Quản lý - điều hành ERP: Hoạch định nguồn lực 15 cách khai thác lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp

15 cách khai thác lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp

ERP được biết đến là mô hình all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp quản trị tất cả mọi hoạt động trên 1 hệ thống duy nhất. Việc khai thác lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp là không cần phải bàn cãi. ERP đã, đang góp phần giúp doanh nghiệp làm chủ dữ liệu, tối ưu vận hành, gia tăng năng suất và khả năng cạnh tranh hiệu quả.

Đến 1 giai đoạn nhất định, khi quy mô phát triển, quá trình quản trị phát sinh vấn đề, nhiều doanh nghiệp bắt đầu theo đuổi việc xây dựng hệ thống ERP cho riêng mình. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận nhằm khai thác tất cả những lợi ích mà ERP mang lại và những lưu ý để lựa chọn được nền tảng ERP tối ưu, phù hợp với doanh nghiệp.

Khai thác lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp

Mục lục Hiện

1. Nâng cao năng lực cạnh tranh

ERP cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu tồn kho chính xác và dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất (nhập nguyên liệu, nhân công sản xuất, thời gian sản xuất,…) phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Dựa vào dữ liệu từ ERP, các nhà quản lý sẽ có được mọi thông tin cần thiết về hoạt động của xưởng sản xuất như hiệu suất của từng nhân viên, bộ phận, máy móc hay xác định yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được yếu tố cần thay đổi trong quy trình sản xuất để đạt hiệu suất cao hơn.

Đối với doanh nghiệp khác, ERP hỗ trợ quản lý kho hàng chính xác để có kế hoạch nhập hàng, theo dõi toàn bộ báo cáo, dữ liệu khách hàng để đưa ra hướng phân tích nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Từ đó, khi năng lực sản xuất, trải nghiệm khách hàng được nâng cao, năng lực của doanh nghiệp sẽ gia tăng. Đây chính là lợi ích của ERP mà không phải hệ thống nào cũng đáp ứng được.

ERP giúp làm tăng năng lực cạnh tranh

2. Làm chủ và phân tích, khai thác lợi ích của ERP thông qua nguồn dữ liệu chính xác

Thay vì sử dụng các phần mềm riêng lẻ, ERP cung cấp cho doanh nghiệp các phân hệ chức năng để quản lý tất cả các nghiệp vụ trong doanh nghiệp như:

  • Quản lý kế toán tài chính
  • Lập kế hoạch và quản lý sản xuất
  • Quản lý mua hàng
  • Bán hàng và phân phối
  • Điều phối dự án
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý dịch vụ
  • Kiểm soát hàng tồn kho
  • Báo cáo thuế
  • Báo cáo quản trị

Chính vì vậy, mọi dữ liệu của doanh nghiệp được tập trung trên 1 nền tảng duy nhất. Lợi ích của ERP mang lại trong trường hợp này rất rõ ràng. Đội ngũ quản lý có thể dễ dàng nắm được tình hình, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, dựa vào việc phân tích và khai thác dữ liệu, doanh nghiệp có thể đưa ra được các quyết định nhanh chóng để tối ưu hoạt động của toàn doanh nghiệp, từng bộ phận.

Làm chủ và phân tích, khai thác dữ liệu hiệu quả

Xem Thêm: Top phần mềm quản lý dữ liệu hiệu quả nhất hiện nay

3. Dự báo chính xác

Một trong những thế mạnh của ERP mà doanh nghiệp có thể khai thác chính là tính toán và dự báo khả năng có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ, ERP hỗ trợ nhà máy dự báo nhu cầu sản xuất dựa trên việc tính toán kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu dựa trên tổng nhu cầu nguyên vật liệu, tiến độ sản xuất, năng suất, khả năng cung ứng của nhà máy,… Tương tự, với các bộ phận khác như tài chính, bán hàng, ERP cũng thu được những dự báo về khả năng, yêu cầu tài chính, xu hướng khách hàng để đảm bảo dòng tiền không bị gián đoạn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Đăng ký nhận bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số các ngành nghề

tài liệu chuyển đổi số

4. Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận hiệu quả hơn

ERP tập trung dữ liệu và kết nối nghiệp vụ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Thay vì chờ đợi từng bộ phận tổng hợp và xuất báo cáo thủ công, “giẫm chân”, chồng chéo công việc, đội ngũ có thể dễ dàng tương tác và phối hợp làm việc cùng nhau.

Điều này, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí, nguồn lực và nâng cao hiệu suất công việc rất nhiều so với việc sử dụng các phần mềm riêng lẻ. Để khai thác lợi ích của ERP, doanh nghiệp cần mau chóng đánh giá và thay thế hệ thống hiện tại của mình sang hệ thống ERP.

5. Mở rộng hiệu quả sử dụng nguồn lực

Nhiều đơn vị cung cấp ERP cho phép doanh nghiệp mở rộng hệ thống theo thời gian. Khi quy mô doanh nghiệp mở rộng và cần nhiều nguồn lực hơn thì ERP vẫn có thể đáp ứng.

Doanh nghiệp thường khá e ngại về khả năng tích hợp với các ứng dụng bên ngoài của ERP. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp bắt đầu linh hoạt hơn trong việc kết nối ERP với các phần mềm bên ngoài như chat, CRM, CDP,… để dữ liệu doanh nghiệp được quản lý tập trung, tránh nhập liệu thủ công.

Ngoài ra, ERP cũng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý, theo dõi tiến độ dự án, năng suất làm việc của nhân viên với hệ thống báo cáo thông minh, được cập nhật tức thời. Chính vì vậy, các nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng một cách hiệu quả.

ERP giúp doanh nghiệp hoạch định và mở rộng hiệu quả sử dụng nguồn lực

6. Tiết kiệm chi phí doanh nghiệp

Nhờ việc thông tin luôn được cập nhật chính xác và được tập trung trong cùng một hệ thống, ERP cung cấp cho các nhà quản lý báo cáo chi tiết và đầy đủ về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc biệt, đội ngũ nhân viên được giải phóng hoàn toàn khỏi những vấn đề như nhập liệu & tổng hợp báo cáo thủ công, chồng chéo công việc, mất quá nhiều thời gian để giao tiếp, trao đổi. Hệ thống cho phép các nhà lãnh đạo chủ động quản lý việc vận hành, tránh tình trạng gián đoạn và chậm trễ, ngăn chặn tắc nghẽn thông tin, giúp người dùng đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được nguồn lực, tiết kiệm được thời gian, chi phí vận hành.

7. Chuẩn hóa và nâng cao hiệu quả các quy trình trong doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất phát triển, việc vận hành sẽ ngày càng phức tạp hơn. ERP giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình vận hành trong tất cả các bộ phận.

Bằng cách chuẩn hóa, tối ưu các quy trình phức tạp, tránh việc nhập lại dữ liệu, ERP hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện các chức năng như sản xuất, hoàn thành đơn hàng và vận chuyển hay phục vụ khách hàng.

8. Điều hành doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi

Một lợi ích của ERP khác đó là khả năng cho phép người dùng truy cập vào nguồn cơ sở dữ liệu từ khắp mọi nơi, trên mọi thiết bị.
Người lãnh đạo có thể theo dõi hoạt động của doanh nghiệp tại mọi thời điểm. Đội ngũ nhân viên có thể truy nhập vào hệ thống khi làm việc tại nhà, văn phòng, hoặc ở bất cứ đâu. Điều này đảm bảo công việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

giải pháp phần mềm erp misa

9. Tối ưu hóa các loại báo cáo

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP giúp việc báo cáo dễ dàng hơn và khả năng phân quyền, cá nhân hoá tốt hơn. Người dùng có thể tự thiết lập, tùy chỉnh các báo cáo mà không cần phụ thuộc vào bộ phận IT, tiết kiệm rất nhiều thời gian thao tác.

