Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị 8 kỹ năng quản trị doanh nghiệp CEO bắt buộc phải có

Để điều hành doanh nghiệp hiệu quả thì lãnh đạo, nhà quản lý không thể thiếu những kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Bộ phận quản trị đóng vai trò “cốt cán” trong mỗi công ty. Vậy những phẩm chất, kỹ năng nào mà nhà quản trị cần có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp là gì?

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp là tổng hợp kinh nghiệm, khả năng, độ thành thạo trong công việc ở trong các hoàn cảnh hay điều kiện cụ thể. Những kỹ năng như: lãnh đạo, kết nối, ra quyết định, giải quyết vấn đề,… sẽ là những kỹ năng giúp nhà quản trị có thể thành công hơn trong sự nghiệp của mình.

Đối với các doanh nghiệp thì họ luôn tìm kiếm nhứng người có kỹ năng quản trị tốt. Bởi họ có thể kiểm soát tốt hoạt động của nhiều bộ phận để đem lại kết quả tốt nhất.

ký năng quản trị doanh nghiệp
Kỹ năng quản trị doanh nghiệp dành cho CEO

8 Kỹ năng quản trị doanh nghiệp mà CEO cần có

Dưới đây là 8 kỹ năng mà CEO nào cũng cần có để quản trị doanh nghiệp của mình một cách tốt nhất.

1. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

Lãnh đạo là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi quản trị doanh nghiệp. Thông thường trong một ngày các nhà quản trị cần phải xử lý rất nhiều công việc và việc theo dõi chúng cũng là một thách thức vô cùng lớn. Nhưng nếu có khả năng quản lý và lãnh đạo thì có thể giúp họ hoàn thành một cách hiệu quả.

Nếu có kỹ năng lãnh đạo tốt thì bạn sẽ biết làm thế nào để giải quyết vấn đề, nên giao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới như thế nào cho hiệu quả. Cùng với đó llaf thúc đẩy được tinh thần của nhân viên cấp dưới, không tạo cảm giác xa cách.

2. Khả năng tư duy và lập kế hoạch

Khả năng lên kế hoạch là kỹ năng mà nhà quản trị cần trau dồi. Bởi kỹ năng này giúp bạn đảm bảo dược rằng các công việc được hoàn thành một cách đúng hạn, phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Hãy đảm bảo rằng công việc của bạn được chia theo mức độ cần thiết. Nếu quan trọng thì làm trước, ít quan trọng thì làm sau.

kỹ năng lập kế hoạch

Để đảm bảo được khả năng lập kế hoạch và quản lý tốt nhất doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các phần mềm quản lý doanh nghiệp để đạt được những kết quả tốt nhất.

3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp là chìa khóa thành công trong bất kỳ mối quan hệ nào. Với tư cách là người đứng đầu thì lãnh đạo, CEO nhà quản lý cần học được cách để giao tiếp hiệu quả, nhằm phục vụ công việc sau này.

Trong mọi hoạt động hàng ngày, từ việc thúc đẩy đội ngũ nhân viên cho đến việc hoàn thành kịp thời các dự án, CEO đều phải có khả năng truyền đạt những gì họ nghĩ hoặc truyền tải những thông tin từ một người thứ 3 thành lời nói.

Theo một nghiên cứu của Navalent thì “Các giám đốc điều hành hàng đầu luôn minh bạch và rõ ràng trong mọi giao tiếp. Họ có khả năng truyền đạt góc nhìn cũng như kỳ vọng của mình bằng một ngôn ngữ cô đọng, trực tiếp và dễ hiểu, bởi phần lớn thời gian họ có đều được dùng để tạo dựng các mối quan hệ.”

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Thời gian là yếu tố mà bất kỳ ai muốn thành công thì đều phải kiểm soát nó một cách hiệu quả. Đặc biệt là khi là quản lý thì việc quản lý thời gian không còn là của riêng cá nhân nữa mà còn là cách quản lý thời gian của cả tập thể.

ký năng quản lý thời gian
Quản lý thời gian để đem lại hiệu quả tốt nhất trong công việc

Nếu bạn không quản lý thời gian một cách tốt nhất thì không những nó tiêu tốn  thời gian của cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tập thể và người khác. Vì thế mà trên cương vị lãnh đạo thì cần sắp xếp thời gian một cách thích hợp, xác định rõ công việc quan trọng cần làm tránh tình trạng quá tải, công việc chồng chéo lên nhau.

5. Kỹ năng nhân sự

Quản lý con người chưa bao giờ là đơn giản. Kỹ năng này gồm kiến thức của nhân sự, khả năng điều phối cũng như khả năng kết nối các các thành viên với nhau.

Thấu hiểu kịp thời là yếu tố được coi là “chìa khóa” để thúc đấy công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhân viên được làm đúng công việc phù hợp sẽ giúp họ phát huy hết khả năng, đóng góp thành tích tốt cho công ty. Ngược lại nếu nhân viên không được làm những công việc mình yêu thích sẽ dẫn tới sự chán nản khi làm việc, làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung.

6. Khả năng tự học

Một CEO phải có khả năng rút ra bài học từ những sai lầm trong quá khứ và từ đó rút kinh nghiệm cho tương lai. CEO cũng chỉ là là con người nên họ cũng có những lúc phạm phải sai sót, nhưng điều quan trọng là họ phải học hỏi được từ những sai sót ấy và không để cho chúng xảy ra lần thứ hai.

khả năng tự học
Khả năng tự học là một trong những kỹ năng cần thiết

Chẳng hạn khi có tình huống xấu xảy ra, nếu một CEO không có hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả thì họ nên bổ sung những thiếu sót để tránh lặp lại sai lầm trong trong tương lai, và đồng thời lập một kế hoạch với những phương án xử lý dự phòng dựa trên những sai lầm đầu tiên đó.

7. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Những cơ hội tuyệt vời và đôi khi không thể lường trước được thường đến từ việc chấp nhận rủi ro. Chấp nhận những rủi ro đã được tính toán trước cho thấy sự tự tin và giúp bạn có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài ba.

Thông thường, các quyết định rủi ro có thể đưa bạn vào một con đường mới nhưng cũng không kém phần quan trọng và hấp dẫn, bởi vì có thành công nào mà chẳng phải nếm mùi chông gai. Hơn nữa việc này còn giúp bạn rèn luyện ý chí, bởi vì một khi đã quyết định chấp nhận rủi ro nghĩa là bạn đã vượt qua được nỗi sợ thất bại của chính mình.

>> Xem Thêm: Bạn thuộc tuýp phong cách lãnh đạo nào?

8. Đào tạo nhân viên có hiệu quả

Là người đứng đầu một công ty, bạn phải tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh mang tính hợp tác. Không chỉ chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo của công ty, bạn còn phải chuẩn bị cho cả thế hệ tiếp theo trong ngành nghề mà bạn đang làm việc. Lúc này công việc của bạn là phải cung cấp cho nhân viên các công cụ cần thiết để thành công. Vì vậy, bạn phải có khả năng giảng dạy và đào tạo bằng cách truyền cảm hứng cho nhân viên để họ gặt hái được những thành công trong sự nghiệp, đồng nghĩa với việc đem lại thành công cho chính doanh nghiệp của mình.

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả với phần mềm Amis Công Việc

Phần mềm AMIS Công việc là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc quản trị doanh nghiệp của mình. Phần mềm giúp việc thực hiện phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

phần mềm quản lý công việc amis
Báo cáo của phần mềm quản lý công việc MISA AMIS

Đặc điểm nổi bật của AMIS Công Việc

  • Đầy đủ tính năng từ khởi tạo công việc, dự án mới, lên kế hoạch, chia việc, giám sát và theo sát tiến độ, ghi chú đánh giá kết quả dự án, thực hiện công việc mỗi ngày.
  • Gợi ý danh sách công việc lên theo tính cấp thiết, do người dùng thiết lập từ đầu khi khởi tạo.
  • Template giải pháp quản lý thời gian & công việc được thiết kế riêng cho các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
  • Bạn có thể kiểm soát từ xa vị trí làm việc của mọi người, nhân sự nhờ tính năng Check-in vị trí.
  • Sử dụng được trên hầu hết các thiết bị phổ biến (mobile, PC, laptop, tablet…) và thích hợp với nhiều hệ điều hành (Android, iOS, trình duyệt Web…)
  • Chi phí triển khai và sử dụng phần mềm hợp lý tùy theo quy mô doanh nghiệp. Phần mềm tính phí theo số người đăng ký sử dụng và dung lượng lựa chọn.
  • Hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình sử dụng (tổng đài chính sách hỗ trợ MISA Support, Website help.amis.vn, group cộng đồng trên Facebook…)
  • Có khả năng kết nối với các phần mềm khác trong nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS.
  • Mọi dữ liệu hoàn toàn được liên thông, kết nối, dữ liệu an toàn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01

Còn rất nhiều yếu tố và kỹ năng quản trị khác làm nên một CEO thành công, ví dụ như kinh nghiệm làm việc, nhưng những đặc điểm chính trên đây sẽ giúp bạn nổi bật hơn bạn mong đợi. Nếu bạn còn yếu ở bất kỳ đặc điểm nào nêu trên thì việc nghiên cứu các kỹ năng cải thiện bản thân, học hỏi từ các CEO khác hoặc có một cố vấn kinh doanh sẽ là những cách vô cùng hiệu quả để phát triển cá nhân một cách chuyên nghiệp nhất.

 2,603 

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]