Đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

20/07/2022
1289

Chuyển đổi số là yêu cầu thực tiễn mà tất cả các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt, đặc biệt là với những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp này xác định được giai đoạn hiện tại và định hướng chuyển đổi tiếp theo, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Bộ chỉ số DBI đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về bộ chỉ số và cách đo lường qua bài viết dưới đây ngay! 

MISA AMIS xin dành tặng bạn bộ tài liệu miễn phí: Hướng dẫn chuyển đổi số các ngành nghề

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có số lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội không quá 200 người và xác định theo các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp xây dựng và thương mại – dịch vụ. 

doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụ thể hơn, tại điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ đã phân biệt rõ định nghĩa của doanh nghiệp vừa vào nhỏ như sau: 

Doanh nghiệp siêu nhỏ  Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 

  • Không vượt quá 10 lao động đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tổng doanh thu của năm / Tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.  
  • Không quá 100 người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng / Tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng.
  • Không quá 200 người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng / Tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng.
Lĩnh vực thương mại – dịch vụ
  • Không vượt quá 10 người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng / Tổng nguồn vốn của nắm không quá 3 tỷ đồng. 
  • Không quá 50 người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng / Tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng.
  • Không quá 100 người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng / Tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng.

>> Xem ngay: Đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp – Bộ chỉ số DBI

2. Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Như vậy, những doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chí trên có thể đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Bộ chỉ số DBI tại Quyết định số 2158/QĐ-BTTTT (công bố ngày 7/11/2023).   

“Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” là một bộ các tiêu chí chung được thiết lập để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá toàn diện mức độ chuyển đổi số.

2.1. Cấu trúc bộ chỉ số

Đây là công cụ được Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu tổng hợp từ những mô hình tiên tiến trên thế giới và thực tiễn đặc thù của của các doanh nghiệp Việt Nam. 

Cụ thể, doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa cần đánh giá theo 7 trụ cột lớn dưới đây:  

Mỗi trụ cột lại có thêm những chỉ số thành phần và mỗi thành phần được tạo nên từ tiêu chí khác nhau (tổng là 10 chỉ số và 60 tiêu chí) cho doanh nghiệp trả lời hoặc cung cấp thông tin tương ứng như sau:  

Số thứ tự Trụ cột cần đánh giá Các nội dung cần đánh giá
1 Định hướng chiến lược
  • Nhận thức của lãnh đạo về lợi ích và xu hướng chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp
  • Khả năng doanh nghiệp có thể ích hợp giải pháp chuyển đổi số vào chiến lược tổng thể
2 Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh
  • Khả năng áp dụng giải pháp chuyển đổi số vào tiếp thị, phân phối và bán hàng để cải thiện trải nghiệm khách hàng
  • Khả năng sử dụng giải pháp phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo hiệu quả kinh doanh
3 Chuỗi cung ứng
  • Khả năng áp dụng giải pháp chuyển đổi số để kết nối, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.
  • Khả năng sử dụng giải pháp chuyển đổi số trong các quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi
4 Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu
  • Khả năng tích hợp và nâng cấp hệ thống thông tin cùng các hệ thống khác
  • Khả năng cập nhật giải pháp chuyển đổi số mới trên thị trường
  • Khả năng xây dựng quy trình và chính sách quản trị dữ liệu.
5 Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng
  • Nhận thức về vấn đề rủi ro khi áp dụng giải pháp chuyển đổi số
  • Khả năng sử dụng giải pháp phân tích dữ liệu và các giải pháp khác để đánh giá rủi ro, bao gồm an toàn thông tin mạng trong doanh nghiệp
6 Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự
  • Khả năng áp dụng giải pháp chuyển đổi số trong quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự
  • Khả năng hỗ trợ từ bộ phận tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý trong quá trình chuyển đổi số.
7 Con người và tổ chức
  • Khả năng ứng biến linh hoạt với sự biến đổi môi trường kinh doanh
  • Năng lực thực hiện chuyển đổi số của đội ngũ nhân sự
  • Khả năng áp dụng giải pháp chuyển đổi số để kết nối các phòng ban liền mạch trong doanh nghiệp

2.2. Đối tượng, mục đích áp dụng 

Đối tượng tham gia đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc quy mô này.

Bộ chỉ số DBI sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự đánh giá mức độ sẵn sàng của mình. Từ đó xem xét các đề xuất, các chính sách hỗ trợ phù hợp với năng lực tiếp nhận của mình tại tại Điều 11, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ. Nghị định nêu rõ và hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.3. Cách thức xếp hạng 

Dựa vào kết quả thực hiện, đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được phân loại theo các cấp độ sau:

  • Cấp độ cơ bản: Doanh nghiệp chưa thiết lập mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số và chưa triển khai bất kỳ giải pháp chuyển đổi số nào. Có thể chỉ có một số quy trình nội bộ hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ được số hóa cơ bản.
  • Cấp độ đang phát triển: Doanh nghiệp đã xác định và ban hành mục tiêu chuyển đổi số. Một số cá nhân hoặc bộ phận quản lý đã nhận thức được vai trò của chuyển đổi số.
  • Cấp độ phát triển: Chuyển đổi số được tích hợp là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch triển khai chuyển đổi số đã được hình thành, nhưng việc đo lường và quản lý thực hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức và chưa đạt hiệu quả cao.
  • Cấp độ nâng cao: Chuyển đổi số đã được tích hợp vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở nhiều bộ phận vẫn gặp khó khăn.
  • Cấp độ dẫn đầu: Doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực đổi mới, là người tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số của ngành. Doanh nghiệp hướng tới trở thành một doanh nghiệp số, không ngừng đổi mới và phát triển thông qua việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh và quản trị mới.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

2.4. Cách thức tính điểm

Điểm của từng trụ cột được tính bằng giá trị trung bình của tổng giá trị các điểm số thành phần tương ứng với câu trả lời thuộc trụ cột đó. Như vậy, điểm đánh giá của doanh nghiệp được tính theo công thức sau đây:

công thức tính điểm DBI cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Công thức tính điểm DBI cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lưu ý, mục trọng số sẽ được áp dụng trên Cổng thông tin dbi.gov.vn theo từng thời điểm.

>> Đọc thêm: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

IV. Kết luận

Đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở giúp doanh nghiệp thấu hiểu giai đoạn hiện tại. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực con người, tài chính và công nghệ để thiết lập lộ trình chuyển đổi số phù hợp trong tương lai. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả