Ngày 10/06/2024 Bộ Tài chính đã công bố dự thảo 2 – Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
MISA AMIS Kế toán tóm tắt giới thiệu đến quý bạn đọc về dự thảo Thông tư này trong bài viết sau đây.
1. Sự cần thiết & ý nghĩa của việc thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC
Sau quá trình thực tế áp dụng nhiều năm, Thông tư 200 đã bộc lộ những thiếu sót; đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI. Khi doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường Việt Nam, do chế độ kế toán Việt Nam không đồng nhất với chế độ kế toán quốc tế nên nhóm doanh nghiệp này gặp nhiều lúng túng trong quá trình triển khai áp dụng chế độ.
Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200 tiệm cận với chế độ kế toán quốc tế và linh hoạt hơn cho doanh nghiệp, từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, đặc biệt thu hút các doanh nghiệp từ nước ngoài đến đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, về lâu dài, để có một hệ thống chuẩn mực kế toán đồng bộ với quốc tế, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để ban hành Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam (VFRS) cập nhật theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).
Thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ hết hạn vào ngày 1/1/2025?
Tại Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC (điều 32. Hiệu lực thi hành) thì dự kiến Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2025. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/20214/TT-BTC, Thông tư 75/2015/TT-BTC và Thông tư 53/2016/TT-BTC. |
Mời bạn tải về Thông tư thay thế Thông tư số 200/TT-BTC tại đây.
Dự thảo được công bố chính thức lấy ý kiến nhân dân tại đây. Hiện nay dự thảo vẫn đang trong thời gian lấy góp ý.
2. Tổng quan nội dung Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC
2.1 Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
Dự thảo quy định doanh nghiệp có thể tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán và phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của đơn vị. Nếu không tự xây dựng, doanh nghiệp phải áp dụng biểu mẫu và hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế, tài chính thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác phải tuân theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Khi sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện thay vì phải được Bộ Tài chính chấp thuận tại Thông tư 200.
Lập và ký chứng từ kế toán:
- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phải lập chứng từ kế toán, chỉ lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ.
- Chứng từ phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- Chữ ký trên chứng từ phải do người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký, nghiêm cấm ký khi chưa ghi đủ nội dung.
- Phân cấp ký chứng từ do người đại diện theo pháp luật quy định, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và an toàn tài sản.
- Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp và người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
2.2 Hệ thống tài khoản kế toán
2.2.1 Thay đổi quy định về tài khoản 337
Dự thảo đề xuất đổi tên Tài khoản 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng thành Tài khoản 337 – Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản nợ phải trả từ hợp đồng. Doanh nghiệp sẽ chuyển số dư từ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng sang TK 337 – Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng.
2.2.2 Thay đổi quy định về tài khoản 419
Hiện tại theo Thông tư 200, tài khoản 419 chỉ phản ánh giá trị và tình hình biến động của cổ phiếu quỹ. Do đó, theo dự thảo Thông tư thay đổi Thông tư 200, tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ, cổ phiếu mua lại của chính mình được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của cổ phiếu quỹ hoặc cổ phiếu đã phát hành bởi công ty cổ phần và được mua lại bởi chính công ty đó.
Việc mua lại cổ phiếu của chính mình để hủy bỏ, bán ra, tái phát hành hoặc dùng làm cổ phiếu thưởng sẽ theo quy định hiện hành.
2.2.3. Thay đổi tên, số hiệu tài khoản
Dự thảo Thông tư mới đề xuất thay đổi tên và số hiệu một số tài khoản kế toán như sau:
Tài khoản 242 – Chi phí trả trước thành Tài khoản 242 – Chi phí chờ phân bổ.
Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược thành Tài khoản 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược.
Doanh nghiệp sẽ chuyển số dư từ:
TK 242 – Chi phí trả trước sang TK 242 – Chi phí chờ phân bổ.
TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược sang TK 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược
Dự thảo cũng đề xuất đổi số hiệu Tài khoản 356 thành Tài khoản 456 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
2.2.4. Bổ sung tài khoản 137 – Tài sản phát sinh từ hợp đồng
Tài khoản 137 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm các tài sản phát sinh từ hợp đồng.
Nếu dự thảo được thông qua, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tài khoản này để xác định chỉ tiêu 134, 213 trên Báo cáo tình hình tài chính (hiện tại là Bảng cân đối kế toán).
