Kiến thức Giá phần mềm quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp giá bao nhiêu thì hợp lý và bao gồm những loại phí nào là bắt buộc, phí nào là có thể lược bớt?

giá phần mềm quản lý doanh nghiệp

I. Xu hướng dùng phần mềm quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Khoảng 5 năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp muốn kiện toàn bộ máy quản lý cũng như tối ưu nguồn lực nên đã tìm đến các phần mềm quản lý doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp là xu thế tất yếu và là hệ quả của những xu thế quan trọng khác trong toàn xã hội, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc nhận thức đúng đắn về xu thế này giúp cho doanh nghiệp bắt kịp thời đại, không bị thụt lùi trên thị trường.

Một số doanh nghiệp lớn nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của phần mềm này là Thế giới di động, Vinamilk,…. Trong một bài phỏng vấn hồi năm 2009, công ty này chia sẻ rằng họ đã tự xây dựngquản lý doanh nghiệp của mình với nhiều chức năng, từ hành chính, nhân sự cho đến quản lý các món hàng cũng như việc bảo hành.

Việc sử dụng phần mềm vào điều hành, quản lý doanh nghiệp sẽ làm thay đổi toàn bộ quy trình làm việc, cách ứng xử với thông tin của mọi nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu ứng dụng thành công, phần mềm quản lý này sẽ giúp doanh nghiệp hợp nhất hóa toàn bộ số liệu, kiểm soát hoạt động tài chính – kế toán; tối đa năng suất nhân viên… Cuối cùng vì mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận!

II. Top 3 phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

Top phần mềm quản lý doanh nghiệp hiện nay gọi tên 3 loại là phần mềm quản lý doanh nghiệp đóng gói, phần mềm quản lý doanh nghiệp viết theo yêu cầu và phần mềm quản lý doanh nghiệp nước ngoài. Bài viết này sẽ tổng hợp các đánh giá khách quan nhất từ người sử dụng về top 3 phần mềm này.

top phần mềm quản lý doanh nghiệp

1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp đóng gói

Phần mềm quản lý doanh nghiệp đóng gói là giải pháp quản lý doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay vì khả năng tiện dụng và tốc độ triển khai nhanh chóng. Hầu hết các phần mềm loại này đều được các nhà sản xuất đầu tư nghiên cứu, tổng hợp từ việc khảo sát nhu cầu thực tế các nghiệp vụ hoặc một số lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp. Từ những dữ liệu thu thập được kết hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng của doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ tập hợp thành những điểm chung và xây dựng nên một mô hình tổng thể.

2. Phần mềm quản lý doanh nghiệp viết theo yêu cầu

Phần mềm quản lý doanh nghiệp viết theo yêu cầu là loại phần mềm được các nhà cung cấp thiết kế, xây dựng thích ứng những đặc điểm, quy trình hoạt động mà doanh nghiệp đang áp dụng, do chính doanh nghiệp đưa ra yêu cầu phát triển.

Chính vì thế, phần mềm loại này không thể đáp ứng được cho số lượng lớn doanh nghiệp, cộng thêm chi phí sản xuất rất cao và thời gian triển khai kéo dài từ 3-5 năm.

3. Phần mềm quản lý doanh nghiệp nước ngoài

Các phần mềm quản lý doanh nghiệp loại này xuất hiện ở Việt Nam là: SAP, Oraclequản lý doanh nghiệp, Microsoft Dynamics,…

Các phần mềm này có thế mạnh về thương hiệu lâu năm (trên 20 năm), chất lượng tốt nhưng đi kèm là giá thành không hề rẻ. Có thể nói là cao nhất trong số 3 loại phần mềm quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các phần mềm nước ngoài không đáp ứng được đầy đủ và chính xác các chuẩn mực kế toán, quy định, điều luật của Việt Nam cũng là rào cản lớn.

III. Giá phần mềm quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu?

Nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra chi phí trung bình cho một dự án quản lý doanh nghiệp bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng là 15 triệu USD.

Một số loại phí khi triển khai phần mềm có thể được liệt kê ra như sau:

  • Chi phí bản quyền
  • Chi phí triển khai
  • Chi phí nâng cấp hệ thống hạ tầng
  • Chi phí tư vấn, đào tạo (không bắt buộc)
  • Chi phí bảo trì hàng năm (tùy từng nhà cung cấp)
  • Phí người dùng (tùy từng loại phần mềm)

Tuy nhiên, tùy thuộc vào việc doanh nghiệp lựa chọn phần mềm quản lý loại nào mà sẽ có cách tính chi phí khác nhau. Một số nhà cung cấp cho biết giá phần mềm phụ thuộc vào các phân hệ sử dụng và số lượng chi nhánh sử dụng trong hệ thống. Ví dụ, nếu doanh nghiệp lựa chọn nhiều phân hệ sử dụng thì giá thành sẽ cao hơn, và nếu lựa chọn phần mềm có thể sử dụng đồng thời cho càng nhiều chi nhánh thì chi phí sẽ càng cao.

Như vậy, việc sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp là một xu thế tất yếu sẽ xảy ra; doanh nghiệp biết đầu tư đúng thời điểm sẽ gặt hái được nhiều thành công!


 
Tìm hiểu thêm:
>> Có nên dùng phần mềm quản lý doanh nghiệp miễn phí?

Anh/ Chị có thể để lại email để nhận được các thông tin hữu ích khác hay kinh nghiệm triển khai phần mềm erp tại Việt Nam và trên thế giới!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]