Tổ chức Doanh nhân Thế giới tại Việt Nam (Entrepreneurs du Monde) – Chương trình Anh Chị Em triển khai chuyển đổi số để tối ưu năng suất lao động và phụng sự xã hội
139
139
Triển khai tại Việt Nam từ năm 2007, Anh Chị Em (ACE) là chương trình tín dụng vi mô được thành lập bởi Tổ chức Doanh nhân thế giới (Entrepreneurs du Monde) tại tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động, ACE chưa bao giờ đi lệch khỏi sứ mệnh nâng cao điều kiện kinh tế và vị thế xã hội của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương thông qua những hoạt động tài chính vi mô hay phi tài chính một cách có trách nhiệm và bền vững.
Chia sẻ cùng với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Dung, trưởng phòng Nhân sự của chương trình Anh Chị Em cho biết: Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm khoảng 34,9% (số liệu năm 2021). Những người dân ở đây dễ bị tổn thương bởi các tệ nạn xã hội như nghiện hút, buôn bán trái phép và ít có cơ hội tiếp cận với những nguồn lực kinh tế như vay vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp.
Chính vì vậy, ACE tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài chính vi mô và dịch vụ xây dựng năng lực để nâng cao vị thế kinh tế xã hội cho họ: ‘’Chúng tôi giúp người dân được vay vốn vi mô, tiết kiệm vi mô chỉ từ 1 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, ACE cũng hỗ trợ bà con bổ sung nhiều kiến thức, kỹ năng bằng cách tư vấn, kết nối nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.”
Nhờ đó, chương trình đã đem lại những thay đổi tích cực: người dân ổn định cuộc sống, thoát khỏi đói nghèo, có điều kiện cho con em đến trường học và tiếp tục phấn đấu làm giàu. Đồng thời, ACE cũng được công nhận là dự án tài chính vi mô uy tín bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều đơn vị như Đại sứ quán Mỹ, tổ chức phi lợi nhuận Whole Planet Foundation, The France Vietnam Initiative…
Theo chị Dung, ngay từ khi thành lập ACE đã có một nền tảng vững chắc khi được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia của Tổ chức Doanh nhân Thế giới từ việc lên kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính, gây quỹ, quản lý nhân sự, thông tin và quản lý vận hành.
Tuy nhiên, hiện nay Chương trình đã mở rộng quy mô hoạt động tại 19 xã, huyện của Điện Biên và phục vụ cho gần 5000 hộ dân. Với số lượng nhân sự chỉ 40 người, đội ngũ của ACE luôn phải xử lý nhiều công việc như tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay, đi khảo sát tình hình thực tế hay đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật của người dân.
Trên cương vị là Trưởng phòng Nhân sự, chị Dung nhanh chóng nhận ra những bất cập khi chương trình ngày càng phát triển, việc quản lý cũng trở nên phức tạp hơn. Cụ thể, người quản lý thường mất nhiều thời gian để nắm bắt tiến độ và không thể phân bổ thời gian làm việc hợp lý cho nhân viên.
“Mình mong muốn tìm thấy một giải pháp quản lý tối ưu hơn để theo dõi timeline công việc hàng ngày của nhân viên, bắt đầu từ ngày nào, mất bao lâu để hoàn thành. Dựa vào đó, mình mới có cơ sở để giao nhiệm vụ phù hợp, nâng cao hiệu suất của từng cá nhân” – chị Dung chia sẻ.
Về phía cán bộ nhân viên, chị Nguyễn Hà, nhân viên kiểm toán của ACE cũng cho biết: “Đặc thù công việc của mình là kiểm toán giấy tờ, gửi đề xuất và chờ sếp phê duyệt các hạng mục liên quan. Vì vậy việc trao đổi qua các kênh Chat khiến thông tin giao việc bị trôi, khó khăn cho mình khi rà soát lại”.
Bên cạnh đó, ACE cũng cần xây dựng một kênh giao việc tập trung, không chỉ thông báo, cập nhật thông tin cho nhân viên nhanh chóng và còn đánh giá được trạng thái công việc một cách tổng quan.
Như vậy, có thể thấy quyết định ứng dụng các phần mềm quản lý công việc hiện đại không phải là ý tưởng một sớm một chiều của chị Dung và đội ngũ ACE.
Chị Dung bày tỏ: “Bên mình là tổ chức phi lợi nhuận nên dù đã nghiên cứu và muốn sử dụng nhiều phần mềm nhưng vấn đề chi phí còn hạn chế. Do đó, khi được giới thiệu MISA AMIS Công việc, mình thấy các yếu tố như nhà cung cấp, giá thành và tính năng đều rất phù hợp.”
Hiện tại, tất cả các phòng ban, chi nhánh của ACE đều đã sử dụng đồng bộ phần mềm MISA AMIS Công việc và bắt đầu tận dụng được nhiều chức năng hữu ích của phần mềm trên một nền tảng hợp nhất như giao việc chi tiết theo từng hạng mục, theo dõi đầu việc đa chiều, cảnh báo tiến độ khi đến thời hạn…
Với chị Hà, công việc giờ đây được hệ thống một cách rõ ràng trên phần mềm có thời hạn, yêu cầu cụ thể. Khi theo dõi những việc cần làm đó, chị cũng có thêm động lực để triển khai công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hay với chị Đỗ Phương Huệ, nhân viên phát triển cộng đồng thì tính năng quản lý tiểu dự án theo tình trạng: đã làm, đang thực hiện, đã hoàn thành được đánh giá cao hơn cả. Cách phân chia từng mục cụ thể cùng thông báo nhắc việc giúp chị Huệ theo dõi tất cả đầu công việc một cách toàn diện và kịp thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
Trong tương lai, chương trình đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi toàn diện theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tự động hóa như trang bị thêm app cho khách hàng tra cứu giao dịch, tích hợp chữ ký số để xác nhận đơn vay vốn hay nhận thông tin đăng ký tham gia của người dân…
Với tầm nhìn và những khát vọng đóng góp cho xã hội, cùng với sự đồng hành của MISA AMIS trên hành trình chuyển đổi số, chương trình Anh Chị Em hứa hẹn sẽ tiếp tục đem đến những thay đổi tốt đẹp cho cuộc sống của người dân Điện Biên, giúp bà con thoát nghèo, làm giàu và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC NGAY HÔM NAY
MISA AMIS nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam, với hơn 170.000 khách hàng doanh nghiệp. Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn, hỗ trợ hiệu quả các phòng ban, liên thông dữ liệu dễ dàng.
|
Copyright © 1994 - 2022 MISA JSC
Thỏa thuận sử dụng
|
Chính sách bảo mật