Nhờ báo cáo được cải thiện, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình hoạt động và nhanh chóng phản ứng trước sự thay đổi của thị trường, khách hàng

10. Nâng cao hiệu suất toàn doanh nghiệp

Đây là một trong những lợi ích mạnh mẽ nhất của ERP. Nhờ khả năng tự động hóa các quy trình phức tạp và phối hợp công việc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, ERP giúp đội ngũ tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao hiệu suất làm việc.

Một vài hệ thống ERP cũng cung cấp cho doanh nghiệp công cụ để quản lý dự án, công việc theo từng phòng ban, cá nhân. Đội ngũ quản lý có thể theo dõi được tiến độ, hiệu quả công việc để phân bổ, điều chỉnh nguồn lực hợp lý. Còn đội ngũ nhân viên có thể chủ động công việc mọi lúc, mọi nơi.

11. Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định sản xuất/dịch vụ

Một lợi ích của phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP thường bị bỏ qua là khả năng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của ngành sản xuất. Các giải pháp ERP mạnh mẽ có thể theo sát các quy định của ngành và giám sát thay đổi phù hợp với các quy định. Điều này đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng các yêu cầu của thị trường, khách hàng.

ERP giúp Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định sản xuất/dịch vụ như ISO...

12. Thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường và doanh nghiệp

ERP là hệ thống phần mềm được may đo theo nhu cầu của doanh nghiệp và đáp ứng ngay cả khi quy mô có sự thay đổi. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp không cần mua giải pháp mới ngay cả khi yêu cầu quản trị tăng lên.

Dựa vào các báo cáo đa chiều cùng khả năng dự báo chính xác, doanh nghiệp có thể chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch sản xuất, kinh doanh mới, sẵn sàng thích ứng và phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường.

13. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

ERP hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm khách hàng cả trước – trong – sau bán. Từ việc dự báo chính xác về lượng hàng cần sản xuất, đội ngũ Marketing đưa ra các chương trình bán hàng chuẩn, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, bộ phận chăm sóc khách hàng có đầy đủ dữ liệu để giải quyết khiếu nại, chăm sóc sau bán,… ERP đang mang lại cho doanh nghiệp vũ khí cạnh tranh rất lớn.

Tham khảo ngay phần mềm AMIS Công Việc – giải pháp giúp quản lý nhân viên và tăng hiệu suất lao động
CTA MGM 02

14. Xây dựng dịch vụ khách hàng chu đáo hơn

Lợi ích của ERP mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới đó chính là nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng có thể giao tiếp và cải thiện quan hệ khách hàng tốt hơn thông qua việc truy cập thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng nhanh hơn và chính xác. Một vài hệ thống ERP khi được tích hợp với CRM hay các phần mềm Marketing automation cho phép Doanh nghiệp thiết lập các chiến dịch tự động chăm sóc khách hàng để nâng cao sự hài lòng, gia tăng giá trị vòng đời.

Chăm sóc khách hàng tốt hơn là lợi ích rất quan trọng của ERP

Xem thêm: So sánh CRM và ERP: Phần mềm nào giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn?

15. Bảo mật thông tin tuyệt đối

Doanh nghiệp không cần lo lắng về bảo mật dữ liệu khi sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Một hệ thống mới sẽ cải thiện độ chính xác, liền mạch và an toàn bảo mật dữ liệu thông qua hệ thống tường lửa được tích hợp. Chức năng hạn chế truy cập dữ liệu cũng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chức năng bảo mật của phần mềm theo ý mình.

Xem thêm: TOP 15+ phần mềm ERP Việt Nam và thế giới phổ biến nhất hiện nay

Thời điểm nào doanh nghiệp nên triển khai ERP?

