Kiến thức Tin mới Huawei và bài học thành công từ văn hóa doanh nghiệp

Huawei là công ty duy nhất trong số hàng chục công ty Trung Quốc có mặt trong danh sách Fortune 500 thế giới có doanh thu nước ngoài cao hơn nội địa. Vì sao lại như vậy? Câu trả lời nằm trong văn hóa doanh nghiệp của Huawei.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

Nói về sự thành công của Huawei là nói về một kỳ tích khi vượt mặt các ông lớn Trung Quốc trong thị trường viễn thông và di động để đạt được thành công như ngày hôm nay. Ngày nay, Huawei là công ty duy nhất trong số hàng chục công ty Trung Quốc có mặt trong danh sách Fortune 500 thế giới có doanh thu nước ngoài cao hơn nội địa.

Huawei có doanh thu từ nước ngoài cao hơn doanh thu từ thị trường quê nhà lần đầu tiên vào năm 2005 và đến năm 2012 thì qua mặt Ericsson – hãng đứng đầu toàn cầu về mạng và viễn thông – về doanh số và lợi nhuận ròng, xu hướng này tiếp diễn trong năm tài khóa 2014 khi Huawei chạm mức doanh thu cao kỷ lục 46,5 tỷ USD, lợi nhuận ròng 4,49 tỷ USD. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Huawei và bài học thành công từ văn hóa doanh nghiệp

Điều gì khiến Huawei thành công đến vậy? Thành công có nhiều nguyên nhân, song với nhiều công ty lớn, lời giải có thể tìm được khi nhìn vào những giá trị làm nên văn hóa Huawei.

Khách hàng là thượng đế

Những lãnh đạo tài ba luôn truyền đạt ý thức về mục đích chung cho nhân viên của mình, Ren Zhengfei – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Huawei – không phải ngoại lệ. Ưu tiên đầu tiên và quan trọng nhất của ông là khách hàng. Nhiều công ty đi theo tôn chỉ đặt khách hàng vào trung tâm nhưng có bao nhiêu trong số đó thực sự sống với ý thức này?

Một ví dụ về thái độ đặt khách hàng lên hàng đầu đến từ chương đầu trong lịch sử Huawei mà đã trở thành huyền thoại của công ty. Tại sa mạc và các vùng nông thôn Trung Quốc, chuột thường cắn dây làm ảnh hưởng xấu đến kết nối của khách hàng. Những hãng viễn thông đa quốc gia tại thời điểm ấy không xem đây là vấn đề của họ mà là của khách hàng. Nhưng Huawei thì ngược lại, xem “vấn nạn chuột” là một trong những trách nhiệm mà họ cần giải quyết. Khi làm như vậy, họ có kinh nghiệm hơn trong phát triển các vật liệu và thiết bị bền hơn như dây chống cắn, giúp họ sau đó ký được một số hợp đồng kinh doanh lớn tại Trung Đông, nơi những vấn đề tương tự làm khó các công ty đa quốc gia.

Cũng chính vì thái độ phụng sự khách hàng bất kể lý do gì mà Huawei đã đạt được thêm các hợp đồng độc quyền xây dựng GSM đầu tiên tại Bắc Cực, xây dựng trạm 3G gọn nhẹ, dễ lắp đặt, thân thieenjv ới môi trường tại châu Âu.

Sự tận tâm của nhân viên

Huawei nhấn mạnh cách duy nhất để có cơ hội là thông qua nỗ lực làm việc. Ví dụ, vào những năm đầu, mọi nhân viên mới đều được cấp chăn và đệm. Nhiều người phải làm việc muộn rồi ngủ lại văn phòng hoặc chợp mắt vào trưa hôm sau. Một nhân viên cho biết: “Các tấm đệm đại diện cho những ngày làm việc vất vả trong quá khứ và ý tưởng đó đã được chuyển hóa thành tinh thần cống hiến để làm tốt nhất những gì có thể”.

Lực lượng lao động chuyên tâm và cam kết gắn bó sẽ giúp công ty cạnh tranh hơn. Ai cũng hiểu điều đó nhưng không phải ông chủ nào cũng có cách để tạo ra lực lượng này. Huawei làm được một phần vì hệ thống đánh giá khen thưởng trong công ty. Họ không phải một công ty đại chúng mà thực tế do nhân viên sở hữu.

Nhà sáng lập Huawei chỉ sở hữu 1,4% cổ phần công ty và 82.471 nhân viên nắm phần còn lại (theo báo cáo thường niên năm 2014). Hệ thống cổ phần nhân viên được nhắc đến với tên “còng tay bạc”, khác biệt với hệ thống sở hữu cổ phiếu thông thường “còng tay vàng”. Ý tưởng là ông Ren muốn chia sẻ cả trách nhiệm và lợi ích với các đồng nghiệp. Khi thực thi, ông muốn mọi người hành động như mình làm chủ. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là chỉ những người có hiệu suất lao động tốt mới được tham gia.

Huawei và bài học thành công từ văn hóa doanh nghiệp

Ông Ren Zhengfei, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Huawei

Tư duy dài hạn

Cấu trúc kể trên không chỉ giúp Huawei thu hút và giữ chân nhân viên mà còn cho phép công ty lên kế hoạch dài hạn. Ông Ren Zhengfei cho phép nhân viên tiếp cận các mục tiêu và tầm nhìn dài hạn của họ. Chẳng hạn, công ty lên kế hoạch phát triển theo thập kỷ trong khi các đối thủ như Ericsson, Motorola lại lên kế hoạch theo quý hoặc năm tài chính. Là một công ty tư nhân, Huawei có thể lên kế hoạch 10 năm trong khi đối thủ lại phải vật lộn để đi theo các biến động ngắn hạn của thị trường.Huawei còn nhấn mạnh cái mà họ gọi là “sức mạnh tư duy”.

Triết lý của công ty là thứ giá trị nhất chính là năng lực suy nghĩ. Chẳng hạn, công ty muốn bảo đảm nhân viên có thói quen trao đổi các suy nghĩ với nhau, lãnh đạo được hối thúc đọc sách ngoài ngành và sách luôn hiện diện trong văn phòng. Các quan chức cao cấp và thậm chí bản thân ông Ren cũng thường xuyên truyền đạt ý tưởng cho nhân viên. Tính chất quốc tế trong một công ty Trung Quốc được chứng minh qua việc đón nhận các phản hồi để cải thiện các ý tưởng mà cuối cùng có thể trở thành tầm nhìn tương lai của Huawei.

Chính tư duy khác biệt đó đã tạo nên thành công cho Huawei như ngày hôm nay. Văn hóa trong doanh nghiệp giống như văn hóa của một đất nước, xã hội thu nhỏ. Nó không chỉ là phép tắc, lễ nghi trong kinh doanh hay giao tiếp, mà nó còn thể hiện lý tưởng và mục tiêu của doanh nghiệp. Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định sự “sống còn” của doanh nghiệp đó, văn hóa trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và ngày càng tiến xa, hoặc ngược lại. Đồng thời nó sẽ giúp giảm thiểu được những rủi ro gì trong quá trình vận hành doanh nghiệp, quản trị nhân sự.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]