2.2.5. Bổ sung quy định về tài khoản loại 0
- Dự thảo bổ sung các Tài khoản 0 – Tài khoản ngoài bảng, gồm:
- Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài;
- Tài khoản 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công;
- Tài khoản 003 – Tài sản mang đi cầm cố;
- Tài khoản 004 – Nợ khó đòi đã xử lý;
- Tài khoản 005 – Lãi trả chậm, trả góp khi mua tài sản;
- Tài khoản 006 – Lãi trả chậm, trả góp khi bán tài sản;
- Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại và kim khí quý, đá quý.
2.3 Điều chỉnh phân loại tài sản và nợ ngắn hạn, dài hạn trên báo cáo tài chính
Dự thảo Thông tư mới quy định về phân loại tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính như sau:
- Tài sản được phân loại là ngắn hạn khi:
- Doanh nghiệp dự kiến thu hồi, bán, hoặc sử dụng tài sản đó trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Tài sản được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại.
- Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền, trừ khi bị cấm trao đổi hoặc không được sử dụng để thanh toán nợ trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Nợ phải trả ngắn hạn
- Nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn khi:
- Doanh nghiệp dự kiến thanh toán nợ đến hạn trong vòng 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Khoản nợ phải trả được nắm giữ chủ yếu vì mục đích kinh doanh.
- Doanh nghiệp không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, kể cả trong trường hợp khoản nợ phải trả được thanh toán bằng cách phát hành công cụ vốn theo quyền chọn của đối tác.
- Tài sản và nợ phải trả dài hạn: Tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
Theo điểm a khoản 4 Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
2.4 Thay đổi một số nội dung của Báo cáo tài chính
Trong dự thảo còn thay đổi một số nội dung trong Báo cáo tài chính & trình bày báo cáo tài chính như sau:
- Đổi tên “Bảng cân đối kế toán” thành “Báo cáo tình hình tài chính”
- Bỏ các chỉ tiêu: 135, 215, 317, 419, 422, 430
- Sửa đổi quy định về chỉ tiêu 134 – Tài sản ngắn hạn phát sinh từ hợp đồng: Phản ánh giá trị tài sản phát sinh từ hợp đồng có thời hạn không quá 12 tháng, số liệu căn cứ từ số dư Nợ TK 137.
- Bổ sung các chỉ tiêu: 124 – Dự phòng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, 135 – Phải thu ngắn hạn khác, 213 – Tài sản dài hạn phát sinh từ hợp đồng, 313 – Nợ phải trả ngắn hạn phát sinh từ hợp đồng, 320 – Phải trả cổ tức, lợi nhuận, 333 – Nợ phải trả dài hạn phát sinh từ hợp đồng
- Chuyển chỉ tiêu 343 – Quỹ phát triển khoa học & công nghệ xuống mục 419 của Vốn chủ sở hữu
Chi tiết mời bạn đọc tìm hiểu tại nội dung dự thảo.
3. Lộ trình đáp ứng trên phần mềm kế toán online MISA AMIS
Hiện tại, MISA đang tích cực nghiên cứu và phát triển phần mềm căn cứ theo các thay đổi trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC & đảm bảo đáp ứng kịp thời khi thông tư thay thế được ban hành. Đối với dự thảo thông tư thay thế thông tư 200/2014/TT-BTC, MISA đảm bảo phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ:
- Hệ thống tài khoản theo thông tư mới.
- Cho phép ghi sổ đồng thời tài khoản ngoài bảng.
- Bộ BCTC theo thông tư mới.
- Tính giá hàng tồn kho theo từng mặt hàng.
- Thay đổi đánh giá lại số dư tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Báo cáo, chứng từ theo thông tư mới.
Lộ trình đáp ứng trên phần mềm đảm bảo để ngay khi thông tư thay thế được ban hành, người dùng sẽ có phiên bản phần mềm đáp ứng thông tư để sử dụng. Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác, với nhiều tính năng, tiện ích như:
- Hệ sinh thái kết nối:
- Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
- Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
- Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
- Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….
Trong quá trình Bộ Tài chính công bố dự thảo để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến, MISA đồng thời thực hiện phân tích Dự thảo và nghiên cứu phát triển phần mềm. Điều này nhằm đảm bảo ngay khi Bộ tài chính chính thức ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phần mềm kế toán MISA ngay lập tức sẽ đáp ứng được các thay đổi. Nhận tư vấn thêm về phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây: