Kiến thức Ngành nhân sự Việt Nam: tưởng hiện đại hóa ra lạc hậu?

Giữa thời điểm người người, nhà nhà nói về cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn có một lĩnh vực không được đánh giá cao về khả năng thay đổi theo xu hướng, thậm chí là tụt hậu. Đó chính là ngành nhân sự.

1. Thực trạng ngành quản trị nhân sự hiện nay

Một nghiên cứu được thực hiện trên trên 100 doanh nghiệp chuyên về sản xuất (60% trong đó đã niêm yết trên sàn chứng khoán) cho thấy:

  • 95% công ty được khảo sát không có sự gắn kết giữa chiến lược kinh doanh và kế hoạch nhân sự;
  • Trên 90% công ty thiếu phương pháp thực thi, không có mô hình để triển khai, không có hệ thống tự động mô tả công việc cho nhân viên;
  • 95% công ty thiếu các công cụ quản trị nhân sự;
  • 90% bộ phận HR không có/thiếu dữ liệu để ra các quyết định và tham mưu chiến lược cho lãnh đạo;
  • Chỉ 6% có đầu tư công nghệ cho quản trị nhân sự

Từ đó đến nay đã có sự thay đổi nhất định trong ngành quản trị nhân sự nhưng tổng quan ngành này vẫn đang tồn tại nhiều yếu điểm và chưa được doanh nghiệp chú trọng đầu tư.

2. Giải pháp khắc phục

6 biện pháp dưới đây được các chuyên gia quản trị nhân sự đưa ra sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thay da đổi thịt, tạo sự gắn kết cho nhân viên và nâng cao vị thế cạnh tranh.

Thiết lập bộ máy nhân sự thích nghi với thời đại công nghệ cao:

Thường xuyên truyền thông nội bộ đến các quản lý cấp cao về việc cần phải nắm lấy cơ hội dẫn đầu với công nghệ 4.0, có KPI về năng suất và tư duy.

KPI tư duy: có 5 năng lực tư duy cơ bản là thay đổi, kinh nghiệm, logic, sáng tạo (logic + khác biệt), đột phá (logic + khác biệt + độc đáo). Lãnh đạo phải là người giỏi thích nghi với những thay đổi của thời cuộc, giỏi giao tiếp đa phương thức và có tư duy tích cực. Nếu một lãnh đạo không có tư duy tốt và rộng mở thì làm sao có thể dẫn dắt doanh nghiệp tiến lên phía trước

Tuyển chọn nhân tài:

Nhiều bộ phận nhân sự trong các công ty không nghiêm túc đồng hành với các nhân viên trong công tác nhân sự. Công tác đánh giá nhận thức hội nhập phải được làm xuyên suốt quá trình thử việc, qua gặp gỡ trực tiếp hoặc kiểm tra bằng văn bản. Từ nhận xét của người mới có thể bổ sung thêm những giá trị khác cho công ty, đồng thời giúp nhân sự và công ty hiểu rõ nhau hơn.

Tự động hóa công tác quản trị nguồn nhân lực:

Hệ thống quản lý nhân sự điện tử có đầy đủ các công cụ về: quản lý tuyển dụng, đào tạo và phát triển, nhân sự, hiệu suất, năng lực, quản lý lương, thưởng, KPIs,…

Phần mềm quản trị nhân sự là một giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này vì vừa đảm bảo tính khoa học, lại giảm thiểu nhân sự trong phòng nhân sự.

Nâng cao và phát triển nguồn nhân lực nội bộ:

Hiền tài nội bộ hiện đang là lợi thế cạnh tranh của không ít doanh nghiệp lớn nội địa. Muốn có nguồn nhân lực bên trong chất lượng, doanh nghiệp cần phải đào tạo họ liên tục, có thể cử đi học các khóa ngắn hạn trong và ngoài nước hay mời thầy đến công ty dạy.

Xây dựng đội ngũ kế thừa:

Doanh nghiệp nên lập kế hoạch định kỳ hoạch định xem vị trí nào cần đội ngũ kế thừa và ai sẽ là người được chọn, sau đó có kế hoạch đào tạo thích hợp để chuẩn bị tốt nhất cho họ, có thể đảm nhiệm vị trí mới.

Cải thiện chính sách nhân sự:

Để cán bộ nhân sự không phải than thở tại sao mình cứ đào tạo nhân sự cho…đối thủ, các doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các quyền lợi vào chính sách nhân sự, làm nhân viên gắn bó hơn doanh nghiệp. Tuy nhiên, những bổ sung đó phải phù hợp với quyền lợi của doanh nghiệp và phù hợp với mong muốn của người lao động trong thời đại công nghệ 4.0.

Để giữ được nhân sự cần có hành động gắn bó nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài lương thưởng, phải có chính sách thăng tiến, làm họ cảm thấy luôn được phát triển khi ở trong công ty. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của từng nhân sự, chúng ta có thể đáp ứng họ; nhu cầu mỗi người khác nhau: người thích nhiều tiền, người muốn ổn định, kẻ yêu thách thức…

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]