Quản lý - điều hành Công nghệ & đổi mới sáng tạo Hệ thống ERP có vai trò gì trong quản lý doanh nghiệp?

Ngày nay, hẳn “hệ thống ERP” đã là cụm từ không còn xa lạ, ngày càng trở nên phổ biến và dần được xem là “bí quyết” tạo nên thành công của nhiều doanh nghiệp. Vậy hệ thống này có những đặc điểm ưu việt nào và tại sao nó dần đóng một vai trò quan trọng đến vậy với các doanh nghiệp?

>>Phần mềm ERP là gì?
>>6 lý do nên dùng phần mềm ERP quản lý doanh nghiệp

1. Quản lý doanh nghiệp là gì? Tại sao cần một hệ thống ERP quản lý doanh nghiệp?

Quản lý doanh nghiệp hiểu đơn giản là quá trình làm việc cùng nhiều bên, bằng cách thông qua các cá nhân, nhóm và nguồn lực khác nhau để đạt được mục tiêu chung là tận dụng tối ưu được các nguồn lực của doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.

Hệ thống ERP quản lý doanh nghiệp là gì

Hệ thống quản lý doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp tại nước ta. Bước vào thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự hội nhập sâu rộng vào đầy đủ các khía cạnh kinh tế trên toàn thế giới, sự nở rộ của nhiều công nghệ mới, các cơ chế quản lý cơ bản và thủ công dần bộc lộ nhiều bất cập và thể hiện sự yêu cầu với một hệ thống quản lý toàn diện, đầy đủ.

2. Hệ thống ERP là gì? Những đặc điểm ưu việt nào giúp hệ thống ERP ngày càng đóng vai trò quan trọng?

ERP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ: Enterprise Resource Planning – dùng để chỉ các hệ thống quản lý doanh nghiệp do phần mềm máy tính quản lý, hỗ trợ đến tất cả các khâu trong vận hành doanh nghiệp như: Kế toán, Phân tích tài chính, Quản lý kho bãi, Quản lý quan hệ khách hàng…

Với ERP, mọi hoạt động của công ty đều được thống kê và quản lý bởi một hệ thống duy nhất. Không có sự xuất hiện của các đối tác trung gian, hệ thống phân bậc hay bất kỳ sự hỗ trợ về vận hành nào của bên thứ ba.

Những ưu điểm nổi bật mà hệ thống ERP mang lại:

– Sự tập hợp đầy đủ tất cả các yếu tố về nguồn lực trong cùng một hệ thống quản lý

– Tiết kiệm một lượng lớn thời gian cho doanh nghiệp trong việc thống kê quản lý, tối giản hóa bộ máy và tăng hiệu suất quản lý chung

– Có thể phát triển và mở rộng theo thời gian cả về quy mô

– Phù hợp với quá trình mở rộng và phát triển của doanh nghiệp cũng như những thay đổi về định hướng phát triển theo thời gian

– Liên kết chặt chẽ với nền tảng công nghệ số, liên tục cập nhật theo thời gian

– Tận dụng được tối đa lợi ích của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, thường xuyên bổ sung được các tiện ích mới về quản lý cho doanh nghiệp

3. Vai trò của hệ thống ERP trong Quản lý doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp ở quy mô vừa trở lên đều đã ứng dụng hệ thống ERP vào công việc Quản lý doanh nghiệp, nhất là tại Việt Nam. Với nhiều ưu điểm của mình, ERP đang dần thể hiện là một công cụ hữu ích và không thể thiếu để nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực, định hướng phát triển chung và tạo nên sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp tại nước ta.

Thông qua ERP, các doanh nghiệp vừa có thể xây dựng được bộ máy quản trị chặt chẽ nhưng vẫn liên tục cập nhật được các tiến bộ khoa học, cải thiện hiệu quả chung. Chính vì vậy, ERP đang dần chiếm vai trò thiết yếu trong hệ thống Quản lý Doanh nghiệp hiện nay.

Hệ thống ERP là gì

Mua một giải pháp ERP, chúng ta nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: Một là “Ý tưởng quản trị”, hai là “Chương trình phần mềm” và ba là “Phương tiện kết nối” để xây dựng mạng máy tính tích hợp.

4. Hệ thống ERP của MISA được ưa chuộng nhất hiện nay

Với phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN, các dữ liệu kế toán – bán hàng -nhân sự sẽ được liên thông với nhau để quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.

Trên thế giới, hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.

Bạn cũng có thể sử dụng thử phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN trong 30 ngày để trải nghiệm hết các tính năng của phần mềm.

Anh/ Chị có thể để lại email để nhận được các thông tin hữu ích khác hay kinh nghiệm triển khai phần mềm erp tại Việt Nam và trên thế giới!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]