một nhân viên truyền thông cần có bao gồm:

  • Kỹ năng thuyết trình, dẫn chương trình (MC)
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng phân tích tình huống, giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ
  • Kỹ năng văn phòng: Làm slide, thành thạo ứng dụng soạn thảo, bảng tính…

>> Xem thêm: Năng lực là gì? Cách nâng cao các mức độ của năng lực bản thân

IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên truyền thông nội bộ

Tùy từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và cách thức vận hành, tại mỗi tổ chức sẽ thiết lập bảng KPIs khác nhau. Những điểm chung dễ thấy nhất để đánh giá hiệu quả công việc cho vị trí này bao gồm:

  • Số lượng sự kiện nội bộ tổ chức trong tháng/quý/năm
  • Số lượng ấn phẩm truyền thông nội bộ (dưới dạng bài viết, tạp chí, video, radio…)
  • Tỷ lệ tiếp cận của nhân viên trong công ty với các tin tức nội bộ
  • Chỉ số hài lòng của nhân viên
  • Hệ số tích cực của nhân viên (Việc sẵn sàng tiếp nhận thông tin, tin tưởng và thời gian gắn bó cùng doanh nghiệp)
  • Mức độ phát triển văn hóa doanh nghiệp
  • Tỷ lệ nhân viên sẵn sàng giới thiệu bạn bè/người thân làm việc tại doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết nối

Trên đây là những thông tin cơ bản về vị trí nhân viên truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin bổ ích giúp doanh nghiệp bạn xây dựng được bản mô tả công việc cũng như tìm kiếm được ứng viên sáng giá cho vị trí này.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]