Kiến thức nhân sự Đánh giá nhân sự 11 tiêu chí đánh giá nhân sự được các doanh nghiệp áp...

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc đánh giá nhân viên và có các tiêu chí đánh giá nhân sự rõ ràng, cụ thể là một điều vô cùng cần thiết. Việc đánh giá này thường được thực hiện định kỳ vào cuối năm, hay cuối quý…..Vậy để có những kết quả đánh giá chính xác và khách quan nhất, các quản lý cũng như ban lãnh đạo công ty nên xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên một cách cụ thể và khoa học. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về một số các tiêu chí cần thiết được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong việc đánh giá nhân sự hiện nay.

1. Đánh giá nhân sự về chuyên môn

Khả năng chuyên môn là điều kiện rất quan trọng và tiên quyết trong các tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên và thường được liệt kê trong CV hay bản mô tả công việc của nhân sự đó. Thông thường, các nhân viên luôn hoàn thành và đáp ứng các nhiệm vụ trong chuyên môn một cách dễ dàng và tốt hơn so với các tiêu chí đánh giá khác. 

Tiêu chí đánh giá nhân sự đầu tiên chính là chuyên môn của họ
Tiêu chí đánh giá nhân sự đầu tiên chính là chuyên môn của họ

Ngược lại, trong trường hợp, nếu việc đánh giá chuyên môn cho ra kết quả thấy rằng nhân viên không đủ điều kiện đáp ứng được về các công việc chuyên môn, người quản lý sẽ cần phải hỏi han, điều chỉnh và cố gắng giúp nhân sự vượt qua khó khăn để có được sự tiến triển hơn trong công việc.

2. Đáp ứng khối lượng công việc

Khả năng đáp ứng khối lượng công việc của nhân viên được dựa trên sự đánh giá chung về công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Trong mục tiêu chí này, người quản lý sẽ thường đánh giá hiệu quả trong công việc của nhân viên dựa vào KPI mà công ty đã đặt ra sao cho thích hợp với vị trí cũng như năng lực khác nhau của mỗi nhân viên. 

Chẳng hạn như một telesale cần phải thực hiện ít nhất 200 cuộc gọi mỗi ngày để tư vấn cũng như giới thiệu các sản phẩm của công ty. Nếu nhân sự không đáp ứng được con số trên thì chứng tỏ khả năng hoàn thành các chỉ tiêu và khối lượng công việc của nhân sự chưa cao.

>>> Xem thêm: Top 9 phần mềm KPI miễn phí hiệu quả nhất

3. Định hướng phát triển công việc

Qua bảng đánh giá về nhân viên, người quản lý họ sẽ thấy được tiềm năng cùng sự phát triển của nhân viên trong tương lai về công việc này, từ đó sẽ xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp dựa trên định hướng cũng như năng lực của nhân sự. Hiểu rõ được định hướng phát triển công việc cũng giúp công ty nắm được nhu cầu cũng như mong muốn của nhân sự, xem họ có muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không, nếu có thì họ có sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp hay không,… 

Định hướng công việc cũng là một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua
Định hướng công việc cũng là một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua

Sự phát triển toàn diện của một nhân viên là sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hiểu được nhân viên, đào tạo được nhiều nhân viên giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ là một doanh nghiệp sẽ phát triển lâu dài và bền vững. 

4. Đánh giá nhân sự về tác phong làm việc 

Tiêu chí về tác phong làm việc của nhân viên sẽ được thể hiện qua nhiều mặt như nghiêm túc, có sự chuyên nghiệp cao được thể hiện qua thái độ trong công việc, hoạt bát, tác phong nhanh nhẹn, đúng deadline và có ý cầu tiến trong công việc. Những nhân viên có tiêu chí này tốt thì thường sẽ có một tinh thần trách nhiệm cao và đảm bảo hiệu suất, tiến độ công việc tương đối tốt.

5. Nhiệt tình trong công việc

Tiêu chí này được đánh giá qua sự nhiệt huyết, tận tụy, hết lòng hết sức với công việc. Nhân viên đạt được mức tốt ở tiêu chí này thường không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng giúp đỡ công ty cũng như đồng nghiệp trong lúc khó khăn nhất. Họ cũng là một con người thân thiện, là cầu nối giúp kết mọi người cũng như công việc trong công ty với nhau, từ đó giúp họ hoàn thành tốt các công việc được giao.

Nhiệt tình trong công việc cũng là tiêu chí đánh giá nhân sự nhiều doanh nghiệp sử dụng
Nhiệt tình trong công việc cũng là tiêu chí đánh giá nhân sự nhiều doanh nghiệp sử dụng

6. Tuân thủ nội quy, quy định

Tiêu chí tuân thủ nội quy thể hiện được thái độ của nhân sự đối với công việc hay cuộc sống bởi thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Tiêu chí này đánh giá việc nhân sự có tuân thủ đầy đủ các quy định và nguyên tắc của công ty hay không, chẳng hạn như đi làm đúng giờ, quy định về trang phục hay bảo mật thông tin nội bộ,…..Những điều này thể hiện không chỉ cho sự thống nhất của công ty mà còn là sự nghiêm túc, trân trọng các quy tắc chung trong công ty.

7. Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng

Tiêu chí này thể hiện khả năng xây dựng, duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt với khách hàng và những người xung quanh như đồng nghiệp hay cấp trên. Việc tôn trọng đồng nghiệp hay khách hàng thường thông qua các biểu hiện như: Thái độ lịch sự khi tiếp xúc với đồng nghiệp/ khách hàng, biết lắng nghe, tiếp thu, chia sẻ các ý kiến của đồng nghiệp hay khách hàng, hay không được xúc phạm hay công kích khi có xích mích xảy ra với khách hàng hoặc đồng nghiệp,…

Tôn trọng khách hàng là yếu tố tiên quyết trong kinh doanh
Tôn trọng khách hàng là yếu tố tiên quyết trong kinh doanh

8. Đánh giá nhân sự qua ý chí cầu tiến

Một người có ý chí cầu tiến trong công việc nghĩa là mức độ mong muốn hoàn thành công việc của nhân sự đó ở mức cao. Họ luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Một nhân viên thiếu đi sự cầu tiến thì sẽ không có động lực trong công việc, họ sẽ không chủ động học hỏi hay trau dồi để nâng cao năng suất mà chỉ thụ động trong các công việc chung của công ty, từ đó sẽ ảnh hưởng không chỉ tới cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của công ty.

9. Đánh giá nhân sự về sự cẩn trọng 

Sự cẩn thận hay tỉ mỉ trong công việc là yếu tố quan trọng. Sự cẩn trọng đấy sẽ mang lại một hiệu quả công việc tốt, nhân sự đấy cũng sẽ có thêm sự tin tưởng từ đồng nghiệp lẫn cấp trên. 

Thận trọng khi xử lý và giải quyết công việc là điều không bao giờ thừa, dù cho bạn ở vị trí nào hay làm công việc gì đi nữa, chẳng ai muốn nhắc gây ra một hậu quả to lớn chỉ vì một lỗi sai nhỏ do sự bất cẩn của bạn cả. Đây là một đức tính mà bạn nên tập vì nó giúp ngay cả trong cuộc sống hàng ngày của bạn chứ không chỉ đơn thuần trong công việc.

>>> Xem thêm: Phương pháp đánh giá hiệu quả công việc chính xác nhất

10. Đánh giá nhân sự qua sáng kiến họ đưa ra

Nhiều chuyên gia kinh doanh cũng như các doanh nhân thành đạt xác định sáng kiến chính ​​là một trong 5 tiêu chí hàng đầu để đánh giá nhân viên. Nhân viên có sáng kiến tốt, có ý tưởng hay sẽ dễ dàng ​​có thể thấy những cơ hội cũng như tiềm năng của công việc trong tương lai, họ sẽ có động lực và tích cực suy nghĩ ra các ý tưởng để thực hiện chúng thay vì chỉ ngồi yên và làm những gì cấp trên giao phó.

Những ý tưởng, sáng kiến hay cũng có thể là tiêu chí đánh giá nhân sự
Những ý tưởng, sáng kiến hay cũng có thể là tiêu chí đánh giá nhân sự

11. Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề

Đây là một tiêu chí đánh giá nhân sự, một kỹ năng ngày càng quan trọng để đánh giá ứng viên trong thời đại hiện nay. Khả năng giải quyết vấn đề có thể đánh giá được khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong lúc làm việc của nhân sự một cách hiệu quả. Nhân viên cần biết mình phải làm gì trong những hoàn cảnh, tình huống éo le nhất mà không cần sự giúp đỡ của người quản lý. 

Ví dụ: Nhân viên cần phải làm gì nếu có một sản phẩm bị lỗi hay không? Hoặc nếu có các phản hồi không tốt từ khách hàng thì họ có biết cách giải quyết các mâu thuẫn hay tranh chấp đó hay không? 

Nếu là một người có khả năng giải quyết vấn đề tốt thì họ sẽ có thể xử lí nhanh chóng và trọn vẹn, còn ngược lại, nếu một người không nhanh nhạy trong các tình huống thì sẽ khiến cho tình huống ấy trở nên phức tạp, tốn thời gian cũng như công sức của nhân sự.

12. Đánh giá nhân sự qua tính trung thực

Ở bất kỳ nơi đâu trong cuộc sống, tính trung thực cũng luôn luôn là một ưu tiên hàng đầu. Với một nhân viên có tính trung thực, họ sẽ làm đúng theo những kế hoạch đã và báo cáo kết quả một cách chính xác nhất. Từ đó, quản lí sẽ dựa theo theo tình hình thực tế mà sẽ có các điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Tiêu chí đánh giá nhân sự qua tính trung thực
Tiêu chí đánh giá nhân sự qua tính trung thực

Tiêu chí đánh giá nhân sự này ảnh hưởng lớn đến kết quả của một dự án hoặc thậm chí có thể ảnh hưởng cả công ty, do đó tính trung thực thường được các nhà quản lý sẽ có một sự đánh giá cao hơn so với các tiêu chí đánh giá nhân sự còn lại.

 

Kết luận 

Như vậy chúng tôi đã điểm qua một vài tiêu chí đánh giá nhân sự quan trọng trong việc đánh giá 1 ứng viên. Việc đánh giá này nên được thực hiện hàng tháng hoặc hàng quý trong công ty để đảm bảo người quản lý  luôn luôn trong tâm thế nắm rõ và hiểu được năng lực làm việc cũng như thái độ của từng nhân viên. Hi vọng các bạn sẽ áp dụng thật tốt các tiêu chí trên để có thể đào tạo cũng như tạo nên một môi trường tốt nhất giúp nhân viên phát triển một cách toàn diện nhất.

Để có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên bạn cũng có thể tham khảo dùng phần mềm MISA AMIS HRM. Đây là phần mềm quản trị nhân sự tích hợp tuyển dụng, chấm công, tính lương và lưu trữ hồ sơ nhân sự,….

Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm TẠI ĐÂY hoặc đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí theo link dưới đây.

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]