Thực ra, khi bắt đầu tìm kiếm ERP, phần lớn các doanh nghiệp đã xác định được các vấn đề đang gặp phải và mường tượng về giải pháp.

Đối với nhiều doanh nghiệp đang phát triển, điều quan trọng không phải là có cần ERP hay không mà là khi nào cần. Khi doanh nghiệp phát triển, lượng dữ liệu được tạo ra ngày càng khổng lồ. Việc quản lý dữ liệu và hoạt động của các bộ phận ở nhiều nền tảng trở nên tốn kém, mất nhiều thời gian và dễ bị sai sót.

Mặc dù không có quy tắc chung nào về thời điểm bắt đầu triển khai, nhưng nếu có những “dấu hiệu” dưới đây, có thể doanh nghiệp đang cần một hệ thống ERP hoặc nền tảng quản trị toàn diện.

Khi việc áp dụng phần mềm riêng lẻ cho từng bộ phận không còn đáp ứng nhu cầu quản trị

Một đứa trẻ 10 tuổi không thể mặc vừa chiếc áo ở thời điểm 5 tuổi dù chiếc áo ấy vẫn còn rất tốt. Các doanh nghiệp cũng đang trải qua khó khăn tương tự khi sử dụng phần mềm.

Phần lớn doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm riêng lẻ cho 1 hoặc nhiều bộ phận. Tuy nhiên khi quy mô phát triển, các phần mềm này không còn đáp ứng nhu cầu quản trị toàn diện với các vấn đề phát sinh như:

  • Các phần mềm thiếu sự liên thông, kết nối dữ liệu, dẫn đến công việc chồng chéo, đội ngũ phải tổng hợp và nhập liệu nhiều lần, dữ liệu không chính xác.
  • Chưa kết nối được dữ liệu từ các chi nhánh, cửa hàng,… để hội tụ đầy đủ phục vụ điều hành, người quản lý khó nhìn ra bức tranh về tình hình hoạt động và đưa ra các quyết định.

Dữ liệu là dòng máu trong doanh nghiệp và bạn phải duy trì dòng chảy của nó. Nếu đang gặp vấn đề trên, thì doanh nghiệp cần một hệ thống quản trị toàn diện hay ERP.

ERP giúp kết nối liên thông các phần mềm quản trị

Khi quy trình hiện tại của doanh nghiệp không hiệu quả

Liên tục chuyển đổi, theo dõi dữ liệu, hoạt động giữa các phần mềm và gặp khó khăn trong việc làm cho các ứng dụng “nói chuyện” với nhau là những thách thức phổ biến của tất cả các doanh nghiệp.

Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất dựa vào việc dự báo nhu cầu để quản lý hoạt động sản xuất và duy trì mức tồn kho phù hợp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có quy trình chuỗi cung ứng hợp lý, tích hợp các chức năng tìm nguồn cung ứng, bán hàng, phân phối và lập kế hoạch sản xuất.

Việc thiếu giao tiếp giữa các quy trình dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt không mong muốn. Điều này về lâu dài sẽ “tàn phá” lợi nhuận của doanh nghiệp.

Quy trình hiện tại của doanh nghiệp không hiệu quả? Hãy sử dụng ERP

Khi doanh nghiệp đang chi quá nhiều chi phí cho việc tích hợp phần mềm

Trước khi tìm đến ERP, nhiều doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tích hợp các phần mềm để đồng bộ dữ liệu. Nhưng chi phí cho việc tích hợp nhiều ứng dụng không hề rẻ, hơn nữa, kể cả khi được tích hợp với nhau, các phần mềm cũng không thật sự hiểu nhau, việc giao tiếp tất yếu có vấn đề.

Lúc này ERP hay nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện như MISA AMIS sẽ trở thành lựa chọn tốt nhất cho các nhà quản lý và đội ngũ.

Khi gặp khó trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh

Giữa bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, đối thủ đang đi rất nhanh, thì việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là vũ khí mà doanh nghiệp không thể thiếu.

Nếu đang gặp khó khăn trong việc quản lý và theo dõi hàng tồn kho, truy xuất lịch sử mua hàng hoặc các báo cáo toàn diện về khách hàng thì đã đến lúc doanh nghiệp cần đến ERP hay một nền tảng quản trị toàn diện.

Xem thêm: Các phân hệ trong ERP: 5 module cần thiết cho mọi doanh nghiệp

ERP giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh

Hướng dẫn 5 bước để lựa chọn được hệ thống ERP chính xác cho doanh nghiệp

Lợi ích của ERP đối dành cho doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, để khai thác được điều đó, trước tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn được ERP phù hợp. Dưới đây là 5 bước quan trọng để doanh nghiệp không bị đi sai hướng.

Xác định nhu cầu về ERP của doanh nghiệp

Đầu tiên, doanh nghiệp cần đánh giá nhu cầu lớn nhất của mình để lựa chọn một hệ thống ERP. Các nhà lãnh đạo tổ chức nên cân bằng các điểm đau hiện tại với các nhu cầu trong tương lai.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể đặt ra để xác định chính xác nhu cầu của mình.

  • Báo cáo tài chính: Làm thế nào để có được báo cáo tài chính đáng tin cậy vừa chính xác vừa kịp thời?
  • Phân tích và dữ liệu: Có bao nhiêu khả năng hiển thị về các quy trình bán hàng, sản xuất và thu mua?
  • Tự động hóa: Tự động hóa quy trình nào là cần thiết, có thể sử dụng phần mềm để tự động hóa chi phí công việc, đơn đặt hàng và quản lý chuỗi cung ứng không?
  • Kinh nghiệm người dùng: Phần mềm có dễ sử dụng? Làm thế nào nó gia tăng năng suất của nhân viên?
  • Khả năng sử dụng trên các thiết bị: Phần mềm có thể truy cập trên thiết bị di động không?

Những người ra quyết định cũng có thể xem xét những nghiệp vụ trong tổ chức cần được tối ưu hóa như tài chính, bán hàng đồng thời thu thập những vấn đề mà đội ngũ nhân sự đang gặp phải.

Xác định nhu cầu về ERP của doanh nghiệp

Lựa chọn những người ra quyết định

Các nhà lãnh đạo nên thảo luận với các bên liên quan, đội ngũ quản lý các bộ phận và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất khi áp dụng ERP vào hoạt động.

Các bộ phần cần xem xét có thể bao gồm: Kế toán, tồn kho, quản lý đơn hàng, nguồn nhân lực,…

Mỗi người quan trọng ở từng bộ phận sẽ cung cấp cho lãnh đạo cái nhìn chi tiết về các điểm đau, nhu cầu thiết yếu và nhu cầu trong tương lai của họ. Việc xem xét nhu cầu của các nhóm có thể mất thời gian nhưng về lâu dài, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đạt được lợi ích cao nhất khi triển khai ERP.

Đánh giá các hệ thống ERP

Doanh nghiệp không thiếu các lựa chọn phần mềm ERP. Tuy nhiên, việc tập trung vào 2 hoặc 3 lựa chọn hàng đầu sẽ giúp lãnh đạo tiết kiệm thời gian rất nhiều.

Các câu hỏi chính có thể giúp lãnh đạo thu hẹp phạm vi lựa chọn của mình:

  • Kinh nghiệm của nhà cung cấp: Hệ thống ERP nào được sử dụng rộng rãi trong ngành của bạn? Họ có trình độ chuyên môn cụ thể, hiểu biết như thế nào về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
  • Khả năng tùy chỉnh: Nền tảng ERP có cho phép phát triển các ứng dụng bổ sung để doanh nghiệp có thể tùy chỉnh cho các nhu cầu cụ thể của mình không?
  • Mức độ linh hoạt: Doanh nghiệp cần phần mềm ERP linh hoạt như thế nào ở hiện tại và trong tương lai? Mức độ tùy chỉnh nào là cần thiết để đảm bảo nhu cầu quản trị luôn được đáp ứng?
  • Báo cáo: Phần mềm ERP sẽ hỗ trợ các yêu cầu và báo cáo tuân thủ theo ngành cụ thể như thế nào?

Đánh giá các hệ thống ERP dựa trên tổng lợi ích chúng mang lại

Đặt lên bàn cân so sánh các hệ thống ERP

Khi các đã thu hẹp các lựa chọn xuống còn hai hoặc ba nhà cung cấp hàng đầu, bước tiếp theo là đảm bảo đơn vị cấp cung quy trình triển khai hiệu quả và với sự hỗ trợ liên tục. Mặc dù nhiều đơn vị có thể đưa ra khung thời gian triển khai nhanh chóng nhưng nhưng điều quan trọng là phải xem xét tất cả các giai đoạn của quy trình triển khai, từ trước, trong cho đến hỗ trợ sau bàn giao.

Ví dụ minh họa về hệ thống giải pháp phần mềm ERP và nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất toàn diện MISA AMIS:

Một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp ERP bao gồm:

  • Mức độ hiểu biết về ngành nghề của doanh nghiệp: Nhà cung cấp có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động sẽ hiểu rõ được nhu cầu cũng như các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra được sự tư vấn có giá trị.
  • Khả năng tùy chỉnh, mở rộng trong tương lai: Khi quy mô doanh nghiệp mở rộng, doanh nghiệp có khả năng sẽ cần sử dụng thêm các ứng dụng khác để đáp ứng nhu cầu quản trị của mình. Đội ngũ triển khai ERP của doanh nghiệp sẽ cần làm rõ điều này với nhà cung cấp để đảm bảo hệ thống vẫn có thể đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
  • Chi phí triển khai: Chi phí là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Chi phí ở đây sẽ bao gồm cả chi phí viết phần mềm, chi phí triển khai thực hiện, chi phí bảo trì hằng năm,… Dựa vào nguồn lực của công ty, bạn có thể lựa chọn áp dụng tất cả các phân hệ hoặc chỉ áp dụng những nhánh nhỏ như: phần mềm quản lý công việc, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm bán hàng .v.v.. để tối ưu cho phần chi phí.
  • Thời gian triển khai: Các dự án ERP thường triển khai trong thời gian lâu. Tùy vào yêu cầu cấp thiết về hệ thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc và so sánh giữa các đơn vị để đưa ra lựa chọn phù hợp.
  • Đào tạo sử dụng: Hệ thống khó sử dụng là một trong những nguyên nhân khiến các dự án ERP thất bại, không đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ nhà cung cấp sẽ đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống như thế nào.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Sau khi bàn giao hệ thống, các đơn vị cung cấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng như thế nào? Hãy xác định rõ phạm vi hỗ trợ để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP hiệu quả nhất.

Xem thêm: Chi phí triển khai ERP là bao nhiêu? Bảng giá chi tiết

Chọn nhà cung cấp và hệ thống ERP

Sau khi các nhà lãnh đạo đã xác định được sự ưu tiên trong các nhu cầu của công ty, ai sẽ là người tham gia triển khai, nhà cung cấp nào tốt nhất, thì đây là lúc bắt đầu đưa ra quyết định.

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần đánh giá một lượt các tiêu chí về nhà cung cấp này: Mức độ uy tín, kinh nghiệm triển khai, khả năng dự đoán vấn đề, mức độ hỗ trợ, đánh giá của khách hàng, case studies,…

Kết luận

Như vậy, ERP mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Nhờ những lợi ích của ERP đem lại, các doanh nghiệp có thể tối ưu toàn bộ hoạt động, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết để kiên định với mục tiêu và lựa chọn được nền tảng ERP phù hợp, đồng thời khai thác lợi ích của ERP một cách tối đa.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]