Kiến thức Tài chính - kế toán Các công việc kế toán cần làm trong tháng 6

Hàng ngày, tuần, tháng kế toán doanh nghiệp đều phải làm rất nhiều công việc, từ những công việc phát sinh hàng ngày cho đến các công việc phát sinh theo tháng, quý. Trong bài viết sau đây, MISA AMIS tổng hợp lại một số công việc kế toán cần quan tâm, thực hiện trong tháng 6 tới đây.

1. Chuẩn bị cho việc thực hiện giảm thuế GTGT về 8% theo Nghị quyết 43 

Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 8% đến hết năm 2023 và Chính phủ đã đồng ý đề xuất này và quyết định thực hiện giảm thuế GTGT thực hiện từ ngày 1/7/2023 – 31/12/2023. Xem chi tiết tại đây.

Hiện nay, để giúp kế toán dễ dàng hơn trong công tác tra cứu mặt hàng được giảm thuế theo Nghị quyết và thực hiện lập hoá đơn GTGT hợp pháp, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã tích hợp tính năng tra cứu ngay trên phần mềm và có đầy đủ lựa chọn các loại thuế 0%, 5%, 8%, 10% cho kế toán dễ dàng thực hiện. Xem ngay video để biết tính năng đáp ứng trên phần mềm kế toán online MISA AMIS:

Dùng ngay miễn phí

2. Kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng 

Căn cứ vào điểm A Khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020 thì thuế GTGT là loại thuế cần được kê khai theo tháng, trừ một số trường hợp được phép kê khai thuế GTGT theo quý như sau:

– Đối với tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý khai thay cho người nộp thuế có tài sản bảo đảm.

– Đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế GTGT nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

– Đối với người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

– Đối với người nộp thuế đang khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và có văn bản đề nghị thay đổi kỳ tính thuế sang khai theo quý đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Hồ sơ khai thuế GTGT: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT theo các mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, bao gồm: mẫu 01/GTGT (đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ); mẫu 02/GTGT (đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế); mẫu 03/GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT – áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý); mẫu 04/GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu); mẫu 05/GTGT trường hợp tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động xây dựng.

>>> Xem chi tiết cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80 tại đây

Hiện nay, một số phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME không chỉ hỗ trợ đáp ứng đầy đủ các mẫu biểu tờ khai, bảng biểu trong hồ sơ khai thuế theo quy định tại TT 80 mà còn tích hợp nhiều tính năng, tiện ích như tự động tổng hợp, trích xuất số liệu để lên tờ khai, kết nối với cổng mTax cho phép doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm kế toán hay tự động khấu trừ thuế GTGT.

Dùng ngay miễn phí

Về thời hạn nộp hồ sơ, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 44 và Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT. Tức là các doanh nghiệp cần nộp hồ sơ khai thuế GTGT chậm nhất là 20/6/2023.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quý thì chưa phải tiến hành công việc này trong tháng 6/2023.

3. Nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì nếu trong tháng 7, doanh nghiệp có phát sinh trả lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế TNCN khác cho người lao động thì phải kê khai thuế TNCN thay cho người lao động theo tháng. Nếu doanh nghiệp trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý thì không cần thực hiện.

Căn cứ khoản 3 Điều 7 và Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP) và điểm a khoản 1 Điều 44, khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019:

– Hồ sơ khai thuế TNCN theo tháng: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 05/KK-TNCN (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC)

– Về thời hạn nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế TNCN chậm nhất là vào ngày 20/6/2023. 

4. Các công việc liên quan đến tình hình lao động doanh nghiệp

4.1 Thông báo tình hình biến động lao động cho tháng 5/2023 (nếu có)

Trong tháng 05/2023, nếu số lượng người lao động làm việc tại doanh nghiệp biến động (tăng hoặc giảm) thì doanh nghiệp phải thông báo tình hình biến động lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cụ thể như sau:

– Hồ sơ: Thông báo về tình hình biến động lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 29 (ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).

– Thời hạn nộp hồ sơ: trước ngày 03/6/2023 (thứ Bảy).

Lưu ý: Trường hợp trong tháng 6/2023, doanh nghiệp giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay cho Trung tâm dịch vụ việc làm để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

(Căn cứ Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).

4.2 Báo cáo tình hình thay đổi lao động định kỳ 06 tháng

Định kỳ 06 tháng, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, cụ thể như sau:

– Thời hạn báo cáo: trước ngày 05/6/2023 (thứ Hai).

– Báo cáo theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, doanh nghiệp phải thông báo về tình hình thay đổi lao động đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Lưu ý: Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp còn phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.

(Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP).

4.3 Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động định kỳ 06 tháng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Định kỳ 06 tháng, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cụ thể như sau:

– Báo cáo theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

– Báo cáo định kỳ 06 tháng gửi trước ngày 20/6/2023 (thứ Ba).

(Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP).

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động chi tiết

5. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng

Căn cứ Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, doanh nghiệp trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như sau:

“Hằng tháng, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, cụ thể là ngày 31/8, doanh nghiệp phải trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.

Doanh nghiệp trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.”

=> Như vậy:

Đối với các doanh nghiệp (trừ trường hợp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) được thực hiện như sau:

– Tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc được trích nộp trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc.

– Mức trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

– Thời hạn trích nộp tiền đóng bảo hiểm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng, tức là ngày 30/6/2023 (thứ Sáu).

>>> Xem chi tiết về hạch toán lương và các khoản trích nộp như BHXH, BHYT, BHTN tại bài viết: Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, KPCĐ

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 

Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, tức là cũng sẽ đóng chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng – ngày 30/6/2023 (thứ Sáu).

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH.

Ngoài ra, kế toán cũng cần thực hiện kiểm tra lại sổ sách giấy tờ và hoàn thiện các nghiệp vụ kế toán khác phát sinh trong tháng để đảm bảo ghi nhận đầy đủ thông tin kế toán. Hiện nay, kế toán doanh nghiệp với sự đồng hành, hỗ trợ của các phần mềm kế toán hữu ích, thông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã nhanh chóng hoàn thiện các công tác kế toán, nâng cao hiệu suất làm việc.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ các tính năng từ phân tích tài chính, quỹ, ngân hàng đến mua bán hàng, quản lý hóa đơn, hợp đồng …. và nhất là tính năng về thuế sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kế toán. Tính năng về thuế tạo ra sự đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế của doanh nghiệp, các tính năng như:

  • Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
  • Tự động khấu trừ thuế
  • Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
  • Tự động quyết toán thuế TNDN hàng năm

là những tính năng cần thiết và sẽ hỗ trợ tối đa cho kế toán viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán về thuế.

Ngoài ra, Anh/Chị chủ doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp có thể đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn! 

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]